Khái niệm trong tư duy hình thức

Một phần của tài liệu Đặc điểm của khái niệm trong tư duy (Trang 37)

- Vé hình thức, nội chìm ’:

CHƯƠNG 2: sự THỐNG NHÂT CỦA KHÁI NIỆM T R O N G T ư DUY HÌNH THỨC VÀ T ư DUY BIỆN CHỨNG

2.2. Khái niệm trong tư duy hình thức

Khoa học, bất kể đó là khoa học lự nhiên hay khoa học xã hội, bao giờ cũng phản ánh thế giới xung quanh bằng một hệ thống các khái niệm, các lý '.huyết. Khoa học quan tâm trước hết đến tính chính xác của các khái niệm mà nó sử dụng, đến tính xác đáng của các luận cứ, cũng như của kết luận.

Khái niệm trong tư duy hình thức là hình thức cơ bản của tư duy hình '.hành hay xuất phát từ nhận thức cảm tính. Tuy nhiên, biểu tượng không thể chuyển trực tiếp lên thành khái niệm. Để có được khái niệm, nhận thức của con người phải sử dụng các thao tác logic như: so sánh, phân tích, tổng hợp, :rừu tượng hoá và khái quát hoá. Đây là các thao tác logic cần thiết để xây dựng các khái niệm. Các thao tác này thực hiện các chức năng khác nhau irong quá trình xây dựng các khái niệm.

So sánh là một thao tác logic dùng để xác định nhũng điểm giống và .chác nhau của các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Trên cơ sở đó sắp xếp các sự vật, hiện tượng thành những nhóm khác nhau. Nhưng muốn so sánh thu được kết quả chính xác thì cần phải tuân theo các quy tắc của phương pháp so sánh.

Trước hết, so sánh những đối tượng trong hiện thực cho chúng ta hiểu biết về những đặc điểm của các đối tượng đó. “Nếu chúng ta so sánh hai vật lết sức khác nhau- thí dụ như một thiên thạch và một người thì chúng ta tìm Jược ít cái chung, nhiều lắm là trọng lượng và những thuộc tính vật lý chung ihác”[15, 722],

Thứ hai: Tính chất chính xác của sự so sánh phụ thuộc vào cơ sở so sánh. Việc lấy cái gì là cơ sư so sánh là rất quan trọng, nếu không có cơ sở cho so sánh thì ta không thể so sánh được một cách chính xác.

Thứ ba: Việc so sánh giữa hai hoặc nhiều đối tượng phái căn cứ vào một huộc tính khác nhau, trên một mối quan hệ giống nhau.

Thứ tư: Bất cứ so sánh nào cũng đều không được căn cứ vào những thuộc tính mới gặp lần đầu đê so sánh, mà phái căn cứ vào những thuộc tính bản chất, những thuộc tính được lặp lại của đối tượng để tiến hành so sánh.

Một thao tác logic khác để xây dựng khái niệm là phân tích. Phân tích

là thao tác phân chia cái toàn bộ thành các phần. Trong quá trinh xây dựng khái niệm, phân tích được sử dụng để phân chia các biểu tượng chung thành những bộ phận hợp thành nhằm mục đích nghiên cứu cơ cấu và những mối liên hệ bên trong của đối tượng. Trên cư sứ đó, đi sâu vào tìm hiểu bản chất.

Thao tác logic đươc sử dụng tiếp theo là tổng hợp. Tổng hợp được sử dụng để thống nhất, kết hợp các đặc trựng cơ bản của đối tượng thành một thể thống nhất. Tuy nhiên, nếu dừng lại ở sự tổng hợp như vậy sẽ không vạch ra được những cái bản chất của đối tượng. Để làm được điều đó người ta nhờ đến thao tác khái quát hoá.

Từ những đặc trưng cơ bản nhờ khái quát hoá, tư duy phát hiện những dấu hiệu quy định bản chất (hay những dấu hiệu bản chất) của đối tượng. Đồng thời với điều đó, khái quát hoá còn bao gồm cả việc vận dụng những dấu hiệu được phát hiện vào việc nghiên cứu những đối tượng khách quan cùng loại. Trên cơ sở đó người ta xây dựng nên khái niệm để phản ánh đối tượng được nghiên cứu.

Như vậy, chúng ta không thể chuyển trực tiếp từ biểu tượng (tri thức cảm tính) lên khái niệm, mà để có khái niệm lừ tri thức cảm tính, chúng ta phải sử dụng một loạt các thao tác logic của tư duy. Điều đó cho thấy sự khác nhau về bản chất giữa biểu tượng và khái niệm, giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.

