Những cây chữa bệnh ung thƣ đại tràng, ung thƣ trực tràng,

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình thái và dược dụng của một số loài cây phòng và chữa bệnh ung thư ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long (Trang 93)

TRỰC TRÀNG, UNG THƢ BÀNG QUANG

Trong 68 loài cây chữa bệnh ung thư ở huyện Bình Minh, có 7 loài cây thuộc 6 họ thực vật với 22 bài thuốc có tác dụng phòng và chữa bệnh ung thư đại tràng, ung thư trực tràng, ung thư bàng quang

Bảng 8: Phân loại, bộ phận dùng của 7 loài cây có tác dụng phòng và chữa bệnh ung thƣ đại tràng, ung thƣ trực tràng, ung thƣ bàng quang

TT Tên cây Tên khoa học Họ Bộ phận

dùng Phòng và trị 1 Ớt Capisicum frutescens

L. Solanaceae Quả, lá, rễ

Ung thư trực tràng 2 Súng Nymphaea pubescens

Willd. L. Nymphaeaceae Hoa, thân 3 Dưa hấu Citrullus Vulgaris

Schard. Cucurbitaceae Quả Ung thư bàng

quang 4 Cỏ lưỡi

rắn trắng Hedyotis diffusa Willd. Rubiaceae Toàn thân 5 Khoai

lang Ipomoea batatas Convolvulaceae

Củ, lá, thân

Ung thư trực tràng, ung thư kết tràng

6 Mướp

hương Luffa Cylindrica L. Cucurbitaceae Quả

Ung thư bàng quang, ung thư kết tràng, ung

thư trực tràng 7 Vừng Sesamum indicum L. Pedaliaceae Hạt Ung thư ruột, ung

thư túi mật

5.1. Ớt (Capisicum frutescens L.), họ Cà (Solanaceae)

5.1.1. Mô tả:

Cây bụi nhỏ cao 0,5 – 1m, phân cành nhiều. Lá nguyên, mọc đối, hình trái xoan nhọn. Hoa mọc ở nách lá thường đơn độc, ít khi thành đôi. Đài hợp hình cái chuông. Tràng hình bánh xe hay hình chuông, chia 5 thùy, màu trắng hay vàng nhạt. Nhị 5, bầu 2-3 ô. Quả mọng, có hình dạng, khối lượng màu sắc khác nhau.

5.1.2. Bộ phận dùng: Quả, rễ, lá.

5.1.3. Thành phần hóa học:

Vỏ quả chứa alcaloid chính là capsaicine (0,2%) và sắc tố carotenoid là capsanthine (0,4%) adenine, betaine, choline. Quả chín đỏ chứa một lượng lớn vitamin C lên tới 200- 400mg%.

Quả ớt có vị cay, tính nóng có tác dụng ôn trung tán hàn, kiện vị tiêu thực. Rễ hoạt huyết tán thũng. Lá ớt có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng lợi tiểu.

5.1.5. Công dụng:

Quả Ớt Chứa hàm lượng vitamin C cao có khả năng phòng và trị ung thư [Đức, 2005; Chiêu và Hải, 1999].

5.1.6. Bài thuốc:

* Trứng muối xào ớt: Trứng muối 2 quả, Ớt nhỏ màu xanh 4 quả, dầu đậu 100ml, Cá bạc nhỏ khô 50g, muối ăn, mì chính, xì dầu, mỗi thứ một lượng vừa phải [Dục, 2004].

Công dụng: Thanh phế, lợi tràng, khai vị, làm tỉnh táo tinh thần. Thích hợp với người bị bệnh ung thư kết tràng, ung thư trực tràng, đại tiểu tiện không khống chế được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Hồng trà, gà thái hình quân cờ: Thịt gà khô 400g, Ớt xanh 2 quả, Hồng trà kỳ môn 10g, Rượu vang, Tinh bột, dầu ăn, xì dầu, đường trắng mỗi thứ một ít [Bảy, 2004].

