Khái niệm trong tư duy biện chứng

Một phần của tài liệu Đặc điểm của khái niệm trong tư duy (Trang 46)

- Vé hình thức, nội chìm ’:

CHƯƠNG 2: sự THỐNG NHÂT CỦA KHÁI NIỆM T R O N G T ư DUY HÌNH THỨC VÀ T ư DUY BIỆN CHỨNG

2.3. Khái niệm trong tư duy biện chứng

Khái niệm biện chứng là những cấu trúc trừu tượng phổ quát, do tư duy tạo nên và chỉ tồn tại trong tư duy. Nếu như tư duy và khái niệm nói chung không tìm kiếm đối tượng ở ngoài những khách thể tồn tại trong hiện thực, thì điều đó cũng không ngoại trừ đối với khái niệm biện chứng. Trong tác phẩm “Chống Đuy-rinh” Ph. Ảngghen viết: “Đối tượng của toán học thuần tuý là những hình không gian và những quan hệ số lượng của thế giới hiện thực, tức là một chất liệu rất hiện thực”! 15, 59Ị. Các thuộc tính và quan hệ hiện thực có

be sâu bản chất của khách thể, được tư duy trừu xuất ra và cấu tạo lại theo logic của chúng thành những cấu trúc trừu tượng phổ quát có tính thuần khiết, lý iướng hoá. Những cấu trúc đó trước hết là nhữnq đối tượníỊ của tư duy biện chứng và đỏ chính là kliúi niợm biện cliứni>. Các đối tượng này có tính trừu tượng phổ quát do chỗ chúng được tạo dựng trong tư duy bàng trừu tượng hoá và lý tưởng hoá, khái quát hoá những thuộc tính và quan hệ chung, tất yếu của khách thể. Vì vậy các đối tượng của khái niệm biện chứng là sản phẩm của tư duy và chỉ tồn tại trong tư duy dưới dạng phi cảm tính. Chẳng hạn “vật chất với tính cách là vật chất” - đối tượng của khái niệm biện chứng, theo Ăngghen là một sáng tạo thuần tuý của tư duy và là một sự trừu tượng.

Các đối tượng biện chứng được xây dựng trong một quá trình nhận thức phức tạp, ở đó tư duy phải đáp ứng hai yêu cầu chủ yếu. Trước hết, tư duy phải sử dụng một cách có hệ thống các thao tác trí óc nhằm gột rửa hết thảy mọi biểu hiện cảm tính của những thuộc tính và quan hệ của khách thể đã được phát hiện, làm cho những “vật liệu” đổ vượt ra khỏi tính hữu hình và tính cá thể đơn nhất, tính có điều kiện và giới hạn cụ thể về không gian và thời gian, và đem lại cho chúng hình thức cái phổ biến. Sau nữa để tạo dựng các cấu trúc trừu tượng từ những vật liệu đã được rút ra, tư duy còn phải nắm được ở mức tối thiểu logic của chúng, nghĩa là phải nắm được ở mức tối thiểu (dưới dạng biểu tượng chung chẳng hạn) các quy luật đang tác động trong khách thể. Nếu không như vậy tư duy sẽ thiếu căn cứ logic cho việc tổ chức những vật liệu ấy thành các cấu trúc trừu tượng tức lù các đối tượng biện chứng. Hệ thống số là khái niệm biện chứng của quan hệ về mặt lượng chẳng hạn, chi được xây dựng với việc tư duy nấm bắt logic cấu tạo của nó, tức là khi nhận thức vạch ra tính quy luật chung của các quan hệ số lượng thực tại. Những yêu cầu này của việc xây dựng đối tượng trong tư duy biện chứng chỉ có thể được đáp ứng ở trình độ nhận thức lý tính, khi mà tư duy phát hiện được các phương diện bản chất hay các tính quy định làm nên sự thống nhất bên trong của khách thể. Vậy các

“ Biện chứng của tự nhiên” toán học “nghiên cứu những công trình trí óc mặc dù những công trình ấy cũng là những phán ánh của hiện thực...”[ 15, 699].

