DẠ DÀY, UNG THƢ TỤY, UNG THƢ MẬT
Trong 68 loài cây chữa bệnh ung thư ở huyện Bình Minh, có 12 loài cây thuộc 10 họ thực vật với 20 bài thuốc có tác dụng phòng và chữa bệnh ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư tụy, ung thư mật.
Bảng 7: Phân loại, bộ phận dùng của 13 loài cây có tác dụng phòng và chữa bệnh ung thƣ thực quản, ung thƣ dạ dày, ung thƣ tụy, ung thƣ mật
STT Tên cây Tên khoa học Họ Bộ phận
dùng Phòng và trị
1 Rau rút Neptunia oleracea
Lour. Fabaceae Toàn thân
Ung thư dạ dày 2 Quýt Citrus reticulata
Blanco. Rutaceae Quả, lá
3 Khổ qua Momordica charantia
L. Cucurbitaceae
Hoa, quả, rễ
4 Dưa bở Cucumis melo L. Cucurbitaceae Quả, hạt Ung thư tụy, ung thư dạ dày 5 Cải bắp Brassica oleraceae L.
6 Cau Area catechu L. Arecaceae Hạt, vỏ quả
Ung thư tụy 7 Khoai
môn Alocasia indica Schott. Araceae Củ, lá 8 Đậu trắng Vigna unguiculata L. Fabaceae Hạt 9 Củ mài Dioscorea persimilis
Prain. et burk. Dioscoreaceae Củ Ung thư tụy, ung thư mật
10 Dưa
chuột Cucumis sativus L. Cucurbitacea Quả
Ung thư tụy, ung thư tiền liệt tuyến 11 Dứa Ananas comosus L. Bromeliacea Rễ, quả Ung thư dạ dày, ung
thư tiền liệt tuyến 12 Kiệu Allium chinense G.
Don. Alliaceae Toàn thân Ung thư thực quản
4.1. Rau rút (Neptunia oleracea Lour.), họ Đậu (Fabaceae)
Còn gọi là Quỳ nước.
4.1.1. Mô tả:
Loại rau nổi ngang mặt nước. Quanh thân có phao xốp màu trắng. Lá kép lông chim 2 lần. Hoa họp thành đầu, màu vàng. Quả chứa 6 hạt dẹt, nhẵn. [Chi, 1996].
4.1.2. Bộ phận dùng: Toàn thân.
4.1.3. Tính vị tác dụng:
Vị ngọt, tính mát, có tác dụng nhuận tràng, mát gan, giải nóng nhiệt,…
4.1.4. Công dụng:
Qua nghiên cứu hiện đại, rau rút có khả năng chống di căn ung thư. Theo báo cáo trong sách phòng chống ung thư xuất bản năm 1977, chuyên gia Nhật Bản đã chứng minh rau rút có khả năng điều trị ung thư dạ dày.
4.2. Quýt (Citrus reticulata Blanco.), họ Cam (Rutaceae)
4.2.1. Mô tả:
Một cây nhỏ, lá mọc so le, đơn, mép có răng cưa, vỏ có mùi thơm đặc biệt. Hoa nhỏ màu trắng, mọc đơn độc ở kẻ lá. Quả hình cầu 2 đầu dẹt, màu vàng cam hay vàng đỏ, vỏ mỏng nhẵn hay hơi sần sùi, dễ bóc, mùi thơm ngon, nhiều hạt [Lợi, 2003].
4.2.2. Bộ phận dùng: Quả, lá [Chi, 1996]. - Vỏ quả quýt - Trần bì.
- Vỏ quả còn xanh - Thanh bì. - Hạt quýt - Quất hạch.
4.2.3. Thành phần hóa học:
Trong vỏ có 2 loại dầu. Thành phần chính trong dầu là d và dl-limonen 78,5% d và dl limonene 2,5% và linalool 15,4%.
Dịch quả chứa đường và acid amin tự do, acid citric, vitamin C, caroten. Lá cũng chứa tinh dầu.
