0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Những hợp chất chứa trong thực vật có khả năng phòng

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ DƯỢC DỤNG CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH UNG THƯ Ở HUYỆN BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG (Trang 30 -30 )

PHÒNG VÀ TRỊ UNG THƢ [Chiêu và Hải, 1999]

11.1. Vitamin A:

Carôten (tiền vitamin A) là hình thức tồn tại chủ yếu của vitamin A trong hoa quả và rau tươi.

Các chứng cứ nghiên cứu chứng tỏ rằng, ít nhất vitamin A chống lại 8 loại ung thư: ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vòm miệng, ung thư kết tràng, ung thư trực tràng, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt.

Ở Chicago chỉ ra rằng những người ăn nhiều rau quả chứa nhiều vitamin A thì cứ 500 người có 2 người bị ung thư phổi. Đối với những người không thường xuyên ăn rau quả thì tỉ lệ này tăng gấp 7 lần.

Ở Nhật Bản, số người ăn rau xanh chứa nhiều vitamin A, tỉ lệ mắc bệnh ung thư phổi ít hơn 30% so với số người ăn ít rau xanh, tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày cũng thấp.

Theo lý luận hiện đại, có thể khái quát khả năng phòng chống ung thư của vitamin A do những cơ chế sau:

- Khống chế phân hóa tế bào thượng bì, cản trở phát triển tế bào dạng vảy, nghịch chuyển biến tế bào dạng vảy xúc tiến bình thường hóa thói quen của tế bào thượng bì.

- Carôten cũng là chất chống oxy hóa, có thể loại bỏ gốc tự do của oxy, ngăn ngừa xảy ra gốc phản ứng tự do kiểu mắc xích (ví dụ chất béo qua tác dụng oxy hóa) cùng với oxy hóa tự thân loại xúc tác oxy hóa.

- Vitamin A cản trở sự kết hợp chặt chẽ chất gây ung thư với ADN. - Vitamin A có thể tăng sức miễn dịch của cơ thể.

- Vitamin A có thể ức chế tế bào khối u đối với sự hợp thành E2 (PGE2) của tuyến tiền liệt.

- Vitamin A có khả năng tăng cường sự thích nghi đối với môi trường, từ đó mà tu chỉnh lại sự tổn thương của ADN, ngăn cản sinh trưởng khối u, thậm chí làm khối u tiêu dần và tế bào trở lại bình thường.

- Vitamin A có thể hạn chế nhân tố phát triển của các chứng viêm: mụt nhọt, mẩn ngứa, …

- Những thực vật chứa Caroten: Khoai lang (Ipomoea batatas), Cà rốt (Daucus carota L.), Hẹ (Allium odorum L.), Bí đỏ (Cucurbita maxima Đ.), Ớt (Capisicum frutescens), Hành (Allium fistulosum L.), Rau dền (lục) (Amaranthus tricolor), Rau má (Centella asiatica L.), …

11.2. Vitamin C:

Viện nghiên cứu khoa học Mỹ (DNC) đã thu nhập nhiều chứng cứ về khả năng chống ung thư của vitamin C và khuyến khích chúng ta mỗi ngày cần ăn nhiều thức ăn chứa nhiều vitamin C. Trên thực tế hoa quả và rau là nguồn cung cấp vitamin C tốt nhất.

Cơ chế chống ung thư của vitamin C:

- Vitamin C có thể cản trở hợp thành chất Nitrosamine trong cơ thể. - Viatmin C có thể cản trở hoạt hóa chất Nitrosamine ngoại lai. - Vitamin C có khả năng giải trừ độc tính ngoại lai gây ung thư.

- Vitamin C có khả năng nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể, trong đó quan trọng nhất là gia tăng số lượng và hoạt lực của tế bào Limpha T, từ đó mà chống lại hoặc tiêu diệt tế bào của ung thư.

- Vitamin là loại chất oxy hóa, nhờ đó mà phát huy tác dụng chống ung thư.

- Vitamin C có tác dụng chống bức xạ tia X, do đó bảo vệ được tế bào bình thường.

- Vitamin C tăng cường “chất giữa” của tế bào, tăng khả năng bao vây và tiêu diệt tế bào ung thư hoặc vô hiệu nó, làm cho tế bào ung thư phải nằm chết trong tổ chức sẹo.

- Sản phẩm oxy hóa của Vitamin C có tác dụng chống ung thư rất đắc lực.