Nhờ kết quả của việc sử dụng các thao tác logic, con người sẽ có tri thức về bản chất của đối tượng được phản ánh trong các khái niệm. Sự phân tích con đường hình thành khái niệm từ tri thức cảm tính cũng đã phần nào chỉ ra vai trò của khái niệm trong nhận thức. Tuy nhiên, để thấy rõ hơn vai trò đó, chúng ta đi sâu vào tìm hiếu bân chất của các khái niệm.

Dưới góc độ logic, khái niệm là một hình thức cơ bàn của tư duy phcin ánh nlìữníỊ dấu hiệu cơ bản khác biệt c ủ a đ ố i tượng. Lênin viết: n h ữ n g

phạm trù của tư duy không chí là một công cụ của con người, mà còn là biểu hiện của tính quy luật của giới tự nhiên cũng như của con người... Chúng ta không thể “vượt qua giới hạn bản tính các sự vật được””[ 14, 98-99]. Như vậy, chúng ta phải thấy rằng khái niệm là hình thức của tư duy phản ánh đối tượng chứ không phải là bản thân đối tượng hay không phải là “hình ảnh” vật lý của đối tượng. Ví dụ khái niệm “cái nhà” không phải là bản thân cái nhà cụ thể, khổng phái là bản ghi hình ảnh vật lý của cái nhà. Mặt khác, khái niệm không phải phản ánh toàn bộ nội dung của đối tượng, mọi dấu hiệu của đối tượng mà chí phán ánh những dấu hiệu bản chất của đối tượng. Khái niệm phản ánh những đối tượng vật chất tồn tại trong thế giới khách quan và cá đối tượng phi vật chất. Khái niệm khác với sự mô tá. Sự mô tả phán ánh đối tượng bằng một số dấu hiệu của đối tượng, đủ để hình dung hiện tượng, chẳng hạn việc mô tả cái nhà có thể nói về hình dạng mái, chất liệu làm mái, làm tường, màu sắc... Sự mô tả có thể cho ta biết nhiều dấu hiệu, nhưng không làm bộc lộ bản chất của đối tượng.

Khái niệm phản ánh các sự vật, hiện tượng ở những dấu hiệu bản chất. Trong logic học, cái giúp ta có thể phân biệt được đối tượng này giống hoặc khác đối tượng kia được gọi là dấu hiệu. Dấu hiệu bản chất làm cho ta phân biệt được sự vật hay lớp sự vật này với sự vật hay lớp sự vật khác.. Khái niệm chỉ phản ánh dấu hiệu bản chất, khác biệt. Ví dụ: về các tội phạm như: “Tội cướp tài sản của công dân” và “tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân”, sở dĩ ta có thể phân biệt được các tội danh đó là nhờ các tội danh trên có dấu hiệu bản chất, khác biệt.

Trong quá trình phán ánh thế giới khách quan, sự phản ánh các dấu hiệu và sự phản ánh các sự vật, hiện tượng chứa các dấu hiệu đó có mối quan hộ với nhau và quan hệ đó thể hiện bằng mối quan hệ giữa nội hàm vả ngoại diên

rủa khái niệm. Vậy sự phản ánh nào là nội hàm, sự phán ánh nào là ngoại diên, điều này cần phải được làm rõ hơn.

Nội hàm của khái niệm là tập hợp những dấu hiệu trong khái niệm,

n h ữ n g thuộc tính bản chất của đối tượng được phán ánh .

Những hiểu biết của chúng ta về hán chất của đối tượng nhận thức chính là nội hàm của khái niệm phán ánh các đối tượng tương ứng. Tổng hợp của những hiểu biết như thế về đối tượng thì cũng chính là khái niệm về đối tượng. Cho nên có thể nói nội hàm của khái niệm cũng chính là khái niệm, nhưng đó là khái niệm được xét dưới góc độ phân xẻ nội tại của những tri thức tạo nên nó. Khi nói khái niệm là chúng ta muốn nói tới những tri thức khác nhau được kết thành khối thống nhất tạo nên một chính thể phản ánh về đối tượng, tức là chúng ta muốn xem xét sự hiểu biết của chúng ta về đối tượng không phải như những hiểu biết khác nhau mà chỉ như một sự hiểu biết hoàn chỉnh đã đạt được để phản ánh về đối tượng. Chúng ta có thể nói rằng quá trình hình thành khái niệm chính là quá trình hình thành nội hàm của nó và khi trong tư duy mỗi khái niệm đã được định hình để phản ánh về đối tượng thì khái niệm ấy phải có nội hàm. Không thể có khái niệm mà lại không có nội hàm.