4.2.4. Tính vị, tác dụng:
Quả quýt vị chua, ngọt, tính mát, có tác dụng giải khát, mát phổi, trừ đờm,… Vỏ quýt xanh vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng hành khí, giảm đau, tăng tiêu hóa.
4.2.5. Công dụng:
Quả chứa nhiều vitamin C, lá chứa nhiều tinh dầu có tác dụng kháng ung thư mạnh. Chủ trị ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư đường ruột, ung thư gan, ung buồng trứng…[Bảy, 2004; Chiêu và Hải, 1999; Dục, 2004].
4.2.6. Bài thuốc: [Chiêu và Hải, 1999].
* Cháo Sơn tra, Trần bì, Thanh yên: Sơn tra tươi 15g, Trần bì 10g, Thanh yên 6g, Gạo tẻ 60g, Lá sen 6g, đường phèn 15g.
Công dụng: Ung thư dạ dày sau khi phẩu thuật hoặc trong thời gian hóa liệu, phóng liệu, bụng trướng, chán ăn.
* Canh Hoàng kỳ, Sâm, sườn lợn: Sâm cao ly 10g, Hoàng kỳ 10g, Đảng dâm 18g, Sơn dược 18g, Câu kỷ tử 15g, Đương qui 10g, Trần bì 5g. Thịt quả nhãn 15g, sườn lợn 300g, bột hồ tiêu, muối ăn mỗi thứ một lượng vừa phải.
Công dụng: Phòng trị ung thư buồng trứng.
* Gà ngũ quân tử: Gà hạng 1 con, Đảng sâm 10g, Bạch truật 10g, Vân linh 10g, Đại táo 10g, Trần bì 5g, Gừng thái lát, dầu ăn, muối ăn, mì chính mỗi thứ một lượng vừa phải.
Công dụng: Phòng trị ung thư tử cung. Thích hợp sau khi trị bằng hóa liệu, phóng liệu.
4.3. Khổ qua (Momordica charantia L.), họ Bầu bí (Cucurbitaceae)
Còn gọi là Mướp đắng, Cẩm lệ chi, Lại bồ đào, Hồng cô nương, Lương qua, Mướp mủ, Chua hao.
4.3.1. Mô tả:
Dây leo bằng tua cuốn. Thân có cạnh, lá mọc so le, chia 5-7 thùy mép khía răng, gân lá có lông ngắn. Hoa đực và hoa cái mọc riêng lẻ ở nách lá, có cuống dài, cánh hoa màu vàng nhạt. Quả hình thoi dài, mặt ngoài có nhiều u lồi, khi chín màu vàng hồng, hạt dẹp có màng đỏ bao quanh.
4.3.2. Bộ phận dùng: Quả, hoa, rễ.
Trong quả có tinh dầu rất thơm, glucosid, saponin và alcallood momordicin, còn có các vitamin B1, C, caroten, adenin, betain. Hạt chứa dầu và chất đắng. Trong quả còn có các enzym tiêu protein.
4.3.4. Tính vị, tác dụng:
Quả có vị hơi đắng, tính hàn, không độc, lúc còn xanh có tác dụng giải nhiệt, tiêu đờm,… khi chín có tính bổ thận, kiện tỳ, dưỡng huyết.
4.3.5. Công dụng:
Quả chứa vitamin C, caroten, có tác dụng phòng chống ung thư [Chiêu, 1999, Dục, 2004, Ban].
4.3.6. Bài thuốc:
* Mướp đắng hầm với canh gà: Mướp đắng 250gr, Cánh gà 2 cái, Nước gừng, rượu, mì chính, đường, muối ăn, Tinh bột, Tỏi băm, Đậu xị, Ớt đỏ thái sợi, Hành, dầu thực vật mỗi thứ một lượng vừa phải.
Công dụng: Phòng ung thư dạ dày.
