Đậu côve

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình thái và dược dụng của một số loài cây phòng và chữa bệnh ung thư ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long (Trang 76)

3. Những cây thuốc chữa bệnh ung thƣ gan, ung thƣ não, ung thƣ phổi,

3.6. Đậu côve

Còn gọi là Đậu tây.

3.6.1. Mô tả:

Cây thảo thấp hoặc cây leo. Lá kép 3 lá chét hình trái xoan, có đầu nhọn, mặt trên thường có lông và sáp. Hoa rộng 1-2cm, màu trắng, xanh, lơ hay hồng. Quả đậu dài 10-30cm. Hạt có nhiều màu sắc khác nhau.

3.6.2. Bộ phận dùng: Quả non còn tươi.

3.6.3.Thành phần hóa học:

Quả chưa chín chứa inositol (0,75%); 1,16% đường saccharose, 88,75% nước; 0,14% lipid; 2,72% chất có nitơ; 0,61% tro; 1,18% chất xơ. Vỏ quả trước khi chín chứa asparagin, argainin, tyrosin, leucin, lysin,… 48,6% hemicellulose, khi thủy phân chogalactose, arabinose, levulose. Ngoài ra còn chứa một lượng cellulose tương đối cao [Chi, 1996].

3.6.4. Tính vị, tác dụng:

Vỏ quả lợi tiểu làm giảm lượng đường huyết. Đậu còn non chứa inositol là chất hồi sức cho tim.

3.6.5. Công dụng:

Đậu côve tươi với hàm lượng chất xơ rất cao và nhiều chất khoáng có khả năng phòng chống ung thư rất cao.[Ban, 2001; Chiêu, 1999].

3.6.6. Bài thuốc [ Dục, 2004]

* Bánh sơn dược, đậu côve: Sơn dược tươi 100g, Đậu côve tươi 25g, Trần bì thái sợi 1g, Hồng táo 250g.

Công dụng: Chủ trị ung thư dạ dày.

* Canh mộc nhỉ trắng đậu côve: Đậu côve 30g, Mộc nhỉ trắng 15g, đường phèn 25g. Công dụng: Thích hợp với người ung thư dạ dày sau phẩu thuật hoặc trong thời gian hóa liệu, phóng liệu, âm hư, nước bọt thiếu.

* Cháo sơn dược đậu côve: Sơn dược 50g, Đậu cô ve 50g, Hồng táo 20g, Gừng tươi 10g, Gạo tẻ 100g.

Công dụng: Kiện tỳ bổ vị, thích hợp với những người bị ung thư phổi sau phẩu thuật hoặc trong thời gian hóa liệu, phóng liệu, chán ăn.

3.7. Sen (Nelumbo nucifera Gaertn.), họ sen (Nelumbonaceae)

Còn gọi là Liên, Quỳ.

3.7.1. Mô tả:

Cây mọc ở nước, có thân rễ hình trụ (ngó sen), từ đó mọc lên những lá có cuống dài, hoa to, màu trắng hay đỏ hồng, có nhiều nhị (tua sen) và những lá noãn rời, các lá noãn này về sau

thành quả gắn trên một đế hóa hình nón ngược (gương sen). Mỗi quả chứa 1 hạt, trong hạt có chồi mầm (tâm sen) gồm 4 lá non gập vào trong [Chi, 1996].

3.7.2. Bộ phận dùng: Hạt sen, tâm sen, gương sen (liên phòng), tua nhị sen (liên tu), lá sen (hà diệp), mấu ngó sen (ngẩu tiết).

3.7.3. Thành phần hóa học:

- Hạt sen chứa nhiều tinh bột (60%), đường raffinose, 16% đạm, 2% chất béo và một số chất khác như Ca, P, Fe, Loturine, dimethyl, coelaurine, liensinine, isoliensinine.

- Tâm sen có 5 alcaloid, tỷ lệ toàn phần là 0,89% - 1,06%, gương sen có 4,9% chất đạm; 0,6% chất béo, 9% carbohydrat và một lượng nhỏ vatmin C 0,017%.

- Ngó sen chứa 70% tinh bột, 8% asparagin, arginin, trigonellin, tyroringlucose, vitamin C, A, B, PP.

3.7.4. Tính vị, tác dụng:

- Hạt sen vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ tỳ dưỡng tâm, cổ tinh. - Tâm sen vị rất đắng có tác dụng an thần.

- Lá sen vị đắng, tính mát có tác dụng hạ huyết áp, an thần, ngó sen có tác dụng cầm máu, tráng dương an thần.

3.7.5. Công dụng:

Hạt sen, lá sen, ngó sen đều có tác dụng phòng và trị ung thư [Chiêu, 1999; Dục, 2004].

3.7.6. Bài thuốc [Dục, 2004]

* Canh sườn lợn, ngó sen tươi: Ngó sen tươi mới 250gr, Sườn lợn 500gr, Câu kỷ tử 30gr. Công dụng: Phòng và trị ung thư dạ dày, sau phẩu thuật hoặc trong thời gian hóa liệu, phóng liệu.

