LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

Một phần của tài liệu CẨM NANG PHÁP LUẬT DÀNH CHO THANH NIÊN (Trang 84)

Câu hỏi 63: Năm nay tôi 17 tuổi đang học lớp 11, vừa rồi tôi nhận được giấy đăng ký nghĩa vụ quân sự do Uỷ ban nhân dân phường gửi. Vì vậy, tôi muốn biết nam giới bao nhiêu tuổi thì được gọi nhập ngũ? Thời gian phục vụ trong quân đội là bao nhiêu năm?

Trả lời

Theo quy định tại các Điều 12, 14, 15, 16 Luật nghĩa vụ quân sự năm 1981 (được sửa đổi, bổ sung các năm 1990, 1994) thì:

- Công dân nam giới đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; lứa tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi.

- Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là hai năm. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật do Quân đội đào tạo, hạ sĩ quan và binh sĩ trên tầu hải quân là 03 năm.

Khi cần thiết, Bộ trưởng Bộ quốc phòng được quyền giữ hạ sĩ quan và binh sĩ phục vụ tại ngũ thêm một thời gian không quá sáu tháng so với thời hạn quy định.

- Việc tính thời điểm bắt đầu và kết thúc thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ do Bộ trưởng Bộ quốc phòng quy định. Nếu trong thời gian phục vụ tại ngũ mà vi phạm kỷ luật thì thời gian chịu kỷ luật ở đơn vị của quân đội và

Việc bạn nhận được giấy đăng ký nghĩa vụ quân sự chưa phải là bạn được gọi nhập ngũ mà đây là hình thức ban quân sự địa phương nắm được danh sách những người đủ tiêu chuẩn gọi nhập ngũ khi cần.

Câu hỏi 64: Khi nhận được giấy gọi nhập ngũ, người được gọi có nghĩa vụ gì?

Trả lời:

Khi nhận được lệnh gọi nhập ngũ, người được gọi nhập ngũ có nghĩa vụ phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ; nếu không thể đến đúng thời hạn thì phải có giấy chứng nhận của Uỷ ban nhân dân.

Người không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đã bị xử lý theo điểm 1 Điều 69 Luật nghĩa vụ quân sự năm 1981 (được sửa đổi, bổ sung các năm 1990, 1994), vẫn nằm trong diện được gọi nhập ngũ cho đến khi hết 35 tuổi.

Câu hỏi 65: Tôi vừa chuyển nhà đến nơi ở mới nhưng chưa kịp chuyển hộ khẩu, đã có giấy gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự. Vậy tôi phải đăng ký nghĩa vụ quân sự ở đâu? Các thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự như thế nào?

Trả lời:

Việc đăng ký quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ được tiến hành tại nơi họ cư trú theo hai cấp:

- Đăng ký ở xã, phường, thị trấn do Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn phụ trách;

- Đăng ký ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phụ trách.

Nếu người sẵn sàng nhập ngũ chuyển chỗ ở đến địa phương khác thì phải đến Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn và Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để xoá tên trong sổ đăng ký.

Khi đến nơi ở mới, trong thời hạn 07 ngày, phải đến Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn để ghi tên vào sổ đăng ký và trong thời hạn 10 ngày, phải đến Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để ghi tên vào sổ đăng ký.

Khi người sẵn sàng nhập ngũ có thay đổi về địa chỉ nơi làm việc hoặc nơi học tập, về chức vụ công tác, về trình độ văn hoá, thì trong thời hạn 10 ngày, phải đến Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn để đăng ký bổ sung.

Trường hợp của bạn đã chuyển chỗ ở đến địa phương khác thì phải đến Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn và Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (nơi ở cũ) để xóa tên trong sổ đăng ký và phải đến Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn để ghi tên vào sổ đăng ký và trong thời hạn 10 ngày, phải đến Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (thuộc nơi ở mới) để ghi tên vào sổ đăng ký.

Câu hỏi 66: Tôi năm nay đã đủ 18 tuổi, vừa thi đỗ vào trường đại học đã có giấy gọi nhập học, đồng thời, Uỷ ban nhân dân địa phương cũng gửi lệnh gọi nhập ngũ. Tôi có được hoãn nhập ngũ trong thời gian đi học không? Những trường hợp nào được hoãn gọi nghĩa vụ quân sự hay được miễn nghĩa vụ quân sự trong thời bình ?

