Mối quan hệ giữa giữa khái niệm trong tư duy hình thức và

Một phần của tài liệu Đặc điểm của khái niệm trong tư duy (Trang 56)

- Vé hình thức, nội chìm ’:

CHƯƠNG 2: sự THỐNG NHÂT CỦA KHÁI NIỆM T R O N G T ư DUY HÌNH THỨC VÀ T ư DUY BIỆN CHỨNG

2.4. Mối quan hệ giữa giữa khái niệm trong tư duy hình thức và

khái niệm trong tư duy biện chứng .

Khái niệm trong ur duy hình thức và tư duy biện chứng cũng khác nhau về đối tượng, phương thức phán ánh, phương pháp, hình thức, nội dung... nhưng ở đây chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu ở hai khía cạnh: đối tượng và phương thức phán ánh.

Khái niệm trong tư duy hình thức và khái niệm trong tư duy biện chứng khác nhau về đổi tượng:

Tư duy hình thức cỏ đối tượng là những gì thuộc về hiện thực (khách thể nhận thức) được cảm nhận trực quan. Đó là những đối tượng tồn tại hữu hình trong thời gian và không gian cụ thể, được “khuôn hình” trong tính cá thể đơn nhất, cho nên chúng thuộc lĩnh vực cái hữu hạn, có sự tồn tại cảm tính hay hiện ra dưới hình thái có thể cảm nhận được bằng giác quan. Do vậy mà khái niệm như một hình thức lôgíc trong tư duy hình thức phần nào là sự phản ánh các đối tượng đó. Nói cách khác đối tượng của khái niệm trong tư duy hình thức là những khách thể có tính chất như đã nêu ở phần trên.

Khác với đối tượng của tư duy hình thức, đối tượng của tư duy biện chứng là những cấu trúc trừu tượng, phổ quát. Các thuộc tính và quan hệ chung tìm thấy ở bề sâu bản chất của khách thể, được tư duy trừu xuất ra và cấu tạo lại theo logic của chúng thành những cấu trúc trừu tượng thuần khiết, có tính lý tưởng hoá. Những đối tượng đó được tư duy tạo dựng lên, tuy rất xa, qua bao khâu trung gian gián tiếp, cuối cùng vẫn phải căn cứ trên các khách thể hiện thực, nhưng đã được làm sạch khỏi mọi tính khuôn hình của cái cá thể đơn nhất, vươn vượt khỏi không gian và thời gian cụ thể. Những cấu trúc trí óc đó cũng chính là các khái niệm trong (của) tư duy biện chứng. Và nếu đầy đủ và chính xác nhất ta chí có thể nói về tư duy bàng khái niệm ở cái nghĩa là tư duy trừu tượng biện chứng, thì ớ nghĩa đó cũng mới có thể nói rằng, đối tượng của khái niệm trong tư duy hiện chứng là chính nó (là “khái niệm nói chung”, tức là những cấu trúc trừu tượng, phổ quát). Do vậy, trong

tương quan với đối tượng của khái niệm trong tư duy hình thức, đối tượng của khái niệm trong tư duy biện chứng chi tồn tại trong tư duy dưới hình thức trừu

tượng, phổ biến và dường như là cái vồ hạn tuyệt đối, siêu cám tính, mang tính khái quát.

Ví dụ: khái niệm về con số như là đối tượng trực tiếp của Toán học. Những con số là khái niệm với hình thức trừu tượng về tính quy định số lượng thực tại, tự chúng không có sự tồn tại cảm tính trực tiếp như những vật thể hữu hình. Song với tư cách là đối tượng của khái niệm của tư duy hình thức: nhữns con số phải dược coi là những cái tồn tại cảm tính, trực tiếp. Người ta đã từng đồng nhất con số với lính quy định số lượng thực tại quan sát được trong khi đếm, đo, trao đổi hàng hoá hoặc quy về tìmg con số cụ thể. Ngược lại những con số trong khái niệm biện chứng toán học, được tổ chức theo những quy tắc chung mà không tính đến các biểu hiện kinh nghiệm của chúng, coi như là lĩnh vực của tính quy định số lượng thuần túy (người ta gác lại những quy định về chất cụ thể của sự vật, tách riêng ra và xét những quy định số lượng của chúng trong tính thuần nhất, đồng cấp về chất). Ảngghen viết: “Số là một sự quy định thuần tuý nhất về số lượng mà chúng ta được biết”[15, 756]. Các hệ thống số nguyên dương, số nguyên, số hữu tỷ, số thực, số phức... được tổ chức theo những quy tắc chung cho mỗi loại là đối tượng của khái niệm trong tư duy biện chứng và có ý nghĩa phổ biến với mọi số lượng cụ thể, cho nên không thổ quy một cách đầy đủ vào một số lượng cụ thể hoặc con số cụ thể nào. Chúng là những đối tượng thuần khiết lý tưởng, do tư duy sáng tạo ra và được diễn tá trong khái niệm biện chứng về số.