* Cháo ngó sen, hoa mã thầy: Hoa mã thầy 30gr, Ngó sen thái lát 15gr, Hạt sen 12gr, Gạo tẻ 60gr.

Công dụng: Phòng trị ung thư dạ dày.

* Canh trứng gà, nước ngó sen, bột tam thất: Nước ngó sen tươi 300ml, Bột tam thất 3gr, Trứng gà 1 quả, dầu ăn, muối ăn, mì chính mỗi thứ một lượng vừa phải.

Công dụng: Thích hợp với người bị ung thư phổi.

* Dầu salad trộn ngó sen: Ngó sen non 2 đoạn, dầu salad 4ml, giấm gạo 5ml. Công dụng: Phòng, trị ung thư tử cung.

* Linh chi đường phèn hấp với ngó sen thái lát: Linh chi 10gr, Ngó sen tươi 200gr, đường phèn 200gr.

Hình 33: Tiêu (Piper nigrum L.) Hình 34: Bí đao

(Benincasia hispida Thunb.)

Hình 35: Bầu Hình 36: Rau má

(Lagenaria riceraria Stande.) (Centella asiatica L.)

Hình 37: Cải Soong Hình 38: Đậu Cove

3.8. Rau dền (Amaranthus tricolor L.), họ Rau dền (Amaranthaceae)

3.8.1. Mô tả:

Cây thảo mọc đứng, xẻ rãnh. Lá hình thoi hay hình ngọn giáo. Hoa thành ngù ở nách lá, hình cầu. Các hoa ở phía trên sát nhau hơn và tận cùng thân hay cành bằng 1 bông gần như liên tục. Quả hình túi nhẵn, hình trứng hay hình nón dài 2mm, có núm vòi nhụy ở phía trên, mở thành khe ngang.

3.8.2. Bộ phận dùng: Toàn thân.

3.8.3. Thành phần hóa học:

Trong dền canh: có 69,2% nước, 1,7% protid, 1,9% glucid, 0,8% cellulose, khoáng 1,4%, Ca, P, caroten, vitamin B1, B2, C. Hạt dền canh chứa 62% tinh bột, 6% chất béo.

3.8.4. Tính vị, tác dụng:

Dền canh có vị ngọt, se, tính mát, có tác dụng lợi khiếu, sát trùng. Hạt có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng mát gan.

3.8.4. Công dụng:

Có tác dụng phòng và trị bệnh ung thư do có chứa caroten vào cơ thể chuyển thành vitamin A và có chứa vitamin C là một chất chống ung thư rất đắc lực [Ban, 2001; Chiêu và Hải, 1999].

3.9. Bƣởi (Citrus maxima), họ Cam (Rutaceae)

3.9.1. Mô tả:

Cây to cao 10-13m, vỏ thân màu vàng nhạt, cành có gai nhọn, dài. Lá hình trứng dài 11- 12cm, 2 đầu tù, nguyên, dai, cuống có dìa cánh to. Hoa đều to, mọc thành chùm 6-10 hoa, rất thơm. Quả hình cầu to, vỏ dày [Lợi, 2003].

3.9.2. Bộ phận dùng: Quả, lá, hoa.

3.9.3. Thành phần hóa học:

Trong lá, hoa, vỏ quả đều có tinh dầu, tinh dầu vỏ bưởi chứa cl-limonen,  -pinen, linalool, geraniol, citral,… Dịch quả chín có nhiều chất bổ dưỡng: 89% nước, 9% glucid, 0,6% protid, 0,1% lipid và các chát khoáng Ca, P, K, Mg, S, Na, Cl, Cu, Mn… các vitamin A, C, B1 (50mg vitamin C trong 100g dịch ép).

3.9.4. Tính vị, tác dụng:

Vỏ quả bưởi gọi là cam phao, vị đắng, cay, tính không độc, thông lợi, trừ đờm ráo thấp, hòa huyết, giảm đau. Lá có vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm có tác dụng tán hàn, tán khí, tiêu sưng, tiêu viêm,… chống ung thư [Chi, 1996; Lợi, 2003; Chiêu, 1999].

3.9.5. Công dụng:

Vỏ quả và quả bưởi có nhiều hợp chất chống ung thư như: Vitamin A, C, E, tinh dầu. Nó có khả năng phòng và trị một số ung thư như: ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung,… [Chiêu, 1999; Bảy, 2004].

3.9.6. Bài thuốc:[Bảy, 2004].

* Thịt quả bưởi hầm với gà: Gà trống 1 con (1kg), Quả bưởi 2 quả, Rượu gạo, Gừng tươi thái lát, Hành củ, muối ăn, mỗi thứ một lượng vừa phải.

