LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Một phần của tài liệu CẨM NANG PHÁP LUẬT DÀNH CHO THANH NIÊN (Trang 76)

Câu hỏi 54: Để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, pháp luật quy định các hành vi nào bị nghiêm cấm?

Trả lời:

Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2001 quy định nghiêm cấm các hành vi sau đây:

- Phá hoại công trình đường bộ.

- Đào, khoan, xẻ, mở đường trái phép; đặt, để các chướng ngại vật trái phép trên đường; mở đường trái phép; lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch các công trình báo hiệu đường bộ.

- Sử dụng lòng đường, hè phố trái phép.

- Đưa xe cơ giới không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật vào hoạt động trên đường bộ.

- Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.

- Đua xe, tổ chức đua xe trái phép. - Người lái xe sử dụng chất ma tuý.

- Người lái xe đang điều khiển xe trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1 lít khí thở hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.

- Người điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định. - Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định.

- Bấm còi và rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.

- Vận chuyển trái phép hàng nguy hiểm hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm.

- Chuyển tải hoặc các thủ đoạn khác để trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá khổ.

- Người gây tai nạn rồi bỏ trốn để trốn tránh trách nhiệm.

- Người có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông. - Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

- Các hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Câu hỏi 55: Để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ pháp luật yêu cầu mỗi người phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy tắc chung nào khi tham gia giao thông?

Trả lời:

Luật Giao thông đường bộ quy định các quy tắc chung để mọi đối tượng thực hiện khi tham gia giao thông là:

- Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

- Xe ôtô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ôtô phải thắt dây an toàn.

Câu hỏi 56: Luật Giao thông đường bộ yêu cầu người tham gia giao thông phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. Vậy hệ thống báo hiệu đường bộ là gì?

Trả lời: Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2001 quy định hệ thống

báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn.

- Hiệu lệnh của cảnh sát điều khiển giao thông:

+ Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông phải dừng lại;

+ Hai tay hoặc một tay giang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi thẳng và rẽ phải;

+ Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

- Đèn tín hiệu giao thông có 03 màu, ý nghĩa từng màu như sau: + Tín hiệu xanh là được đi;

+ Tín hiệu đỏ là cấm đi;

+ Tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu. Khi đèn vàng bật sáng người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp;

+ Tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng cần chú ý.

- Biển báo hiệu đường bộ gồm 5 nhóm, ý nghĩa của từng nhóm như sau: + Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;

+ Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra; + Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;

+ Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;

+ Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

- Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.

+ Hàng rào chắn được đặt ở nơi nền đường bị thắt hẹp, ở đầu cầu, đầu cống, ở đầu các đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại.

Với hệ thống báo hiệu đường bộ nêu trên, theo Điều 11 của Luật Giao thông đường bộ hiện hành, người tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Tại nơi có biển báo cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.

Câu hỏi 57: Hai anh M và N điều khiển xe môtô 2 bánh với tốc độ rất nhanh và còn lạng lách, đánh võng trên đường trong thành phố, cảnh sát giao thông đã tuýt còi ra lệnh dừng lại, nhưng họ vẫn phóng xe, đến gần ngã tư có đèn đỏ họ mới chịu dừng lại. Cảnh sát giao thông đã xử phạt mỗi người 4.100.000 đồng. Như vậy có đúng không?

Trả lời:

Anh M và N điều khiển xe môtô 2 bánh trên đường bộ trong thành phố với tốc độ nhanh và còn lạng lách, đánh võng gây nguy hiểm cho người cùng tham gia giao thông là đã vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Theo quy định tại Điều 10 của Nghị định số 15/2003/NĐ-CP ngày 19/02/2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, 2 anh này phải bị xử phạt hành chính. Mức phạt quy định tại Khoản 8 Điều 10 của Nghị định này là “Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng”. Như vậy, cảnh sát giao thông xử phạt mỗi người 4.000.000 đồng là đúng. Ngoài ra, việc 2 anh không chấp hành hiệu lệnh dừng lại của cảnh sát giao thông là đã vi phạm Mục a Khoản 2 Điều 11 của Nghị định này nên còn bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.

Theo nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Nghị định số 15/2003/NĐ-CP của Chính phủ thì anh M và N phải bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nếu hình thức xử phạt là phạt tiền thì được cộng lại thành mức phạt chung và chỉ ra một quyết định xử phạt. Như

vậy, việc anh M và N đều bị xử phạt về 2 hành vi nêu trên với hình thức phạt tiền: mỗi người 4.100.000 đồng là đúng theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 58: Anh A, anh B và chị C đi dàn hàng ngang 3 xe máy phân khối lớn trên đường đang đông người, xe đi lại và phóng với tốc độ rất nhanh, đến ngã tư đã đâm mạnh vào một số xe máy đang dừng đèn đỏ. Anh A và 2 người khác bị thương nặng phải vào cấp cứu ở Bệnh viện. Như vậy anh A, anh B và chị C phạm tội gì?