Như vậy trong sự phát triển, khái niệm có hai cấp độ khác nhau về đối tượng. Đối tượng trong tư duy hình thức tồn tại hiện có và trực tiếp trong khách thể, có thể cảm nhận trực quan và được phán ánh trong khái niệm của tư duy hình thức với tư cách là cái cảm tính, đơn nhất, hữu hình. Đối tượng trong tư duy biện chứng cũns có nguồn gốc khách thể nhung do chính lư duy tạo đựng lèn theo con đường trừu tượniĩ hoá và khái quát hoá các quan hệ hiện

:hực, do đó nó là cái khổng the cám nhận giác quan trực tiếp được. Đối tượng cúa khái niệm trong tư duy hình thức vồ vật chất là những thực tại cụ thể cảm ính, những sự vật “tồn tại một cách xác định" có thế cảm nhận giác quan dược. Vì thế trong khái niệm của tư duy hình thức, người ta quy vật chất về những dạng cụ thể của nó như: đất, nước, lửa, không khí... Ngược lại, đối ■.ượng của khái niệm trong tư duy biện chứng về vật chất như cách nói của \ngghen là “vật chất với tính cách là vật chất”; ông viết: “Vật chất với tính cách là vật chất, là một sáng tạo thuần tuý của tư duy và là một sự trừu tượng. Chúng ta bỏ qua những sự khác nhau về chất của những vật, khi chúng ta gộp chúng, với tư cách là những vật hữu hình, vào khái niệm vật chất. Do đó, khác 'ới những vật chất nhất định và đang tồn tại, vật chất với tính cách là vật chất, íhông có sự tồn tại cảm tính”[ 15, 751 ]. Vậy với tư cách là đối tượng của khái niệm trong tư duy biện chứng, vật chất không được quy về những dạng hữu ìùnh cảm tính mà là một sự trừu tưựng phổ quát do tư duy triết học sáng tạo ;a, vượt khỏi tính thực tại kinh nghiệm của nó.

Đối tượng của khái niệm trong tư duy biện chứng cũng không phải là cái gì xa lạ, thần bí mà được tư duy xây dựng nên theo cách trừu tượng hoá và ]ý tưởng hoá những thuộc tính và quan hệ chung, tất yếu của các đối tượng của tư duy biện chứng. Đối tượng trong tư duy biện chứng gồm những trừu tượng mang tính khái quát, cho nên về mặt bán chất nó cũng là hình thức đầy đủ của các đối tượng trong tư duy hình thức. “Chủ nghĩa xã hội” xét như khái niệm về kình thái kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa, ở cấp độ hình thức người ta thấy đối tượng của nó là chủ nghĩa xã hội hiện thực của nước này hay nước khác, ỊĨai đoạn cụ thể này hay giai đoạn cụ the khác; trong đó hình thái kinh tế - xã lội xã hội chủ nghĩa không có sự tồn tại và biểu hiện thuần khiết. Khái niệm >iện chứng về chủ nghĩa xã hội lại có đối tượng là hình thái kinh tế xã hội iược tạo ra khi giai cấp vô sán thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử của ninh. Đây là hình thức đẩy dù nhất của chủ nghĩa xã hội mà trong khái niệm >iện chứng, nó đã thể hiện như một mỏ hình thuần khiết lý tưởng. Với tính

cách là hình thức đầy đủ của các đối tượng hình thức, đối tượng biện chứng phái là sự tổng kết của tất ca các giai đoạn và các hình thái phát triển của đối tượng kinh nghiệm; trong đó cái ban chất, cái có tính quy luật, cái chính thê được thể hiện, còn những gì ngầu nhiên, có tính sự kiện và cá biệt được vượt bỏ. Có thê coi đối tượng biện chứng là cái logic của đối tượng hình thức, còn đối tượng hình thức là cái lịch sử của đối tượng bịên chứng. Chủ nghĩa xã hội trong khái niệm biện chứng của nó là cái logic của chủ nghĩa xã hội hiện thực, và ngược lại chủ nghĩa xã hội hiện thực là cái lịch sử của chủ nghĩa xã hội trong khái niệm của nó.