* Canh Khổ qua, bong bóng cá, sườn lợn: Mướp đắng 250gr, sườn lợn 1000gr, Bong bóng cá, dầu ăn 100gr, Gừng tươi 30gr, nấm hương 30gr, giấm, đường, muối ăn mỗi thứ một lượng vừa phải.
Công dụng: Thích hợp với trị liệu bổ trợ, bồi bổ khí huyết, thanh nhiệt cho những người bị ung thư dạ dày.
* Canh thịt lợn mướp đắng: Mướp đắng 250gr, thịt lợn nạc 300gr, Gừng tươi 60gr, Nấm hương 5 cái, dầu ăn, giấm, muối ăn mỗi thứ một lượng vừa phải.
Công dụng: Phòng, trị ung thư dạ dày sau phẩu thuật, hoặc trong thời gian hóa liệu, phóng liệu.
4.4. Dƣa gang (Cucumis melo L.), họ Bầu bí (Cucurbitaceae)
Còn gọi là Dưa nứt, Dưa bở, Dưa hồng.
4.4.1. Mô tả:
Cây thảo sống hàng năm, thân mọc bò, phủ lông ngắn tua cuốn đơn. Lá đơn, hình tim ở gốc, gần hình tròn hoặc hình thận, 2 mặt lá có lông mềm. Cuống lá có lông ngắn cứng. Hoa màu vàng hoa đực xếp thành bó, hoa cái mọc riêng lẻ. Quả có nhiều hình dạng khác nhau, phần nhiều có vỏ vàng sọc xanh, nhẵn bóng, thịt màu vàng ngà, bở, mềm, mùi thơm. Ruột quả có nước dịch màu vàng, vị ngọt mát.
4.4.2. Bộ phận dùng: Quả và hạt, hạt thường gọi là điềm qua tử.
Quả dưa có 95% nước; 0,6% protid; 0,11% lipid; 3,72% glucid; 0,33% cellulose; 0,1% tro. Vitamin A (25 – 30.000 đơn vị), B (00,03mg), C (1,5 – 2mg), licopen, các chất khoáng P, Ca, Fe. Hạt chứa globulin, glutein, đường galactose và nhiều chất béo [Chi, 1996].
4.4.4. Tính vị, tác dụng:
Hạt dưa có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tán kết tiêu ứ, thanh phế, nhuận tràng. Quả dưa có vị ngọt, tính trơn lạnh, hơi độc, có tác dụng giải khát.
4.4.5. Công dụng:
Quả dưa giàu licopen nên có khả năng kháng ung thư mạnh, có thể trị được ung thư tụy, ung thư dạ dày,… [Ban, 1998].
4.5. Cải bắp (Brassica oleraceae L. var. capita DC.), họ Cải (Brassicaceae)
4.5.1. Mô tả:
Cây thảo, có lá áp sát vào nhau tạo thành một bắp sít chặt ở ngọn thân cây thành hình đầu với đường kính 25-30cm. Trước khi nở hoa. Hoa thành chùm có phân nhánh. Lá dài dựng đứng, nhị gần bằng nhau. Hạt nâu, nhẵn, xếp thành một dãy [Lợi, 2003].
4.5.2. Bộ phận dùng: Thân cây trên mặt đất.
4.5.3. Thành phần hóa học:
Cải bắp có 95% nước; 1,8% protid; 5,4% glucid; 1,6% cellulose; 1,2% tro; phosphor 31mg%; 4,8mg% calcium; 1,1mg% Fe; Mg 30mg%; Vitamin C hàm lượng cao gấp 4,5 lần so với cà rốt [Chi, 1996].
4.5.4. Tính vị, tác dụng:
Cải bắp có vị ngọt, tính mát, có tác dụng chống hoại huyết, lọc máu, chống kích thích thần kinh.
4.5.5. Công dụng:
Cải bắp có nhièu chất xơ, có tác dụng hình thành thể tích lớn trong đường tiêu hoá, pha loãng chất gây ung thư trong đường ruột. Vì vậy nó có tác dụng phòng và trị ung ruột, ung thư dạ dày, ung thư trực tràng,… [Chiêu, 1999].