Trả lời:

Điều 29 Luật nghĩa vụ quân sự năm 1981 (được sửa đổi, bổ sung các năm 1990, 1994) quy định về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình như sau:

- Tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với:

+ Người chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ;

+ Người là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động;

+ Người có anh, chị hoặc em ruột trong cùng một hộ gia đình là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ;

+ Giáo viên, nhân viên y tế, thanh niên xung phong đang làm việc ở vùng cao có nhiều khó khăn, vùng sâu, biên giới, hải đảo xa xôi do Chính phủ quy định; cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước thuộc các ngành khác và cán bộ các tổ chức chính trị, xã hội được điều động đến làm việc ở những vùng nói trên;

+ Người đang nghiên cứu công trình khoa học cấp Nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận;

+ Người đang học ở các trường phổ thông, trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học do Chính phủ quy định; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Người đi xây dựng vùng kinh tế mới trong 3 năm đầu.

Hàng năm, những người nói trên đây phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ, hết 27 tuổi mà vẫn không được gọi nhập ngũ thì chuyển sang ngạch dự bị.

- Miễn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với:

+ Con của liệt sĩ, con của thương binh, bệnh binh hạng một có thương tật, bệnh tật đặc biệt nặng;

+ Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ;

+ Một con trai của thương binh hạng một, hạng hai và bệnh binh hạng một; + Thanh niên xung phong, cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước, cán bộ các tổ chức chính trị, xã hội đã phục vụ từ 24 tháng trở lên ở vùng cao có nhiều khó khăn, vùng sâu, biên giới, hải đảo xa xôi do Chính phủ quy định.

Căn cứ vào điểm e khoản 1 Điều 29 nêu trên, bạn được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian học.

Câu hỏi 67: Thế nào là tội đào ngũ? Người phạm tội đào ngũ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Đào ngũ là hành vi rời bỏ đơn vị quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ phục vụ trong quân đội.

Theo quy định tại Điều 325 Bộ luật Hình sự năm 1999: Người phạm tội đào ngũ là người rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc trong thời chiến. Người phạm tội đào ngũ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 03 năm đến 08 năm:

- Là chỉ huy hoặc sĩ quan; - Lôi kéo người khác phạm tội;

- Mang theo, vứt bỏ vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng;

- Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Câu hỏi 68: Thế nào là tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 259 Bộ luật Hình sự năm 1999 về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự, thì:

Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì phạm tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự và bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

- Tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của mình; - Phạm tội trong thời chiến;

- Lôi kéo người khác phạm tội.

Câu hỏi 69: Thế nào là tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì: người nào là quân nhân dự bị mà không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ trong trường hợp có lệnh tổng động viên, lệnh động viên cục bộ, có chiến tranh hoặc có nhu cầu tăng cường cho

quyền lãnh thổ, thì bị coi là phạm tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ. Người phạm tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

- Tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của mình; - Lôi kéo người khác phạm tội.

MỤC LỤC

Trang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chú dẫn của Nhà xuất bản 3

I. PHÁP LUẬT DÂN SỰ 4

Câu hỏi 1: Một người bị kẻ xấu ghép hình ảnh của người đó với

người khác rồi đưa lên mạng nhằm phá hoại hạnh phúc của gia đình họ. Hành vi của người này có vi phạm pháp luật không? Pháp luật quy định cá nhân có những quyền nhân thân nào? Việc bảo vệ quyền nhân thân được quy định như thế nào?

4

Câu hỏi 2: Pháp luật quy định quyền sở hữu được xác lập và

chấm dứt trong những trường hợp nào? Trường hợp môt người nhặt được một vật do người khác bỏ quên mà tôi không biết địa chỉ của người đó thì vật đó có đương nhiên thuộc quyền sở hữu của người nhặt được hay không?

5

Câu hỏi 3: Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền đăng ký kết hôn? Khi đăng ký kết hôn cần phải có những giấy tờ gì?

7

Câu hỏi 4: Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký khai sinh được quy định như thế nào?

9

Câu hỏi 5: Thủ tục đăng ký việc thay đổi họ, tên, chữ đệm; cải

chính họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; xác định lại dân tộc?

11

Câu hỏi 6: Giao dịch dân sự là gì? Giao dịch dân sự gồm những

hình thức nào? Để giao dịch dân sự có có hiệu lực cần những điều kiện nào?

14

Câu hỏi 7: Nghĩa vụ dân sự là gì? Căn cứ phát sinh, chấm dứt nghĩa vụ dân sự?

14

Câu hỏi 8: Anh K bán một căn nhà cấp 4 diện tích 35 m2 trên

diện tích 60 m5 đất thổ cư( đã được cấp sổ đỏ). Bên mua yêu cầu làm hợp đồng dân sự có công chứng hẳn hoi. Anh K nói không biết hợp đồng dân sự là gì cả nên cho rằng chẳng cần hợp đồng gì hết cho lôi thôi, cứ thỏa thuận việc giao tiền, giao nhà là xong.