Nếu đối tượng biện chứng là hình thức trừu tượng, khái quát và đầy đủ của đối tượng hình thức, thì đối tượng hình thức lại là hình thức biểu hiện, triển khai, phân hoá và hiện thực hoá của đối tirợng biện chứng. Không có các đối tượng hình thức thì tư duy không thể lạo dựng được đối tượng biện chứng và do đó không thể có khái niệm ở cấp độ biện chứng. Tư duy tạo dựng đối tượng biện chứng theo cách trừu tượng hoá, khái quát hoá và lý tưởng hoá các đối tượng hình thức. Vậy nên nhận thức các đối tượng hình thức là tiền đề để tư duy xây dựng và nhận thức các đối tượng biện chứng. Đề cập đến các khái niệm về vật chất và vận động ở cấp độ tư duy biện chứng, Ăngghen viết: “Chưa có ai nhìn được và cảm thấy vật chất với tính cách là vật chất và vận động với tính cách là vận động bằng con đường cảm tính nào khác; người ta chỉ tiếp xúc với các vật thể khác nhau, và những hình thức khác nhau tồn tại thật sự của vận động. Thực thể, vật chất không phải cái gì khác hơn là tổng số những vật thể từ đó người ta rút ra khái niệm ấy bằng con đường trừu tượng hoá; vận động với tính cách là vận động không phải là cái gì khác hơn là tổng số những hình thức vận động có thể cám biết được bàng các giác quan. Vì thế chí có thể nhận thứcđược vật chất và vận động bằng cách nghiên cứu những vật thể riêng biệt và những hình thức riêng le của vận động, và khi chúng ta nhận thức được những cái ấy, thì chúng ta cũng nhận thức đựơc cả vật chất và vận động với tính cách là vật chất và vận động” [15, 726-727].

Khái niệm trong tư duy hình thức và khái niệm trong tư duy biện chứng khác nhau về phương thức plưiii ánh các khách thể nhận thức (một lĩnh vực hiện thực nào đó được khái niệm phán ánh). Khái niệm “số” ở cấp độ hình thức, phản ánh tính quy định số lượng thực tại trong sự phân hoá, biểu hiện ở những số lượng cụ thể, riêng biệt. Còn khái niệm số ở cấp độ biện chứng lại phản ánh tính quy định số lượng hiện tại trong sự thống nhất, đồng cấp về chất. Khái niệm vật chất ở cấp độ hình thức, phản ánh thực tại khách quan trong sự phân hoá đa dạng của nhũng hiện tượng, theo đó vật chất được nhìn thấy ở một dạng tồn tại cụ thể, một thuộc tính cụ thể hoặc được nhìn như “cái nhiều” nào đó. Còn khái niệm vật chất ở cấp độ biện chứng là sự phản ánh “ vậ/ chất với tính cách vật chất”, tức phán ánh thực tại khách quan trong tính thống nhất của toàn bộ thế giới hiện tượng muôn vẻ, đa dạng, trong đó mọi dạng vật chất về mặt nhận thức luận có đặc tính “tồn tại với tư cách là thực tại khách quan” | 13, 321] đều được xem xét. Khái niệm hình thức về chủ nghĩa xã hội là sự phản ánh có tính chất phân hoá về hiện thực xã hội chủ nghĩa, theo đó chủ nghĩa xã hội được “thấy ra” ỏ' từng biểu hiện cụ thể, từng nước hay từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Còn khái niệm biện chứng về chủ nghĩa xã hội là sự phản ánh chủ nghĩa xã hội hiện thực vượt qua những biểu hiện cụ thể của nó trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai cho đến mức đạt tới tính thống nhất của trạng thái đã hoàn thành. Theo đó chủ nghĩa xã hội được nhìn về bản chất như đã phát triển đầy đủ, khắc phục hết mọi biểu hiện đơn nhất, tạm thời trong từng thời kỳ trưởng thành, trong tính điều kiện lịch sử của nó.