Công dụng: Bổ huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, trừ thấp, thích hợp với người bị ung thư tiền liệt tuyến.

5.2. Súng (Nymphaea pubescens Willd. L), họ Súng (Nymphaeaceae)

5.2.1. Mô tả:

Cây sống ở nước, thân rễ ngắn, có nhiều củ nhỏ. Lá mọc nổi trên mặt nước, có cuống dài, phiến tròn, mép có răng, mặt trên xanh lục, mặt dưới tím. Hoa mọc riêng lẻ, màu tím hoặc xanh lơ, có khi trắng, rộng 7-15cm, thường có 4-6 lá đài xanh có đốm đen, có 11-14 cánh hoa khoảng 40 nhị với bao phấn có màu vàng, nhiều lá noãn rời nhau [Chi, 1997].

5.2.2. Bộ phận dùng: Thân rễ và hoa.

5.2.3.Thành phần hóa học:

Cây chứa alcaloid (nupharin), một hoạt chất estrogen. Trong củ còn có tinh bột [Chi, 1997].

5.2.4.Tính vị, tác dụng:

Súng là loại cây có tính chất chống co thắt gây ngủ, bổ tim và hô hấp, rễ có tác dụng cường tráng, thu liếm.

5.2.5.Công dụng:

Theo y học hiện đại, súng kết hợp với một số cây thuốc khác như: Hạt súng kết hợp với Hạt sen, Đảng sâm,… có thể phòng, trị một số ung thư [Dục, 2004].

5.2.6. Bài thuốc [Dục, 2004].

* Cơm bát tiên: Hạt súng (khiếm thực), Sơn dược, Phục linh, Hạt sen, Hạt bo bo, Đậu cô ve trắng, Đảng sâm, Bạch truật mỗi thứ 10g, Gạo tẻ 15g, đường đỏ lượng vừa phải.

Công dụng: Thích hợp với ung thư kết tràng, ung thư trực tràng sau phẩu thuật hoặc trong thời gian hóa liệu, phóng liệu.

* Canh ruột lợn, sơn dược, hạt sen: Ruột lợn 500g, Hạt sen 75g, Sơn dược 80g, Hạt bo bo 40g, Hạt súng 25g, Phục linh 10g, muối ăn lượng vừa phải.

Công dụng: Trị ung thư tuyến sữa sau phẫu thuật.

5.3. Dƣa hấu (Citrullus Vulgaris Schard.), họ Bầu bí (Cucurbitaceae)

Còn gọi là Dưa đỏ, Tây qua, Thủy qua, Hàn qua, Hạ qua.

5.3.1.mô tả

Dây leo có nhiều lông, tua cuốn chẻ 2-3 nhánh. Lá màu xanh nhạt, hình tam giác, có 3-5 thùy. Các thùy này lại chia thành thùy nhỏ có góc tròn, cuống lá có lông mềm. Hoa đơn tính cùng gốc, to, màu vàng lục. Quả rất to, hình cầu, hình trứng dài, nhẵn, vỏ ngoài màu lục đen sẫm, nhiều khi vân dọc màu lục nhạt. Thịt quả trắng đỏ hay vàng, mọng nước, vị dịu ngọt, hạt dẹp màu nâu hay đen nhánh [Chi, 1996].

5.3.2.Bộ phận dùng:

Vỏ quả - gọi là Tây qua bì Quả và hạt cũng được dùng.

5.3.3.Thành phần hóa học:

Quả chứa Citrullin, Caroten, lycopin, mannitol, rất giàu về pectin, nghèo về vitamin A và C, còn có -amin O- (pylazolyl –N) propionic acid. Hạt chứa dầu có tỷ lệ thay đổi 20-40%.

5.3.4.Tính vị, tác dụng:

Quả có vị ngọt, nhạt, tính lạnh, có tác dụng hạ khí, lợi tiểu tiện, hạ huyết áp, vỏ quả có vị ngọt, tính mát có tác dọng thanh thử giải nhiệt, chỉ khát.