- Vitamin C thông qua thúc đẩy hợp thành chất gây nhiễu, chống lại tế bào gây ung thư và bệnh độc gây ung thư.

11.3. Chất xơ:

- Cơ chế chống ung thư của chất xơ:

+ Hình thành thể tích rất lớn trong đường tiêu hóa, pha loãng các chất gây ung thư trong đường ruột.

+ Chất xơ có khả năng tăng nhanh thời gian đi qua đường ruột, do đó có thể giảm thiểu thời gian chất ung thư lưu lại trong đường tiêu hóa  cơ hội phát sinh ung thư ruột, ung thư kết tràng càng nhỏ.

Nguồn chất xơ tốt nhất là ở trong các loại đậu, hoa quả và rau: Đậu trắng (Vigna unguiculata L.), Đậu xanh [Vigna radiata (L.) N. Wilezek], Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill.), Bầu (Lagenaria riceraria Stande.), Mướp (Luffa cylirica L.), Bí đao (Benicasa hispida Thunb.), Dứa (Ananas comosus L.), Dưa chuột (Cucumis satims L.), Gạo lức (Oryza sativa L.),…

11.4. Selen (Se):

Selen là một khoáng chất kháng ung thư rất mạnh.

- Năm 1964, Baoman phát hiện Selen có tác dụng ức chế gan dự phát của chuột trưởng thành từ 52% xuống 27%.

- Năm 1977, Zacareli cho Selen vào thức ăn uống của chuột trưởng thành thì tỉ lệ ung thư gan dự phát từ 92% xuống 64%, rồi xuống 46%.

Cơ chế chống ung thư của Selen:

- Selen kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể, tác dụng phòng trị ung thư rất đắc lực.

- Selen là chất oxy hóa có khả năng giải trừ các sản phẩm, đó là các nhân tố gây ung thư.

- Selen có tác dụng bảo vệ nguyên vẹn tế bào mô, tức là giữ cho kết cấu tế bào mô không bị các chất oxy hóa gốc tự do xâm phạm.

- Selen có tác dụng bảo vệ công năng kết cấu của protit và phân tử ADN, tránh sự phá hoại của các gốc tự do.

- Selen ức chế hoạt lực của các chất gây ung thư và tăng tốc độ giải độc.

- Selen còn tác dụng kháng độc thủy ngân, a sen, giúp cho con người chống độc trong môi trường ô nhiễm.

- Selen có khả năng kích thích quá trình tích lũy AMP, chất này có tác dụng ức chế sự hợp thành chất ung thư trong tế bào ADN, hạn chế tăng trưởng tế bào ung thư ác tính thành tế bào lành tính. Do giải độc chất gây ung thư và ức chế tế bào ung thư, tạo điều kiện cho tế bào ADN hồi phục, tức là xúc tiến khôi phục phân tử ADN.

- Một số nghiên cứu khác cho biết Selen có tác dụng bảo vệ nhiễm sắc thể (NST) tránh sự xâm hại của độc chất.

Trong thực vật lượng selen tương đối ít như ngũ cốc, tỏi, mè,…

11.5. Molipden (Mo)

Molipđen có liên quan đến ung thư thực quản. Mo là một bộ phận cấu thành chất xúc tác có khả năng hoàn nguyên nitrô zamin có trong cây cỏ, chất này biến nitrôzamin thành nitơ, từ đó giải trừ năng lực chất gây ung thư, ngăn ngừa bệnh ung thư.

Những thực phẩm có nhiều molipđen như các loại đậu.

11.6. Mangan (Mn):

Theo y học hiện đại phát hiện ra rằng, tế bào ung thư thiếu hợp chất dung môi oxy hoá MnSOD (Manganese superoxide dismutase), bất luận tự phát hay không tự phát, khi phát bệnh ung thư chất MnSOD tế bào giảm thiểu. Chất xúc tác này có khả năng trừ khử các gốc oxy hoá tự do trong cơ thể, như vậy nó là một chất chống oxy hóa. Do đó, Mangan là một khoáng chất có khả năng chống ung thư.

11.7. Canxi (Ca):

Canxi có khả năng hạn chế tế bào ung thư tăng trưởng và kết hợp với axit béo thành hợp chất không hòa tan bài tiết ra ngoài, từ đó nó có tác dụng kháng chất béo và axit mật. Canxi có khả năng thay thế chất xúc tiến gây ung thư, do đó hạn chế ung thư kết tràng, ung thư trực tràng.