4.5.6. Bài thuốc [Dục, 2004]
* Nấm vụ đông ngâm nước 100g, Cải bắp 700g, xì dầu, dầu ăn, muối ăn, đường trắng, mì chính, dầu vừng mỗi thứ một lượng vừa phải, canh hải sản 200g, tinh bột nước 20g.
Công dụng: Chống ung thư, thích hợp với người bị bệnh ung thư dạ dày thời kỳ đầu. * Đường phèn pho mát: đường phèn 100g, Cải bắp 10g, Sữa bò tươi 400ml, nước lạnh 200ml.
Công dụng: Phòng ung thư gan.
Công dụng: Trị ung thư tuyến tụy.
* Nước cải bắp ngọt mặn: Cải bắp 250gr, rửa sạch, cát nhỏ, dùng muói ngâm 10 phút dùng vải sạch vắt lấy nước, thêm đường trắng vào vừa phải. Một ngày 3 lần, uống khi bụng đói.
Công dụng: Dùng để trị ung thư dạ dày thời kỳ cuối hoặc sau khi giải phẫubị thổ huyết, tiêu ra máu.
4.6. Cau (Area catechu L.), họ Cau dừa (Arecaceae)
Còn gọi là Binh lang, Tân lang.
4.6.1. Mô tả:
Thân mọc thẳng cao 15-20m, đường kính 10-15cm, toàn thân không có lá mà có nhiều vết lá cũ mọc, chỉ ở ngọn có một chùm lá to rộng xẻ lông chim, lá có bẹ to, mo ở bông mo sống rụng. Trong cụm hoa, hoa đực thường ở trên, hoa cái ở dưới, hoa đực có mùi thơm, quả hạch hình móng ngựa, chứa hạt tròn có nội nhũ xếp cuốn, khi già màu nâu nhạt [Chi, 1996; Lợi, 2003].
4.6.2. Bộ phận dùng: Hạt khô (Tân lang), vỏ quả ngoài, vỏ quả giữa, đại phúc bì.
4.6.3. Thành phần hóa học:
Trong hạt cau có 10-15% dầu béo, 5-10% protid, 50-60% glucid, 15% tanin, alraloid ở dạng kết hợp với tanin 0,3 - 0,5% các alcaloid chính là arecolin, arecaidin, gruacolin, gucacin, isoguvacin, arecolidin. Vỏ quả cũng chứa những alcaloid như ở hạt nhưng hàm lượng rất thấp.
4.6.4. Tính vị, tác dụng:
Hạt cau có vị cay, đắng, chát, tính ấm, có tác dụng tiêu tích, hành thủy, sát trùng. Vỏ quả có vị ngọt, hơi the, tính ấm, có tác dụng thông khí, hành thủy, thông đại tiểu trường.
4.6.4. Công dụng:
Hạt cau chứa tanin, một hợp chất có thể phòng chống ung thư theo y học hiện đại [Dục, 2004].
4.6.6. Bài thuốc: [Dục, 2004]. * Cháo cau: Cau 25g, Gạo tẻ 100g. Công dụng: Phòng, trị ung thư tuyến tụy.
4.7. Khoai môn (Alocasia indica Schott.), họ Ráy (Araceae) Còn gọi là Khoai sọ.
4.7.1. Mô tả:
Cây thảo, có phần gốc phình thành củ lớn, sần sùi hình trứng, có thể đẻ nhánh cấp 1-2-3 thành nhiều củ con xếp khít nhau. Lá hình khiên, gốc hình tim, cuống lá mập, bẹ ôm thân mọc đứng. Hoa không có bao hoa, hoa đực có nhị tụ nhiều cạnh, hoa cái có bầu 1 ô, vòi rất ngắn. Quả mọng, hạt có nội nhũ.