5.3.5.Công dụng:

Theo y học hiện đại, quả dưa hấu có tác dụng phòng chống ung thư [Chiêu và Hải, 1999; Dục, 2004].

5.3.6. Bài thuốc: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Uống chất hòa tan nhanh của dưa hấu: Dưa hấu nhiều quả, đường đỏ lượng vừa phải [Dục, 2004].

Công dụng: Thích hợp với người ung thư dạ dày.

* Uống dưa hấu thanh nhiệt: Dưa hấu 1 quả, Nho khô 1 bát [Bảy, 2004]. Công dụng: Phòng trị ung thư bàng quang.

* Một quả dưa hấu, cắt trên đỉnh một miếng, khoét lỗ xuống lấy thịt ra 1/3, dồn nhánh tỏivào trong ruột trái dưa, rồi lấy miếng dưa cắt lúc nãy đậy kín lại để vào trong nồi đất, rồi dùng một cái nồi đất khác chụp lên, chưng cách thuỷ cho chín, ăn hết nhánh tỏi và uống hết nhánh dưa. Có thể trị ung thư gan cổ trướng [Bảy, 2004].

5.4. Cỏ lƣỡi rắn trắng (Hedyotis diffusa Willd.), họ Cà phê (Rubiaceae)

Còn gọi là Bạch hoa xà thiệt thảo, Hòi ngòi bò.

5.4.1. Mô tả:

Cây thảo sống hàng năm, mọc bò, nhẳn, màu nâu nhạt, lá hình dải hơi thuôn dài 1-3cm, rộng 1-3mm, nhọn ở đầu, màu xám, dai, không cuống, lá kèm khía răng ở đỉnh. Hoa thường mọc đơn, hoặc từng đồi ở nách lá. Đài 4, hình giáo nhọn, ống dài hình cầu, tràng 4, màu trắng ít khi hồng. Nhị 4, dính ở họng ống tràng, bầu 2 ô, 2 đầu nhụy, nhiều noãn. Quả khô dẹt ở đầu, chứa nhiều hạt có góc cạnh.

5.4.2. Bộ phận dùng: Toàn thân.

5.4.3. Thành phần hóa học:

Có 31% hydro carbur, có acid oleanolic, acid P-coumasie, stigmasterol, -sitosterol, sitosterol-D-glucose.

5.4.4. Tính vị, tác dụng:

Vị ngọt, nhạt tính, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu ung tán kết.

5.4.5. Công dụng:

Theo Đông y và y học hiện đại, bạch hoa xà thiệt thảo có khả năng phòng và trị nhiều loại ung thư [Ban, 2001; Chiêu, 1999; Dục, 2004; Bảy, 2005; Kỳ,1994].

5.4.6. Bài thuốc [Kỳ,1994].

* Trà chống ung thư: Bạch hoa xà thiệt thảo 50gr, Cam thảo 10gr, Trà ô long 5gr, Trà hồ lô 15gr.

Công dụng: Giải độc, tiêu thũng, phòng ung thư bàng quang. * Trà xanh 3gr, Cam thảo 10gr, Bạch hoa xà thiệt thảo 100gr. Công dụng: Phòng chống ung thư họng.

5.5. Khoai lang (Ipomoea batatas), họ Bìm bìm (Convolvulaceae)

Còn gọi là Phan chư, Cam thự, Hồng thự.

5.5.1. Mô tả:

Là một loại cỏ sống lâu năm thân mọc bò, dài 2-3m, rễ mầm thành củ, màu đỏ, trắng hay vàng. Lá có nhiều hình, thường hình tim xẻ 3 thùy, có cuống dài. Hoa màu tím nhạt hay trắng, mọc thành xim, ít hoa ở đầu cành. Rất ít khi thấy quả và hạt.