12. PHÂN BIỆT KHỐI U ÁC TÍNH VÀ KHỐI U LÀNH TÍNH

Bảng 2: Phân biệt khối u lành tính và khối u ác tính [ Bảy, 2004].

KHỐI U LÀNH TÍNH KHỐI U ÁC TÍNH

Nhìn dƣới kính hiển

vi

Hình thái tương tự như tổ chức bình thường.

Tổ chức tế bào không theo qui tắc, khác biệt rất nhiều với tế bào bình thường, thường có dị hình hoặc hình dạng ấu trĩ.

Cách thức sinh trƣởng

Sinh trưởng có tính bành trướng rất to, giới hạn thấy rõ.

Sinh trưởng có tính lan tràn, không giới hạn.

Màng bao Hoàn chỉnh. Không có hoặc không hoàn chỉnh.

Tốc độ sinh trƣởng

Sinh trưởng chậm, có khi sinh trưởng đến một mức độ nào đó thì ngừng, hoặc khối u tự tan mất.

Tốc độ sinh tưởng nhanh, trong một thời gian ngắn đã to thấy rõ, thường xuất hiện các mụn hoại tử, chảy máu.

Di chuyển Không di chuyển. Thường phát sinh cục bộ hoặc di chuyển nhanh.

Tái phát Sau khi mổ tận gốc không tái

phát. Không dễ mổ tận gốc, rất dễ tái phát.

Hậu quả về sau

Không có tai hại, không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nhưng ở vị trí quan trọng có thể uy hiếp tính mệnh.

Không tốt, về sau thường phát sinh các bệnh nguy hiểm, đe dọa tính mạng.

Thời gian

PHẦN III: PHƢƠNG PHÁP, PHƢƠNG TIỆN



1. PHƢƠNG PHÁP

- Thảm khảo các tài liệu về Phân loại học Thực vật và Thực vật dược, các tài liệu về ung thư và cách phòng trị bệnh ung thư.

- Thu thập kiến thức, kinh nghiệm từ các Lương y, Bác sĩ Đông y ở các Trạm thuốc nam, Nhà thuốc dân tộc, Bệnh viện Y học dân tộc trong việc điều trị ung thư.

- Thu mẫu, chụp ảnh và làm bộ sưu tập về một số loài Thực vật phòng chống ung thư có phổ biến ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

- Phân loại các mẫu cây thu được.

2. PHƢƠNG TIỆN

- Camera kỹ thuật số, hiệu Sony Cyber-shot DSC-ST80. - Kính lúp, kính hiển vi quang học.

- Dụng cụ thu mẫu (kéo cắt cây, bọc nilông,...).

- Giấy, viết, tài liệu, sách báo có liên quan. - Máy vi tính.

PHẦN IV: KẾT QUẢ, THẢO LUẬN



Qua khảo sát thực tế ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, chúng tôi đã sưu tầm được 68 loài cây thuộc 36 họ Thực vật có khả năng phòng và trị ung thư. Những loài cây này đều thuộc ngành Thực vật hột kín (Angiospermatophyta).

1. NHỮNG CÂY THUỐC CHỮA BỆNH UNG THƢ DA, UNG THƢ

XƢƠNG, UNG THƢ MÁU, U CỐT NHỤC, LIMPHO

Trong 68 loài thực vật sưu tầm được ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long thì có 19 loài thực vật thuộc 13 họ khác nhau với khoảng 66 bài thuốc có tác dụng chữa bệnh ung thư da, ung thư xương, ung thư máu, u cốt nhục, limpho.

Bảng 4: Phân loại, bộ phận dùng của 18 loài thực vật có tác dụng chữa bệnh ung thƣ da, ung thƣ xƣơng, ung thƣ máu, u cốt nhục, limpho

T

T

Tên cây Tên khoa học Họ Bộ phận

dùng Phòng và trị

1 Rau diếp cá

Houttuynia cordata

Thunb. Saururaceae Toàn thân

Ung thư da 2 Cà rốt Daucus carota L Umbelliferea Củ, quả

3 Lúa Oryza sativa L. Poaceae Hạt, rễ

4 Đậu nành Glycine max (L.) Fabaceae Hạt

5 Tre nhà Bambusa bambos (L.)

Voss. Poaceae Lá, thân

6 Hoa hướng

dương Helianthus annuus L. Assteraceae Hoa 7 Cà tím Solanum melongena L. Solanaceae Quả 8 Bí đỏ Cucurbita maxima Đ. Cucurbitaceae Quả, hạt 9 Đậu xanh Phaseolus ayreus Roxb. Fabaceae Hạt