4.7.2. Bộ phận dùng: Củ và lá.
2.22.1. Thành phần hóa học:
Trong 100g củ khoai sọ tươi có chứa 69 nước, 1,8g protid, 0,1 lipid, 26,5g glucid, 1,2g cenllulose; 1,4g tro, Ca, P, Fe, Caroten, Vitamin B1, B2, PP, C.
4.7.4. Tính vị, tác dụng:
Củ khoai có vị ngọt hơi the, trơn, tính bình, điều hòa nội tạng. Lá khoai sọ vị cay, tính lạnh, trơn.
4.7.5. Công dụng:
Chứa cellulose và các vitamin đặc biệt là vitamin C có tác dụng phòng và trị ung thư [Ban, 1998 ; Chiêu, 1999].
4.7.6. Bài thuốc: [Dục, 2004].
* Cháo Khoai môn: Củ khoai môn chuột 50g, Gạo tẻ 100g, đường trắng lượng vừa phải. Công dụng: Giải độc tiêu thủng, thích hợp với người bị bệnh ung thư tuyến tụy, thời kỳ giữa và cuối, rất đau đớn.
* Chè Khoai môn: Củ khoai môn 100gr, Nếp 50gr, chút ít đường cát. Công dụng: Bổ trợ điều trị ung thư limpho.
4.8. Đậu trắng [Vigna unguiculata (L.) Walp.], họ Đậu (Fabaceae)
Còn gọi là Đậu đen thòng.
4.8.1. Mô tả:
Cây thảo mọc hàng năm, leo hay mọc đứng thẳng hay gần thẳng, toàn thân không có lông, lá kép gồm 3 lá chét mọc so le, có lá kèm nhỏ, lá chét giữa to và dài hơn các lá chét bên. Chùm hoa dài 20-30cm, hoa màu tím nhạt, có bớt xanh. Quả đậu dài 10-30cm, thòng cả khi còn non, cứng và dai, không xoắn lại khi còn non, chứa 10-16 hạt xếp dọc trong quả, dài 6-10mm, vỏ hạt màu đen đen có vân [Chi, 1996].
4.8.2. Bộ phận dùng: Hạt gọi là Xích tiểu đậu.
4.8.3. Thành phần hoá học:
Hạt khô chứa 10,8% nước, 19,9% protid, 0,5% lipid, 64,4% glucid, 7,8% chất xơ, 4,3% tro. Hạt còn chứa , globulin, vitamin A1,B1, B2, calcium, phosphor, sắt.
4.8.4. Tính vị, tác dụng:
Vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng lợi thuỷ tiêu thủng, giải độc bài nung.
4.8.5. Công dụng:
Chất xơ của hạt đậu, chất khoáng Ca, Fe có khả năng phòng và trị ung thư. [Chiêu, 1999].
4.8.6. Bài thuốc [Bảy, 2004]
* Cháo đậu trắng hạt sen: Đậu trắng 30gr, Hạt sen 20gr, Ý mễ 40gr, Gạo 50gr, Hồng táo 10 quả, Trần bì 10gr. Sáu vị trên đổ cùng một lúc vào nồi đất thêm nước vừa phải, nấu thành cháo loãng ăn tuỳ thích.
Công dụng: Bổ trợ chữa trị ung thư tuyến tụy.
4.9. Củ mài (Dioscorea persimilis Prain. et Burk.), họ Củ nâu (Dioscoreaceae)
Còn gọi là Hoài sơn, Khoai mài.
4.9.1. Mô tả:
Dây leo trên mặt đất, thân cỏ, củ có thể dài 1m, đường kính 2-10cm. Có nhiều rễ, thân cây nhẵm hơi có góc cạnh, ở kẻ lá có những củ con gọi là “thiên hoài”. Lá đơn, mọc đối hoặc có khi so le, đầu lá nhọn phía cuống hình tim. Hoa đực, hoa cái khác gốc. Quả khô có 3 cạnh và có dìa [Lợi, 2003].
4.9.2. Bộ phận dùng: Rễ củ.
4.9.3. Thành phần hóa học:
Củ mài chứa 63,25% tinh bột, 6,75% protid, 0,45% glucid, còn có mucin là một protein nhớt và một số chất khác như: allatoin, cholin, arginin, men maltose, saponin có nhân sterol.