Mặt khác, với một đối tượng xác định nào đó thì không nhất thiết chỉ có một khái niệm duy nhất hình thành trong tư duy để phản ánh về nó. Còn tuỳ ở góc độ xuất phát của hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức mà khía cạnh này hay khía cạnh khác của đối tượng được nổi lên như cái đặc trưng cho bản chất của đối tượng, những khía cạnh khác nhau ấy của cùng một đối tượng có thể được nhận thức đó hình thành nên những khái niệm khác nhau về cùng một đối tượng. Nhưng các khái niệm ấy không loại trừ nhau, không đứng cô lập nhau mà gắn bó với nhau. Tất cả chúng lại liên kết với nhau tạo nên một nội hàm duy nhất của một khái niệm duy nhất phản ánh về đối tượng. Sự phân tầng này tuỳ thuộc góc độ xem xct đối tượng ở những hoàn cảnh cụ thể. Chẳng hạn chúng ta có nhiều khoa học khác nhau nghiên cứu về con người

như sinh học, tâm lý học, triết học, lịch sử, xã hội học... Mỗi ngành khoa học nghiên cứu về con người sẽ cho những hiểu biết (nội hàm khái niệm) khác nhau về con người. Tập hợp nhũng hiểu biết đó về con người sẽ tạo nên một khái niệm “con người” một cách toàn vẹn, đầy đủ.

Việc hiểu rõ nội hàm của khái niệm có ý nghĩa rất quan trọng trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn. Chừng nào chúng ta chưa rõ nội hàm của khái niệm thì chúng ta không thể hiểu bán chất của đối tượng được khái niệm đó phán ánh, đồng thời không thể xác (tịnh được những đối tượng được phản ánh trong khái niệm đó. Đế hiểu được khái niệm nào đó, chúng ta không chỉ nấm được nội hàm của nó mà còn phái thấy được ngoại diên của nó.

Ngoại diên của khái niệm là tập hợp những đối tượng có chứa những dấu hiệu bản chất được phản ánh trong khái niệm. Mỗi đối tượng có các dấu hiệu tương ứng là một phần tử thuộc ngoại diên của khái niệm.

Nhờ nắm được nội hàm và ngoại diên của khái niệm mà những nội dung được phản ánh và các đối tượng được phản ánh trong mỗi khái niệm được làm rõ. Điều đó cho phép nhận thức của chúng ta phản ánh được đúng đắn hiện thực khách quan.

Từ sự phan tích trên, chúng ta có thể thấy vai trò to lớn của khái niệm đối với nhận thức. Nó là hình thức cơ bản của lư duy, phản ánh bản chất của đối tượng được nghiên cứu. Các đối tượng được khái niệm phản ánh cũng hết sức phong phú, đa dạng, không có lĩnh vực nào mà khái niệm không thể phản ánh. Tuy nhiên, vai trò của khái niệm không dừng ở đó. Khái niệm với tư cách là hình thức cơ bản của tư duy, biểu hiện như là “tế bào cơ bản”, là “nguyên liệu cơ bán” của mọi quá trình nhận thức. Điều này được thể hiện trước hết ở chỗ nó tham gia vào việc xây dựng các hình thức cơ bản khác của tư duy như

phán đoán, suy lý.

Xct dưới góc độ logic, phán đoán là một tư tưởng khẳng định hay phủ định một dấu hiệu nào đỏ thuộc đối tượng của tư tưởng.

Khi nhận thức hiện thực xung quanh, chúng ta phải nêu ra được các Ithuộc tính, tính chất của chúng. Thực chất phán đoán đơn là sự liên kết giữa hai khái niệm nhằm khẳng định hay phú định một thuộc tính nào đó của đối tượng nhận thức. Liên kết đó được thê hiện bằng hệ từ giữa một khái niệm dóng vai trò là chủ từ và một khái niệm đóng vai trò là vị từ của phán đoán.