Vậy hợp đồng dân sự là gì? gồm những hình thức nào? Nội dung chủ yếu của hợp đồng dân sự là gì? Anh K nói vậy có đúng không?

Câu hỏi 9: Cày xong thửa ruộng, anh Q vào nhà bạn chơi, định uống chén nước xong ra ngay. Thế nhưng vui chuyện cùng bạn nên anh quên buộc trâu, để trâu ăn mất gần 100 m2 ngô đang kỳ trổ bông của bà Đ. Bà Đ bắt anh Q phải đền toàn bộ thiệt hại cho bà (ước tính khoảng 350.000 đồng). Anh chỉ chịu đền một nửa vì cho rằng anh không cố ý. Chẳng qua là anh quên buộc trâu thôi. Trong trường hợp này, anh Q có phải đền bù toàn bộ thiệt hại cho bà Đ không?

17

Câu hỏi 10: Hai con trai ông B là N (13 tuổi) và T (12 tuổi) chơi

đuổi bắt. Chẳng may chúng xô đổ xe máy anh V (dựng cạnh đường), làm vỡ yếm, vỡ gương xe máy. Anh V phải thay yếm và gương hết 426.000 đồng. Tuy xót của nhưng nghĩ tình hàng xóm, láng giềng nên anh V chỉ yêu cầu ông B bồi thường cho gần một nửa số tiền thay thế các phụ tùng trên 200.000 đồng). Ông B cho rằng con làm con chịu, cha làm cha chịu và kiên quyết không chịu bồi thường cho anh V. Trong trường hợp này, ông B có phải bồi thường không?

18

II. LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 20

Câu hỏi 11: Năm nay tôi 18 tuổi, tôi yêu anh H cùng thôn và cùng làm ở Đội sản xuất. Tháng trước, anh H đã tổ chức sinh nhật 19 tuổi. Chúng tôi định tổ chức kết hôn sau khi anh H đã qua tuổi 19 và trước khi lên đường nhập ngũ nhưng mọi người nói anh H chưa đủ tuổi kết hôn theo luật định. Vậy Luật hôn nhân và gia đình quy định điều kiện kết hôn như thế nào? Chúng tôi có đủ điều kiện về tuổi kết hôn không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

20

Câu hỏi 12: Việc tổ chức lễ cưới công khai ở gia đình, có đông

đủ họ hàng, bạn bè đến dự và chứng kiến nhưng không đăng ký kết hôn ở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thì có giá trị pháp lý không ?

21

Câu hỏi 13: Anh B có vợ và 2 con ở quê, anh công tác ở thành

phố yêu một cô gái mới ra trường làm cùng cơ quan, hai người sống với nhau như vợ chồng, mặc dù mọi người trong cơ quan đã nhắc nhở nhưng anh B nói anh không bỏ vợ con, quan hệ giữa anh và cô gái kia chỉ quan hệ bạn bè thân thích, còn cô gái kia thì yêu anh B thật sự, cô hy

vọng anh B sẽ vì cô mà ly hôn với vợ ở quê…Vậy, trường hợp của anh B và cô gái kia có vi phạm chế độ một vợ, một chồng không? Pháp luật quy định xử lý tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như thế nào?

Câu hỏi 14: Tảo hôn là gì? Tảo hôn và tổ chức tảo hôn bị pháp luật xử lý như thế nào?

23

Câu hỏi 15: Hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình thì bị xử lý như thế nào?

23

III. PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG MA TUÝ, MẠI DÂM, HIV/AIDS MA TUÝ, MẠI DÂM, HIV/AIDS

24

1. Phòng, chống ma tuý 24

Câu hỏi 16: Xin cho biết những hành vi nào liên quan đến ma tuý

bị nghiêm cấm?

24

Câu hỏi 17: Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, tổ chức trong đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma tuý được pháp luật quy định như thế nào?

26

Câu hỏi 18: Những đối tượng nghiện ma tuý nào bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc? Trình tự, thủ tục và thời gian cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc được pháp luật quy định như thế nào?

29

Câu hỏi 19: Chúng tôi rất đau lòng khi vừa phát hiện ra con trai

mình đã nghiện ma tuý. Xin hỏi con trai chúng tôi có được phép cai nghiện tại gia đình và cộng đồng không? Muốn được cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng thì người nghiện và gia đình có người nghiện cần tiến hành những thủ tục gì?

31

Câu hỏi 20: Chế độ khen thưởng đối với người có thành tích

trong phòng, chống ma tuý được quy định như thế nào?

34

Câu hỏi 21: Thế nào là hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý? Hành vi đó có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

35

được một thời gian B lại quay lại con đường cũ, tổ chức hút, hít tại nhà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu CẨM NANG PHÁP LUẬT DÀNH CHO THANH NIÊN (Trang 84)