11 Ngô Zea mays L. Poaceae Râu ngô, hạt xương 12 Gừng Zingiber offficinale

Rosc. Zinggiberaceae Thân rễ (củ)

13 Nghệ Curcuma domestica Val. Zinggiberaceae Thân rễ (củ) Ung thư xương, limpho 14 Đu đủ Carica papaya L. Papayaceae Lá, quả, hạt

Limpho 15 Rau thơm Coleus aromaticus B. Lamiaceae Toàn thân

16 Chanh Citrus aurantifolia Rutaceae Lá, hoa, quả, hạt

Bạch huyết, u cốt nhục

17 Dừa cạn Catharanthus roseus

(L.) G. Don. Apocynaceae Toàn thân

Bạch huyết, limpho, u cốt nhục 18 Cúc hoa vàng Chrysanthemum indicum L. Asteraceae Hoa Bạch huyết 19 Cỏ tranh Impecata cylindrica L.

D. Beauv. Poaceae Thân rễ

1.1. Rau Diếp cá, Giấp cá (Houttuynia cordata Thunb.), họ Giấp cá (Saururaceae)

1.1.1. Mô tả:

Cây thảo cao 15-50cm, thân màu lục hoặc tím đỏ, lá mọc so le, hình tim, có bẹ. Khi vò ra có mù tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi bốn lá bắc màu trắng, trong chứa nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Quả nang mở ở đỉnh, hạt hình trái xoan nhẵn.

1.1.2. Bộ phận dùng: Toàn thân.

1.1.3. Thành phần hóa học:

Nước 91,5%, protid 2,9%, glucid 2,7%, lipid 0,3%, cellulose 1,8%, ngoài ra còn có Ca, K, caroten, vitamin C. Trong cây có tinh dầu, thành phần chủ yếu là methylnonylketon, alcaloid,…

1.1.4. Tính vị tác dụng:

Diếp cá có vị cay chua, mùi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu thủng, sát trùng.

1.1.5. Công dụng:

Lá và thân Rau diếp cá có khả năng phòng chống ung thư phổi, ung thư buồng trướng và ung thư mũi họng [Bảy, 2004; Dục, 2004].

* Canh Rau diếp cá, Cá chép: Rau diếp cá 60 gram (gr), cá chép 1 con, hành vụn, gừng vụn, muối ăn mỗi thứ một lượng vừa phải [Dục, 2004].

Công dụng: Thích hợp với người bị ung thư da sau khi phóng liệu.

* Canh thịt nạc: Bạch cập 30gr, Ý sinh nhân 20gr, Thiên hoa phấn 16gr, Bạch anh 18gr, Ngư tinh thảo (Rau diếp cá) 30gr, thịt nạc số lượng vừa phải, nấu canh ăn [Dục, 2004].

Công dụng: Bổ trợ chữa trị ung thư phổi.

* Ngư tinh thảo (Rau diếp cá), Ý dĩ nhân, Xích tiểu đậu, Đông qua nhân mỗi thứ 30gr, Bại tương thảo 15gr, A giao, Tây thảo, Đương quy mỗi thứ 9gr, Cam thảo 6gr, sắc uống [Chiêu, 1999].

Công dụng: Trị ung thư buồng trứng.

* Cháo Ngư tinh thảo: Ngư tinh thảo 5gr, gạo 100gr. Sắc ngư tinh thảo lấy nước rồi đổ vào gạo nấu cháo, mỗi ngày 1 thang, uống sáng chiều [Dục, 2004].

Công dụng: Bổ trợ điều trị ung thư mũi họng.

1.2. Cà rốt (Daucus carota L.), họ Hoa tán (Umbelliferae)

1.2.1. Mô tả:

Cà rốt là loại cây thảo sống 2 năm. Lá cắt thành bản hẹp. Hoa tập hợp thành tán kép, trong mỗi tán hoa ở giữa thì không sinh sản và màu tía còn các hoa sinh sản ở chung quanh thì màu trắng hay hồng [Chi, 1996].