vể quan hệ giữa phán đoán và khái niệm, không ncn quan niệm khái niệm là có trước phán đoán bởi vì như đã trình bày, một phán đoán đơn tối thiều phải có hai khái niệm liên kết lại với nhau. Nhưng mặt khác khái niệm khoa học là sự tổng kết nhận thức của con người, chúng chứa đựng một nội dung phong phú. Song chỉ nhờ có phán đoán mới làm cho nội dung của nó bộc lộ ra được. Mối quan hệ giữa khái niệm và phán đoán tương tự như mối quan hệ giữa quy luật và bản chất. Quy luật là những mối liên hệ bản chất của sự vật, còn một bản chất bao gồm nhiều quy luật hợp thành. Như vậy, việc xem xét khái niệm là một hình thức cơ bản của tư duy, tham gia vào việc xây dựng các hình thức nhận thức khác, trong đó có phán đoán không có gì mâu thuẫn với thực chất của quá trình nhận thức. Nhận thức, hoạt động của tư duy phản ánh hiện thực khách quan là một quá trình biện chứng. Khái niệm vừa là tế bào của nhận thức, vừa là kết quả của toàn bộ hoạt động của tư duy, bao gồm cả phán đoán. Cũng như vậy, phán đoán vừa là thành phần của suy lý nhưng lại cũng là kết quả của suy lý. Đây đều là hình thức cơ bản của tư duy, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Xét dưới góc độ về cấu trúc của chúng, chúng ta hoàn toàn có cơ sở khi lấy khái niệm là hình thức đầu tiên để phân tích các hình thức khác của tư duy.

Với cách hiểu như vậy, có thể khẳng định khái niệm tham gia vào quá trình xây dựng các phán đoán với tư cách là một thành phần của phán đoán. Phán đoán biểu hiện tri thức của chúng ta vé sự vật, hiện tượng của thế giới hiện thực, về đặc tính và về mối quan hệ giữa chúng, mặt khác phán đoán có được trên cơ sở những tri thức đã biết, đã có đó là khái niệm. Không có khái niệm thì sẽ không có phán đoán. Nếu trong phán đoán, tư duy của chúng ta

phản ánh những quan hệ (liên kết) mà những quan hệ này có thực Irong hiện thực xung quanh thì phán đoán của chúng ta là chân thực, nhận thức của chúng ta là đúng đắn. Trong trường hợp ngược lại thì phún đoán của chúng ta là giả dối, nhận thức của chúng ta là không đúng đắn. Theo Ảngghcn thì ma sát sinh ra nhiệl, đó là điều mà những người ở thời tiền sử đã biết qua thực tiễn khi họ phát minh ra cách làm lửa bằng ma sát hay có thể làm nóng phần cơ thể bị lạnh bằng cách xoa mạnh tay vào đó, nhưng từ đó đến chỗ khám phá ra rằng ma sát nói chung là nguồn sinh ra nhiệt thì đã phải trải qua rất nhiều thế kỷ. Bằng cách này hay khác, rồi cũng đến lúc bộ óc C O I1 người phát triển đến mức độ có thể phán đoán được rằng “ma sát là nguồn sinh ra nhiệt...”. Tuy nhiên trong khoa học thường có những tư tướng, giả thuyết trong một thời gian dài tuy chưa được chứng minh nhưng vẫn là đúng đắn một cách khách quan. Ví dụ như tư tưởng về sự tổn tại một nguyên tử đã được Lơxíp và Đèmôcrit nêu ra từ thời cổ đại nhưng chí mãi tới cuối thế kỷ XIX mới được chứng minh.

Tri thức của con người về thế giới khách quan tồn tại trong những hình thức khái niệm, phán đoán (mà khái niệm lại nằm trong thành phần của phán đoán). Có hai con đường để gia tăng những tri thức mới về thế giới hiện thực.

Một là, con đường trực tiếp thông qua tác động thẳng của con người đến thế giới khách quan để nhận thức.

Hai là, con đường gián tiếp nhờ có suy lý, nó thể hiện sức mạnh của tư duy trừu tượng trong nhận thức thế giới khách quan. Xét từ góc độ logic, suy lý là một quá trình tư tưởng mà từ một, hai hay nhiều phán đoán đã biết ta nhận được một phán đoán (tri thức) mới. Trong suy lý, nếu sự liên kết giữa các phán đoán đã biết, đã có và tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt thì nhận thức của ta sẽ thu được phán đoán mới tin cậy về thế giới hiện thực. Muốn suy lý đúng phải tuân theo điều kiện sau:

Thứ hai, quá trình suy lý phải tuân theo các quy tắc, quy luật suy lý của

Một phần của tài liệu Đặc điểm của khái niệm trong tư duy (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)