Trả lời:

Anh A, anh B, chị C đi dàn hàng ngang 3 xe máy phân khối lớn là vi phạm điều cấm của Luật Giao thông đường bộ hiện hành, khoản 3 Điều 28 Luật Giao thông đường bộ quy định: cấm người đang điều khiển xe môtô 2 bánh… đi xe dàn hàng ngang. Cả 3 người lại điều khiển xe máy với tốc độ rất nhanh đã vi phạm Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ về các hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể là cấm đua xe, tổ chức đua xe trái phép; điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định... Như vậy, anh A, anh B và chị C đã vi phạm những điều cấm của Luật Giao thông đường bộ, gây thương tích nặng cho 2 người, gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe và tài sản của người khác.

Điều 202 của Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.

Như vậy, anh A, anh B và chị C đã vi phạm Luật giao thông đường bộ năm 2001 đồng thời phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự năm 1999. Họ sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật trên.

Câu hỏi 59: Đường bộ liên tỉnh từ tỉnh A đi tỉnh B hàng ngày tấp nập các phương tiện xe cộ đi lại, giao thông luôn thông suốt. Nhưng sáng nay bỗng nhiên ùn tắc suốt 2 giờ đồng hồ ở thị trấn T. Mọi người sốt ruột hỏi nhau mới vỡ lẽ: Ông K đã đào trái phép một rãnh sâu hơn 50 cm qua đường để dẫn nước. Sáng sớm hôm nay, một chiếc xe tải chở đầy xi măng đã đâm vào rãnh bị mắc

nặng và một số khác bị thương nhẹ, đồng thời khiến cho cả đoạn đường này ùn tắc giao thông. Vậy hành vi đào đường của ông K có phạm tội không và bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Luật Giao thông đường bộ năm 2001 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 8, trong đó có hành vi đào, khoan, xẻ, mở đường trái phép,... Bộ luật Hình sự năm 1999 cũng quy định tội cản trở giao thông đường bộ tại Điều 203, theo đó, tội đào, khoan, xẻ, trái phép các công trình giao thông đường bộ mà gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ 05 tiệu đồng đến 30 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Như vậy, ông K đã vi phạm Luật giao thông đường bộ năm 2001, phạm tội cản trở giao thông đường bộ và sẽ bị phạt theo quy định của Điều 203 của Bộ luật Hình sự nêu trên.

Câu hỏi 60: Ông A là giám đốc Công ty dịch vụ vận tải X do hàng hóa về nhiều nên đã điều động anh T lái xe tải không bảo đảm an toàn kỹ thuật, đang chờ đại tu nhiều tháng nay. Ngay trong lần vận chuyển đầu tiên, do phanh bị mòn, anh T đã không làm chủ được tốc độ và đâm vào một xe ôtô con đỗ phía trước, anh T bị thương và cả 2 xe bị hỏng nặng. Hỏi ông A có phạm tội không?

Trả lời:

Bộ luật Hình sự năm 1999 đã quy định tại Điều 204 về tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không đảm bảo an toàn như sau: Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường bộ rõ ràng không đảm bảo an toàn kỹ thuật gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác thì bị phạt từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

Như vậy, ông A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn quy định tại Điều 204 của Bộ luật Hình sự năm 1999.

Câu hỏi 61: Ông M đã đứng ra tổ chức cho thanh niên xóm tôi đua xe máy vào buổi đêm ảnh hưởng đến an ninh trật tự của khu phố và tổ chức cá cược đối với kết quả cuộc đua. Hành vi của ông M sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?

Trả lời:

Điều 206 của Bộ luật hình sự năm 1999 quy định:

- Người nào tổ chức trái phép việc đua xe ôtô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

+ Tổ chức đua xe có quy mô lớn; + Tổ chức cá cược;

+ Tổ chức việc chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;

+ Tổ chức đua xe nơi tập trung đông dân cư;

+ Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;

+ Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác;

+ Tái phạm về tội này hoặc tội đua xe trái phép.

- Phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.

- Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Như vậy, Ông M có hành vi tổ chức đua xe trái phép đồng thời lại tổ chức cá cược đối với việc đua xe nên ông M sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản

2 Điều 206 của Bộ luật hình sự năm 1999 với mức phạt tù từ ba năm đến mười năm và còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

Câu hỏi 62: A và B là sinh viên trường Đại học K, trên đường từ Hà Nội về quê ăn tết đã rủ nhau đua xe máy. Do không làm chủ được tốc độ nên A đã đâm vào em T đang trên đường đi học về làm em T bị gãy chân. Hành vi của A và B sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Điều 207 của Bộ luật hình sự năm 1999 quy định:

- Người nào đua trái phép xe ôtô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm

Một phần của tài liệu CẨM NANG PHÁP LUẬT DÀNH CHO THANH NIÊN (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w