1.2.2. Bộ phận dùng: Củ và quả.

1.2.3. Thành phần hóa học:

Trong 100g ăn được của cà rốt có 88,5% nước, 1,5 protid, 8,8% glucid, 1,2% cellulose, 0,8% chất tro. Muối khoáng có trong cà rốt như K, Ca, Fe, P, Cu, Bor, Brom, Mn, Mg,… molipđen,… đường trong cà rốt chủ yếu là đường đơn chiếm tới 50% tổng lượng đường có trong củ, chứa nhiều vitamin C, D, E và caroten. Sau khi vào cơ thể chất này sẽ chuyển hóa dầu thành vitamin A [Chi, 1996].

1.2.4. Tính vị, tác dụng:

Củ cà rốt có vị ngọt cay, tính hơi ấm, có tác dụng hạ khí, bổ trung, yên ngũ tạng, tăng tiêu hóa.

1.2.5. Công dụng:

Củ cà rốt có nhiều khoáng chất có khả năng chống ung thư mạnh như: K, Ca, Cu,… đặc biệt là Molipđen là chất xúc tác có khả năng hoàn nguyên nitrozamin, biến nitrozamin thành nitơ, vì vậy ngăn ngừa được ung thư [Chiêu, 1999].

1.2.6. Bài thuốc:[Dục, 2004].

* Cháo cà rốt: Cà rốt 250g, Gạo tẻ 150g

Công dụng: Kiện tỳ ích khí, thanh nhiệt, giải độc, phòng chống ung thư mũi, cổ họng. Thường ăn, có tác dụng dự phòng nhất định đối với ung thư phổi.

* Trộn nguội sợi cà rốt: Cà rốt 150g, xì dầu 20g, dầu vừng 20ml, tỏi 3 nhánh, miếng 200g, muối ăn, đường mỗi thứ một ít.

Công dụng: Bổ gan sáng mắt, có tác dụng nhất định đối với dự phòng ung thư gan. * Nước Cà rốt, Táo: Cà rốt 100g, Táo 100g.

Công dụng: Phòng ung thư buồng trứng.

* Cà rốt xào với Hành tây chua ngọt: Cà rốt 150g, Củ hành tây 150g, đường trắng, giấm gạo, muối ăn, dầu lợn, dầu vừng mỗi thứ một lượng vừa phải.

Công dụng: Thích hợp với người bị ung thư da thời kỳ đầu và thời kỳ hồi phục.

1.3. Lúa (Oryza sativa L.), họ Lúa (Poaceae)

1.3.1. Mô tả:

Cỏ mọc hàng năm. Lá có phiến dài, bìa sáp, bẹ cao, trắng, lưỡi bẹ có lông. Chùy hoa gồm nhiều bông, mang các bông nhỏ màu vàng vàng, mày hoa có lông gai, 1 hoa, 6 nhị. Quả thóc dính chặt với mài hoa (trấu) ta quen gọi là hạt lúa.[Lợi, 2003].

1.3.2. Bộ phận dùng: Hạt thóc, rễ lúa. 1.3.3. Thành phần hóa học:

Trong hạt lúa có vitamin A, B, D và E, mở 20%l hydratcacbon, protein, adenin, cholin, acid anhidric, lignoxeric, palmitic, aloic, phytosterin. Ngoài ra còn chứa lượng chất xơ tương đối cao [Chi, 1996; Lợi, 2003].

1.3.4. Tính vị, tác dụng:

Gạo tẻ có vị ngon ngọt, tính mát, có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, đem lại sự cân bằng cho cơ thể.

1.3.5. Công dụng:

Trên thực nghiệm động vật, đã chứng minh trấu, cám có tác dụng chống ung thư kết tràng rõ rệt [Chiêu và Hải, 2004]. Mầm thóc phòng và trị ung thư do có chứa hàm lượng vitamin E cao, đây là chất chống oxy mạnh có khả năng kháng ung thư cao [Ban, 2001].

1.3.6. Bài thuốc: [Dục, 2004].

* Cám thơm, Tỏi ngâm rượu: Tỏi 300g, cám thơm 150g, lá chè vụn 60g, rượu nấu 2000ml.

Công dụng: Giải độc, tán hàn. Thích hợp với người bị khối u xương, biểu hiện hư hàn,

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ DƯỢC DỤNG CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH UNG THƯ Ở HUYỆN BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG (Trang 30 -30 )

×