Công dụng: Lý khí, bổ hư, tiêu thực, khử đờm, chủ trị ung thư phổi, nhánh phổi phát sinh từ đầu.

* Du tử bì (Vỏ trái bưởi), đốt cháy thành than tán bột, mỗi lần uống 3 tiền, mỗi ngày uống 3 lần với nước sôi để nguội. Chừng nào hết thì thôi.

Công dụng: Trị ung gan cổ trướng.

3.10. Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill.), họ Cà (Solanaceae)

3.10.1. Mô tả:

Cây thảo, thân có lông mềm, lá có cuống, mọc so le, xếp lông chìm không đều hay kép lông chim hai lần, dài 10-40cm, lá chét thay đổi, hình trứng hay hình mũi mác, mép có răng. Hoa thành chùm xim ở nách lá, tràng hoa màu vàng cam. Quả mọng màu đỏ hay vàng, có kích thước và hình dạng thay đổi, trong chứa chất dịch chua ngọt và nhiều hạt dẹt [Chi, 1996].

3.10.2. Bộ phận dùng: Quả.

3.10.3. Thành phần hóa học:

Quả cà chua chứa 90% nước, 4% glucid, protid 0,3%, lipid 0,3%. Các acid hữu cơ như acid citric, malic, oxalic, nhiều nguyên tố vi lượng như các vitamin A, B1, B2, B6, C, PP, E, K. Quả chín chứa aminoacid là chủ yếu, trừ tryptophan, quả chưa chín chứa narotin.

3.10.4. Tính vị, tác dụng:

Quả cà chua có vị chua ngọt, tính mát có tác dụng tạo năng lượng, cung cấp chất khoáng tăng sức sống, cân bằng tế bào, kháng khuẩn, chống độc.

3.10.5. Công dụng:

Theo y học hiện đại, cà chua có khả năng phòng chống ung thư [Đức, 2005; Chiêu, 1999; Dục, 2004].

3.10.6. Bài thuốc [Dục, 2004].

* Đậu 4 mùa xào với cà chua: Đậu 4 mùa 300gr, Cà chua 200gr, Gừng tươi thái sợi 6gr, dầu ăn, muối ăn.

Công dụng: Phòng ung thư dạ dày.

* Cà chua, trứng chim bồ câu: Trứng chim bồ câu 200gr, Cà chua 4 quả, Củ mã thầy 50gr, Măng thái lát 20gr, Nấm hương vụ đông thái lát 20gr, Đậu Hà Lan 10gr, dầu lạc 100gr, xì dầu, Rượu gạo, mì chính, đường trắng mỗi thứ một lượng vừa phải.

* Trứng gói Cà chua: Trứng gà 3 quả, Cà chua tươi 15gr, Hành củ 15gr, dầu lạc 60gr, Sữa bò 40ml, muối ăn lượng vừa phải.

Công dụng: Phòng ung thư gan.

* Canh linh chi măng tây: Bột linh chi 15gr, Măng tây 200gr, Mộc nhỉ trắng 10gr, Đậu phụ nửa miếng, Cà chua 2 quả, muối ăn, mì chính, Bột hồ tiêu lượng vừa phải.

Công dụng: Phòng chống ung thư tuyến sữa.

3.11. Trinh nữ (Mimosa pudica L.), họ Trinh nữ (Mimosaceae)

Còn gọi là Cây mắc cở, Cây thẹn, Hàm tu thảo.

3.11.1. Mô tả:

Cây nhỏ, phân nhiều nhánh, có gai hình móc, lá kép lông chim chẳn 2 lần, những cuốn phụ xếp như hình chân vịt, khẻ đụng vào lá cụp lại, mỗi lá mang 15-20 đôi lá chét. Hoa màu tím đỏ, tập hợp thành hình đầu, có cuống chung dài, ở nách lá, cụm quả hình ngôi sao, quả thắt lại giữa các hạt, có nhiều lông cứng.

3.11.2. Bộ phận dùng: Toàn cây.

3.11.3. Thành phần hóa học:

Toàn cây chứa alcalloid là mimosin và crocetin, còn có flavonosid, các loại alcol, acid amin, acid hữu cơ. Hạt chứa chất nhày, lá tiết ra một lượng chất tương tự như adrenalin. Trong lá và quả đều có selen với hàm lượng cao.

3.11.4. Tính vị, tác dụng:

Vị ngọt se, tính hơi hàn, có ít độc, có tác dụng an thần, dịu cơn đau, long đờm, chống ho, hạ nhiệt, tiêu viêm.

3.11.5. Công dụng:

Lá và quả chứa nguyên tố selen có khả năng phòng và trị ung thư [Ban, 1998; Chiêu, 1999].

Hình 39: Sen Hình 40: Rau dền

Hình 41: Bưởi Hình 42: Trinh nữ (Citrus maxima) (Mimosa pudica L.)

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình thái và dược dụng của một số loài cây phòng và chữa bệnh ung thư ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)