4.9.4. Tính vị, tác dụng:
Củ mài có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế.
4.9.5. Công dụng:
Củ mài có tác dụng phòng chống ung thư [Bảy, 2004; Chiêu, 1999].
4.9.6. Bài thuốc: [Chiêu, 1999].
* Hoài sơn hầm với ba ba: Ba ba 1 con, Hoài sơn 50gr, Thịt quả nhãn 20gr, Đại táo 10gr, dầu lạc, muối ăn, mì chính mỗi thứ một lượng vừa phải.
Công dụng: Phòng chống ung thư tuyến tụy đặc biệt là sau khi hóa liệu, phóng liệu. * Mề gà hầm với hoài sơn: Mề gà 3 cái, Hoài sơn 30gr, Hạt bo bo 30gr, Trần bì 6gr, Gừng thái lát, dầu ăn, muối ăn, mì chính mỗi thứ 1 lượng vừa phải.
Công dụng: Phòng trị ung thư túi mật (đặc biệt thích hợp sau hóa liệu).
* Cao thục địa hoài sơn: Thục địa 200gr, Hoài sơn 300gr, Nước ngó sen 200ml, Nước mía 200ml.
Công dụng: Thích hợp với người bị ung thư bàng quang sau hóa liệu, phóng liệu, âm hư nội tiết.
4.10. Dƣa chuột (Cucumis sativus L.), họ Bầu bí (Cucurbitacea).
Còn gọi là Dưa leo.
4.10.1. Mô tả:
Cây leo sống hàng năm, chia ra nhiều nhánh có gốc và lông. Tua cuốn đơn, lá chia thùy rõ. Hoa đơn tính mọc ở nách lá màu vàng. Số hoa đực nhiều hơn số hoa cái. Quả mọng, trên quả có nhiều u oằn và gai.
4.10.2. Bộ phận dùng: Quả.
4.10.3. Thành phần hóa học:
Ngoài các thành phần thông thường, còn có các nguyên tố Ca, P, Fe, S, Mn và nhiều muối kali, các chất nhày, vitamin A, B1, B2, PP, và vitaminC, enzim erepsin, acid ascorbic, oxydaza, succinic, malic dehyetrogen, chất thơm.
4.10.4. Tính vị, tác dụng:
Dưa chuột có vị ngọt, tính lạnh, thanh nhiệt, giải khát, lọc máu, làm tan acid uric, lợi tiểu, gây ngủ nhẹ.
4.10.5. Công dụng:
Quả dưa leo chứa nhiều hợp chất quan trọng như: Vitamin A, C, các chất khoáng: Mn, Ca, Fe,... Đây là những chất có tác dụng phòng và tị ung thư rất hiệu quả [Chiêu và Hải, 1999; Dục, 2004].
4.10.6. Bài thuốc [Dục, 2004]
* Quả trộn nguội, chua: Dưa chuột 100g, Củ cải trắng 150g, Lê tuyết 1 quả, táo 1 quả, Anh đào 10 hạt, đường trắng 100g, giấm chua, muối ăn mỗi thứ một ít.
Công dụng: Phòng và trị ung thư tuyến tụy.
* Trộn nguội sứa: Thịt lợn nạc 100g, Dưa chuột 250g, Con sứa 50g, dầu đậu một ít, dầu vừng, xì dầu, giấm gạo, muối tinh, tỏi, Rau thơm mỗi thứ một lượng vừa phải.
Công dụng: Thích hợp với người bị ung thư tiền liệt tuyến sau phẫu thuật, dùng ăn trong thời kỳ hồi phục.
4.11. Dứa (Ananas comosus L.), họ Dứa (Bromeliaceae).
4.11.1. Mô tả:
Cây thân ngắn, lá mọc thành hoa thị, cứng dài, ở mép có răng như gai nhọn. Khi cây