Như vậy, với tư duy biện chứng thì đối tượng của nó được tạo dựng dần dần trong hoạt động của nó, lư duy này hoạt động đến đâu thì đối tương của nó được tạo dựng đến đấy. Còn về khái niệm trong tư duy biện chứng với tính cách là sản phẩm cao nhất củ a tư duy biện chứng thì đối tượng của nó dường như đã hoàn thành. Vì thế cho ncn tính quy luật của đối tượng được diễn tả trong khái niệm cũng gần như đã hoàn chỉnh. Sự vận động (triển khai) khái niệm biện chứng cũng đồng thời là sự xây dựng đối tượng cho tư duy biện chứng. Chẳng hạn, sự vận động của khái niệm biện chứng về vật chất cũng đồng thời là sự tạo dựng đối tượng của tư duy biện chứng về vật chất.

Khái niệm trong tư duy biện chứng phán ánh khách thể trong tính thống nhất và tính sinh thành lịch sử. Đặc trưng này của khái niệm biện chứng do đối tượng của nó chi phối. Diễn tả những cấu trúc trừ u tượng phổ quát, khái niệm biện chứng mô tả có hệ thống các mối liên hệ bản chất, vượt qua tính có điều kiện và tính có giới hạn cụ thể về không gian của khách thể, đó là sự phản ánh khách thể trong tính chỉnh thể. Phản ánh khách thể trong tính thống nhất, khái niệm biện chứng có khả năng vạch ra một cách tương đối đầy đủ bản chất của đối tượng. Cũng phản ánh những cấu trúc trừu tượng phổ quát, khái niệm biện chứng còn vạch ra được các quy luật chung, vượt qua tính có điều kiện và giới hạn cụ thể về thời gian của khách thể. Đây là sự phản ánh khách thể trong tính sinh thành lịch sử. Chẳng hạn trong Tư bản, khái niệm giá trị thặng dư là sự mô tả bán chất phổ biến của chủ nghĩa tư bản, vượt qua các biểu hiện đa dạng của nó tức là vượt qua tính có điều kiện và giới hạn cụ thể về không gian của nó. Đày là sự phán ánh chủ nghĩa tư bản trong tính thống nhất. Khái niệm này cũng vạch ra quy luật phổ biến của chủ nghĩa tư bản, vượt qua các sự kiện, các giai đoạn lịch sử cụ thể của nó tức là vượt qua tính có điều kiện và giới hạn cụ thể về thời gian của nó. Đó cũng là sự phán ánh chủ nghĩa tư bản xuyên qua quá khứ, hiện tại và tương lai hay là sự phán

ánh chủ nghĩa tư bản trong tính sinh thành lịch sứ. Với phương thức phản ánh như thế. khái niệm biện chứng trong hoạt động cung cấp cho con người những tri thức phổ quát, diễn tả một cách tương đối đầy đủ và có hệ thống về bản chất, về quy luật của thế giới đối tượng, mà kinh nghiệm thì không dễ gì có được. Tuy nhiên tính thống nhất và tính sinh thành lịch sử trong sự phản ánh của khái niệm biện chứns có nguồn gốc khách quan. Khách thể nhận thức tồn tại trong hiện thực về bản chất là một thê thống nhất đang vận động, và chính yêu cầu của việc nhận thức bản chất với tính cách như vậy đã đem lại phương thức phàn ánh đó của các khái niệm trong tư duy biện chứng .

Phương thức vận động của khái niệm biện chứng chủ yếu là các thao tác tư duy logic. Ó đây các thao tác tư duy trở thành nội dung tất yếu của khái niệm và vận động của nó chính là sự thực hiện có hệ thống các thao tác này. Như chúng ta đã biết, khái niệm nói chung chỉ vận động khi đối tượng của nó đi vào vận động, nói cách khác vận động của khái niệm phụ thuộc vào sự vận động đôi tượng của nó. Nhưng không giống như đối tượng của khái niệm hình thức là những thực tại trực tiếp cảm tính, đối tượng của khái niệm biện chứng là những cấu trúc trừu tượng do tư duy tạo ncn và chỉ tồn tại trong tư duy. Đó là những đối tượng có hình thức là cái phổ biến trừu tượng mà không phương pháp nhận thức trực quan, kinh nghiệm nào bao quát được và có thể tự minh một cách độc lập làm cho chúng đi vào vận động. Những đối tượng ấy chỉ được bao quát và đi vào vận động với khái niệm biện chứng, trong trường hợp tư duy sử dụng các phương pháp nhận thức logic như phân loại, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá...Không chỉ là đối tượng, mà nội dung và hình thức tri thức của khái niệm biện chứng cũng thực sự được bổ sung và đổi mới thông qua việc thực hiện các phương pháp ấy.

