của vật liệu
Cấu trúc hình thái của vật liệu cao su được gia cường với 30 pkl khoáng sericit đã được khảo sát bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM) trên bề mặt gẫy của mẫu đo. Hình biểu diễn ảnh SEM bề mặt gẫy của vật liệu CSTN có chứa sericit chưa biến đổi bề mặt.
Hình 3.8: Ảnh SEM mẫu CSTN có sericit ban đầu
Sericit có cấu trúc dạng hình vảy ngay cả khi có kích thước rất nhỏ 5-10 m, chúng tồn tại tương đối độc lập, không thấy có liên kết với CSTN.
Các phiến sericit được biến đổi bề mặt bằng loại aminsilan (hình 3.9) đã phân bố trong CSTN đều đặn hơn và không thấy tách pha mạnh như các mẫu có sericit nguyên thủy. Tương tác pha giữa sericit biến tính với CSTN tốt hơn nhờ các nhóm chức trên bề mặt sericit làm cho sức căng bề mặt giữa 2 pha giảm.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nguyễn Việt Dũng
Hình 3.9: Ảnh SEM mẫu cao su có sericit S1A4
Cũng giống như trường hợp Sericit được biến đổi bề mặt bằng 3-APTMS, sericit biến tính với VTMS S1V (hình 3.10) đã phân bố trong CSTN đều đặn hơn và không thấy tách pha mạnh như các mẫu có sericit chưa biến đổi bề mặt. Tương tác pha giữa sericit S1V với CSTN tốt hơn nhờ có tác nhân ghép nối VTMS trên bề mặt sericit làm cho sức căng bề mặt giữa 2 pha giảm.
Hình 3.10: Ảnh SEM mẫu cao su có S1V4
Nhận xét
Sericit là loại bột khoáng có cấu trúc vảy với nhiều tính chất quí, được nghiên cứu gia cường cho CSTN. Cần phải biến đổi bề mặt của sericit để tăng khả năng
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nguyễn Việt Dũng
trộn hợp, tương tác pha và tính chất của vật liệu. Sericit đã giúp cho hỗn hợp CSTN/sericit linh động hơn trong quá trình lưu hóa và thời gian lưu hóa được giảm thiểu.
Sericit được biến đổi bề mặt bằng aminsilan có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu hóa của CSTN. Thực nghiệm cho thấy, tổ hợp CSTN chứa sericit biến tính bằng aminsilan có tính chất tốt hơn nhất khi sử dụng 20% sericit.
Sericit biến đổi bằng VTMS có khả năng gia cường tính chất cơ, độ cách điện và độ bền nhiệt cho vật liệu CSTN. Với 30 pkl sericit biến đổi bằng VTMS, vật liệu CSTN/sericit đã có độ bền kéo đứt tăng hơn 2,5 lần, điện áp đánh thủng đạt giá trị lớn hơn 180 kVcm-1
, độ bền nhiệt tăng 24°C.
Tương tác pha giữa CSTN với sericit đã biến đổi bề mặt tốt hơn so với trường hợp chưa được biến đổi bề mặt. Các tác nhân silan làm cho chúng phân bố đều đặn hơn dẫn đến gia tăng các tính chất của vật liệu.