Như vậy khái niệm trong tư duy hình thức là sự phản ánh có tính phân hoá về khách thể, trong đó khách thê dườns như được phân chia theo những biểu hiện cụ thổ đơn nhất, cá biệt. Với phương thức phán ánh này, khái niệm hình thức không bao quát được một cách tương đối đầy đủ cái bản chất, cái có tính tất yếu mà nhiều lắm cũ mĩ chí nắm được từng mặt phiến diện của chúng. Khái niệm trong tư duy biện chứng, trái lại là sự phán ánh mang tính chính thể về khách thể, theo đó những hiện tượng đa dạng được nhìn trong tính thống

nhất nội tại của chúng. Với phương thức phán ánh ấy, khái niệm biện chứng có thể quán triệt một cách đấy đủ bán chất, các mối liên hệ tất yếu của khách thể. Bơi vì việc xem xét hiện tượng trong tính thống nhất nội tại cũng có nghĩa là nắm lây bản chất của chúng. Chính Ảngghcn trong Biện chứng của tự nhiên

đã nói lên điều đó khi lưu ý đến một quan niệm đúng đắn của Arixtốt rằng “trong mọi loại (sự vật) cái thống nhất, tự nó biểu hiện ra là một bản tính nhất định, và đối với mọi sự vật, bản thân cái thống nhất ấy là bản tính của nó” [15, 666].

Khái niệm hình thức và khái niệm biện chứng cũng khác nhau về

phương thức hoạt động. Hoạt động của khái niệm hình thức chủ yếu dựa trên những quan sát và thí nghiệm. Cứ mỗi bước tiến của quan sát, của thí nghiệm lại bổ sung vào nhận thức những tài liệu mới và những tri thức mới, dẫn đến mở rộng thêm đối tượng, làm đầy thêm nội hàm của khái niệm hình thức. Sự quan sát dù ở trình độ nào (thông thường hay khoa học) và với phương tiện nào (thô sơ hay hiện đại), bao giờ cũng đòi hỏi đối tượng phải tồn tại một cách trực tiếp, mà theo Hêghcn thì nó chỉ đem lại cho ta “sự cảm thụ những biến đổi kế tiếp nhau... nhưng nó không cho ta thấy tính tất yếu của mối liên hệ”[15, 963J. Trong quan sát chúng ta làm quen với những biểu tượng cảm tính xen kẽ nhau, lồng vào nhau và ở đây đối tượng chỉ được phán ánh như những hiện tượng đơn nhất, hữu hạn và hữu hình, làm cho những tri thức được sản sinh ra thường mang tính mảnh đoạn, tĩnh và tách biệt nhau. Khác với quan sát, “thí nghiệm là phương pháp nghiên cứu các sự vật, hiện tượng, bằng cách sử dụng những phương tiện vật chất để can thiệp vào trạng thái tự nhiên của chúng nhằm tạo ra cho chúng những điều kiện nhàn tạo, tách chúng thành các bộ phận và kết hợp chúng lại, sán sinh chúng dưới dạng “thuần khiết ”[31, 381-382]. Thí nghiệm thường xuất phát từ một ý tưởng hay một quan niệm của lý thuyết khoa học nhất định, trong đó chủ thể tác động thay đổi các điều kiện tự nhiên của khách thể làm cho dối tượng bộc lộ n h ữ n g thuộc tính và quan hệ mà trong điều kiện tụ nhiên thì chúns khôns hiện ra một cách trực

tiếp. Nhận thức trong các thí nghiệm, do đó có trình độ cao hơn so với quan sát, có thê nắm được những mặt Illicit (lịnli thuộc về bán chất và liên hệ tất yếu

của khách the. Những tri thức nhận được trong thí nghiệm gia nhập vào nội hàm của khái niệm hình tlìức, cho phép nó khái quát được cái bản chất và những liên hệ tất yếu cua đối tượng ở mức độ nhất định. Đối tượng nhận thức trong các thí nghiệm mặc dù được gắn vào các điều kiện có tính nhân tạo vẫn

xuất hiên dưới dạng cái đơn Illicit vù hữu hạn, cho nên những tri thức để được sán sinh ra vẫn phải nhờ vào quan sát (gọi là quan sát trong thí nghiệm). Những tri thức ấy vẫn là sự phản ánh đối tượng dưới hình tliái dơn nhất và bị giới hạn bởi các điểu kiện cụ thể của thực tiễn trong đó chủ thể tiến hành quan sát, thí nghiệm. Khái niệm hình thức bao gồm những tri thức thuộc loại đó, dù chỉ là tương đối cũng chưa tliể vươn tới quán triệt được một cách đầy đủ bản chất, tính tất yếu của đối tượng. Àngghen xác nhận “Sự quan sát dựa vào kinh nghiệm tự nó không bao giờ có thể chứng minh được đầy đủ tính tất yếu ”[15, 718]. Nói cách khác, trong khái niệm hình thức cái bản chất không bao giờ có

Một phần của tài liệu Đặc điểm của khái niệm trong tư duy (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)