Điều đó không có nghĩa là vận động cúa khái niệm biện chứng hoàn toàn không phụ thuộc vào khách thê nhận thức, các đối tượng kinh nghiệm và thực tiễn cua con người. Ngay từ đầu tư duy dã phái bám vào các khách thể, các đối tượng kinh nghiệm với việc sú' dụns quan sát và thực nghiệm để tìm

kiếm những “vật liệu” cho việc xây dựng các đối tượng biện chứng. Hơn nữa việc đối chiếu, củng cố và bổ sung nội dung tri thức cho khái niệm biện chứng trong mỗi bước vận động của nó cũng được tư duy thực hiện thông qua mối liên hệ thường xuyên với kinh nghiệm và thực tiễn. Trong Nhà nước và cách m ạng, Lênin đã phân tích cho thấy Mác có sự đối chiếu, củng cố, bổ sung các nội dung chuyên chính và dân chủ cho khái niệm của mình về nhà nước kiểu mới thông qua liên hệ với kinh nghiệm và thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản, đặc biệt là kinh nghiệm và thực tiễn lịch sử của Công xã Pari. Như vậy khái niệm biện chứng chí có tính độc lập tương đối với các đối tượng kinh nghiệm, các khách thổ và thực tiễn cuá con người. Nhưng trong tính độc lập tương đối ấy thì sự vận động của khái niệm biện chứng còn được triển khai với việc thực hiện các thao tác tư duy logic. Thực hiện các thao tác này, các khái niệm biện chứng trong chừng mực nhất định có khả năng “tự vận động” (theo nghĩa tương đối) sản sinh ra những tri thức mới.

Với đối tượng là những cấu trúc trừu tượng phổ quát, nội dung và hình thức tri thức của khái niệm biện chứng đều là cái phổ biến. Vì thế nộỉ dung và hình thức tri thức của khái niệm biện chứng có sự phù hợp với nhau. Vì nội dung và hình thức đều là cái phổ biến, nên khái niệm biện chứng vượt bỏ tính cục bộ, mảnh đoạn của khái niệm hình thức, diễn tả một cách tương đối đầy đủ tính thống nhất nội tại hay bản chất và tính quy luật chung của các khách thể nhận thức. Điều đó cho thấy, khái niệm biện chứng Irong sự vận động có khá năng trở nên đầy đủ và cụ thể. Cũng với nội dung và hình thức như vậy, khái niệm biện chứng tỏ ra là cơ cấu của những hành động và thao tác tư duy có tính phổ quát. Những hành động và thao tác này được thực hiện trên các cấu trúc trừu tượng phổ quát, chúng cũng có tính độc lập tương đối với thực tiễn, vượt xa giới hạn của các quan hệ cụ thế giữa chủ thể và khách thể, cho phép khái niệm trong sự vận động hình thành những nguycn tắc chung cho thực tiễn của con người với khách thể trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai. Vậy khái niệm biện chứng còn là mô hình phổ quát về hoạt động thực tiễn

của con người. Chẳng hạn, khái niệm biện chứng của chủ nghĩa Mác về nhà nước vô sản là mô hình phổ quát của thực tiền tổ chức giai cấp vô sản thành nhà nước trong cách mạng xã hội .

Khái niệm trong tư duy biện chứng không phái là “tổng cộng những đặc điểm giống nhau” mà cẩn phái hiếu nó là sự thống nhất cụ thể của cái chung và cái riêng. Sự thống nhất, đồng nhất của cái chung và cái riêng trong khái niệm giải thích ý nghĩa của các khái niệm với tính cách là những điểm để tái sản sinh trong tư duy những mối liên hệ và quan hệ căn bản của các hiện tượng.

Tuy nhiên, sự đồng nhất ấy không loại trừ sự khác nhau, mâu thuẫn nhau giữa cái đơn nhất và cái phổ biến. Chính điều đó quy định cái phổ biến không thể sát nhập trực tiếp hết vào cái đơn nhất, cũng như cái đơn nhất, cái riêng lẻ không thê là biểu hiện đơn giản, trực tiếp của từng cái phổ biến. Điều đó không mâu thuẫn với việc cho rằng cái phổ biến thể hiện tính chất phong phú của cái riêng lẻ, tính muôn vẻ của cái đơn nhất không tồn tại ở ngoài cái phổ biến.

