M Ở ĐẦU
2.3.2. Xác định độ nhớt của dung dịch phủ bằng phễu chảy
2.3.2.1. Khái niệm chung
Ph-ơng pháp xác định: thời gian chảy nhớt quy -ớc là khoảng thời gian tính bằng giây trôi qua từ thời điểm khi mẫu kiểm tra bắt đầu chảy ra tử lỗ của phễu đã đ-ợc đổ đầy mẫu đến thời điểm khi dòng chảy bị đứt.
Trong luận văn này, độ nhớt đ-ợc xác định bằng phễu BZ4 ở 25 oC, trong đó, thời gian dòng sơn bị đứt kể từ khi chảy qua phễu đ-ợc tính bằng giây.
2.3.2.2. Dụng cụ đo
Phễu chảy BZ4 có hình dáng nh- hình 2.4 a. Kích th-ớc của đ-ờng kính trong của lỗ chảy rất quan trọng vì thời gian chảy tỉ lệ nghịch với bậc bốn của kích th-ớc này. Phễu chảy đ-ợc làm bằng hợp kim đồng.
a) b)
Trang 37
2.3.2.3. Cách tiến hành ● Tạo mẫu đo độ nhớt: Tiến hành với 2 loại mẫu:
- Mẫu 1: tỷ lệ nhựa/dung môi = 4/3. Cân 80 gam nhựa epoxy; 8,73 gam chất đóng rắn và 60 gam axeton, sau đó khuấy đều trong khoảng 30 phút rồi tiến hành đo độ nhớt.
- Mẫu 2: tỷ lệ nhựa/dung môi = 2/1. Cân 60 gam nhựa epoxy; 6,75 gam chất đóng rắn và 30 gam axeton, sau đó khuấy đều trong khoảng 30 phút rồi tiến hành đo độ nhớt.
● Tiến hành đo độ nhớt
- Hỗn hợp để thử nghiệm phải tránh đ-ợc sự có mặt của các bọt không khí và nhiệt độ mẫu ở nhiệt độ phòng 25oC.
- Chuẩn bị phễu chảy: Đặt phễu lên giá đỡ và sử dụng ống thăng bằng điều chỉnh vít thăng bằng sao cho mép trên phễu nằm ở mặt phẳng ngang.
- Đổ mẫu vào phễu: Bịt lỗ phễu bằng ngón tay, rót từ từ mẫu vào phễu để tránh tạo bọt khí sao cho mẫu chảy tràn qua mép phễu một ít. Dùng một tấm kính hay đũa gạt, gạt qua mép phễu sao cho chiều cao của mẫu bằng đỉnh mép phễu.
- Đo thời gian chảy: Đặt một cốc hứng có thể tích lớn hơn 100 ml d-ới phễu. Buông ngón tay khỏi lỗ, đồng thời bắt đầu tính thời gian cho đến khi dòng chảy của mẫu chảy đứt. Ghi lại thời gian chính xác đến 0,5s.
● Kết quả
Mẫu 1: thời gian chảy đứt là 19s. Mẫu 2: thời gian chảy đứt là 29s.
Trong các thử nghiệm sau này sẽ lựa chọn các dung dịch phủ có tỉ lệ về khối l-ợng của nhựa epoxy và dung môi là 4:3 (mẫu loại 1).
Trang 38