5.5.2. Bộ phận dùng: Củ, lá, thân.

5.5.3. Thành phần hóa học:

Củ chứa 24,6% tinh bột, 4,17% glucoza. Khi còn tươi chứa 1,3% protein, 0,1% chất béo, Mn, ca, Cu, các vitamin A, B, C; 4,24% tanin, 1,375 pentogan [Lợi, 2003].

5.5.4. Tính vị, tác dụng:

Khoai lang có vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận tràng, bổ hư tổn, ích khí lực, mạnh tỳ thận.

5.5.4. Công dụng:

Có khả năng trị ung thư vú và ung thư đại tràng.

5.5.6. Bài thuốc [Dục, 2004] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Cháo khoai lang: Khoai lang tươi mới 250g, Gạo tẻ 150g, đường trắng lượng vừa phải. Công dụng: Kiện tì dưỡng vị, ích khí thông tiện, thích hợp với người bị ung thư kết tràng, ung thư trực tràng.

Cách dùng: mỗi ngày 1 lần, ăn hết. Ăn liên tục từ 3-5 ngày.

5.6. Mƣớp hƣơng (Luffa Cylindrica L.), họ Bầu bí (Cucurbitaceae)

Còn gọi là Mướp hương, Ty qua, Thiên ty qua, Bố ty, Bố ty, Ty lạc.

5.6.1. Mô tả:

Mướp là một loại dây leo, thân có góc cạnh, màu lục nhạt, lá to, mọt so le, dạng tim, có 5-7 thùy có răng cưa. Hoa đơn tính, các hoa đực tập hợp thành chùm dạng chùy, các hoa cái mọc đơn độc. Quả dài 25-30cm, hình trụ thuôn, khi già thì khô, bên trong có nhiều xơ dai.

5.6.2. Bộ phận dùng:

Xơ mướp - gọi là Ty qua lạc. Quả tươi gọi là Sinh ty qua.

5.6.3. Thành phần hóa học:

Quả có sapomin, chất nhầy, xylan, chất béo, protein 91,5%, vitamin B, C, Kalinitrat. Hạt có 41,6% - 45% chất dầu, protein.

5.6.4. Tính vị, tác dụng:

- Xơ mướp có vị ngọt, tình bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, tiêu thủy. - Lá mướp có vị đắng, chua, hơi hàn có tác dụng chỉ huyết, giải độc, hóa đàm chỉ khát. - Quả mướp có vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

5.6.5. Công dụng:

Quả mướp có tác dụng phòng chống ung thư do có hàm lượng vitamin C, chất xơ [Chiêu và Hải, 1999].

5.6.6. Bài thuốc:

* Canh hải sâm: Hải sâm ngâm nước 300gr, Giảm bông chín 50gr, Trứng gà 4 quả, Mướp 50gr, Củ mã thầy 250gr, Canh suông 750gr, muối ăn, rượu vang gia vị, Gừng thái lát, Bột hồ tiêu, Hành cắt khúc, Giấm gạo, dầu ăn, mì chính mỗi thứ một lượng vừa phải [Dục, 2004].

Công dụng: Chống ung thư, thích hợp với người bị ung thư gan sau phẩu thuật, hoặc trong thời gian hóa liệu, phóng liệu khí huyết không đủ.

* Cháo mướp gạo tẻ: Mướp 500gr, Gạo tẻ 200gr, Sơn dược tươi 200gr, muối 5gr, mì chính 2gr [Dục, 2004].

Công dụng: Phòng chống ung thư kết tràng, ung thư trực tràng.

* Canh Linh chi, Mướp: Linh chi 150gr, Mướp 500gr, Mộc nhỉ đen ngâm nước 40gr, Trứng gà 2 quả, dầu Đậu nành 10gr, Gừng tươi thái sợi 4gr, muối tinh 3gr, mì chính 3gr, Hành củ 10gr [Dục, 2004].

Công dụng: Phòng chống ung thư tuyến sữa.