Nói cái phổ biến và cái đưn nhất là những mặt đối lập thống nhất với nhau trong khái niệm, nhưng không thể không nhắc tới mâu thuẫn của chúng. Việc thừa nhận điều đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhận thức. Khái niệm là biểu hiện tập trung của bản chất của cái đơn nhất vào trong tư duy. Vì cái phổ biến là khái quát cái đơn nhất, cho nên cần phái chú ý đến nhân tố mâu thuẫn giữa cái phổ biến và cái đơn nhất. Trong quá trình nhận thức phải diễn tá cái phổ biến thông qua cái đơn nhất, cụ thể hoá khái niệm trong khi áp dụng vào cái đơn nhất.

Như vậy, khái niệm được sử dụng trong tư duy biện chứng là sự thống nhất của những mặt đối lập, giữa cái phổ biến với cái đơn nhất và cũng bao hàm mâu thuẫn giữa chúng. Nếu là cái phổ biến thì khái niệm biểu hiện bản chất của cái đơn nhất, cái riêng le và theo ý nghĩa đó cái chung là cái riêng. Nếu khái niệm thể hiện tính chất phong phú của cái đơn nhất, đi từ đơn nhất

đến phổ biến thì khái niệm không phái chí biểu hiện những đặc đicm chung của cái đơn nhất mà còn biêu hiện cái chung tức là bản chất, quy luật và theo ý nghĩa đó, cái đơn nhất là cái phổ biến.

Tư duy hiện chứng vận dụng những khái niệm trong quá trình vận động, phát triển của chúng. Dựa vào một số khái niệm đã có, tư duy nhờ những phán đoán, suy lý và những phương tiện logic khác có thể tạo ra những khái niệm và quy luật mới, vạch ra những mặt và những thuộc tính mới của các sự vật, hiện tượng. Tính mềm dẻo của khái niệm trong tư duy biện chứng thể hiện ở sự liên hệ, quy định lẫn nhau giữa các khái niệm. Nội dung của các khái niệm có thể thay đổi, nó có thể bị gạt bỏ đi những phần không còn phù hợp, không còn phán ánh đúng thế giới khách quan, đồng thời nó có thể được bổ sung những nội dung mới đáp ứng yêu cầu phản ánh đúng đắn hơn, đầy đủ hơn về thế giới. Sự gạt bỏ và bổ sung này liên quan đến tính lịch sử - cụ thể của đối tượng. Tư duy biện chứng không sử dụng khái niệm theo cách siêu hình. Nó không coi khái niệm là cái gì chết cứng, không biến đổi. Lênin đã vạch ra rằng khái niệm cần phải linh hoạt, mềm dẻo, tương đối, thống nhất trong các mặt đối lập, bởi vì có như vậy nó có thể bao quát được thế giới, phản ánh đúng đán thế giới. Người viết: “Những khái niệm này cần phải được mài sắc, gọt giũa, mềm dẻo, năng động, tương đối, liên hệ với nhau, thống nhất trong những mặt đối lập để có thể bao quát vũ trụ” [14, 267]. Các khái niệm khoa học là sự phản ánh đúng đắn ít nhiều bản chất của các sự vật, hiện tượng của thế giới vật chất. Do bản chất của nó, những khái niệm ấy có tính chất mâu thuẫn biện chứng, bao hàm trong nó sự thống nhất của những mặt đối lập. Những sự vật, hiện tượng của thế giới vật chất ở trong quá trình vận động, phát triển không ngừng, trong quá trình đấu tranh của các mặt đối lập bên trong nó, cuối cùng chúng có thể biến đổi, trở thành mặt đối lập với nó, các mặt đối lập mới có thể xuất hiện thay thế cho các mặt đối lập đã lỗi thời. Tính mềm deo của khái niệm còn được quy định ở chỗ, trong khi không ngừng làm cho nhận thức của mình them sâu sắc và hoàn thiện, con người hoàn thiện cá những

khái niệm khoa học làm cho nó phù hợp với những hiếu biết mới về các sự vật, hiện tượng hoặc làm cho nó phù hợp với những biến đổi xảy ra với các sự vật trong quá trình phát triển hơn nữa của nó. Khi áp dụng tính mềm dẻo biện •chứng của khái niệm phái xem xét đến nội dung khách quan của khái niệm, nêu áp dụng một cách chú quan, tuỳ tiện sẽ rơi vào nguỵ biện, chiết trung.

Tư duy biện chứng sử dụng các khái niệm trong mối liên hệ mật thiết

Một phần của tài liệu Đặc điểm của khái niệm trong tư duy (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)