* Chè hạt mướp: Mướp 9gr, đường đỏ lượng vừa phải, Gạo 50gr. Sao khô hạt mướp, đổ vào nước sắc lấy nước thuốc, gạo nấu thành cháo. Đổ nước thuốc và đường đỏ vào cháo, quậy đều là dùng được [Bảy, 2004].

Công dụng: Chủ trị ung thư buồng trứng.

* Cá chép nấu Mướp hành: Cá chép tươi 1 con khoảng 1,4 kg, Mướp 100gr, Hành trắng 25gr [Bảy, 2004].

Công dụng: Trị ung thư bàng quang.

* Canh mướp: Mướp 200gr, Chè xanh 5gr [Bảy, 2004]. Công dụng: Bổ trợ trị ung thư yết hầu.

* Cháo sò (nghêu): Thịt nghêu 30gr, Kim châm 15gr, Dây mướp 10gr, chút ít muối, Gạo 100gr [Bảy, 2004].

Công dụng: Trị ung thư da.

5.7. Vừng (Sesamum indicum L.), họ Vừng (Pedaliaceae)

Còn gọi là Du tử miêu, Cự thắng tử, Chi ma, Bắc chi ma, Hồ ma. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.7.1. Mô tả:

Cây thảo có lông mềm, cao 60-100cm. Lá mọc đối, đơn, nguyên, có cuống, hình bầu dục, thon hẹp ở hai đầu. Hoa trắng, mọc đơn đọc ở nách, có cuống ngắn. Quả nang kéo dài, có lông mềm. Hạt nhiều, thuôn, vàng nâu hay đen, hơi bị ép dẹp, hầu như nhẵn, có nội nhũ.

5.7.2. Bộ phận dùng: Hạt vừng.

5.7.3. Thành phần hóa học:

Hạt vừng chứa 40-55% dầu màu vàng, 5-8% nước, 20-22% protein, 5% tro, trong dầu có sesamin với tỷ lệ 0,25 – 1% và chất sesamol, là một phenol (0,1%). Ngoài ra còn có selen, chất nhày, Vitamin A, D, E [Chiêu, 1999; Chi, 1996].

5.7.4. Tính vị tác dụng:

5.7.5. Công dụng:

Vừng chứa selen có tác dụng phòng và trị ung thư [Chiêu, 1999; Dục, 2004].

5.7.6. Bài thuốc: [Dục, 2004].

* Điểm tâm bánh phục linh: Bạch phục linh 200gr, Vừng đen 200gr, Hồng táo 200gr. Công dụng: Phòng chống ung thư, thích hợp với người bị ung thư túi mật, ung thư ống mật.

* Rong biển nấu cơm: Rong biển 25gr, Gạo tẻ 200gr, Vừng đen lượng vừa phải. Công dụng: Thích hợp với người vị ung thư tuyến giáp trạng kèm theo sưng túi. * Cháo mè, Hạnh nhân, Mật ong: Mè 15gr, Hạnh nhân ngọt 9gr, Mật ong 30gr. Công dụng: Trị ung thư thực quản.

* Cháo tô tử Ma nhân (Mè): Ma nhân (tức Mè), Hạt tía tô 10-15gr, Gạo tẻ 60gr. Công dụng: Trị ung thư ruột.

* Chè bổ óc: Gạo 100gr, Hạch đào nhân 25gr, Bách hợp khô 100gr, Mè đen 20gr, đường phèn một ít.

Công dụng: Bổ trợ chữa trị khối u não.

Hình 55: Ớt (Capisicum frutescens L.) Hình 56: Súng

(Nymphaea pubescens Willd. L.)

Hình 57: Dưa hấu Hình 58: Cỏ lưỡi rắn trắng

Hình 59: Khoai lang Hình 60: Mướp hương (Ipomoea batatas) (Luffa Cylindrica L.)

Hình 61: Vừng (Sesamum indicum L.)

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình thái và dược dụng của một số loài cây phòng và chữa bệnh ung thư ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long (Trang 93)