- Vé hình thức, nội chìm ’:
CHƯƠNG 2: sự THỐNG NHÂT CỦA KHÁI NIỆM T R O N G T ư DUY HÌNH THỨC VÀ T ư DUY BIỆN CHỨNG
2.1. Đặc trưng cơ bản của khái niệm
Nhận thức của con người khi phản ánh đối tượng vào trong ý thức thì phiát triển thành tư duy với tính cách là hệ tri thức hoạt động để sản sinh tri thức. Là hoạt động của các hệ tri thức, tư duy có cấu trúc gồm các hành động và thao tác trí óc kết nối nhau. Mỗi hành động trí óc là một ý nghĩ, một bước đi trên đường nhận thức và mỗi thao tác tư duy là một phương pháp bước tiếp trên con đường nhận thức đó. “một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát tri«ển của nhận thức của con người về giới tự nhiên và về vật chất”[ 14, 167]. Tur duy theo nghĩa này, đòi hỏi những thao tác nhóm để hợp lại và định hình các ý nghĩ, để liên kết các ý nghĩ với nhau tạo thành hệ thống. Hình thức định hìmh và kết thành hệ thống của các ý nghĩ trong tư duy chính là khái niệm. Với các khái niệm, tư duy chỉ đạo có hiệu quả các hoạt động thực tiễn của con người với thế giới đối tượng.
Theo chúng tôi, khái niệm là h ìn h thức lôgic của tư duy phản ánh đối tượng hiện thực khách quan thông qua những dấu hiệu bản chất, khác biệt. Sự hình thành khái niệm gắn với quá trình phát triển nhận thức con người từ cảm lính lên lý tính. Chỉ với nhận thức lý tính mới có sự xuất hiện và phát triển của khái niệm. Có thể coi các khái niệm là kết qua của sự nhảy vọt biện chứng của nhận thức từ cảm tính lên lý tính; trong đó sự tham gia của ngôn ngữ, các thao tác tư duy và thực tiễn là những tác động quyết định.
Với tác động của ngôn ngữ, c ủ a các thao tác trí óc và của thực tiễn, nhận thức có sự phát triển về chất từ tri giác, biểu tượng lên tư duy trừu tượng. Các nhán tồ đó là quyết định, song vần chưa đủ cho sự hình thành các khái niệm. Khái niệm còn là sản phẩm của hoạt động tích cực của tư duy con người. Thời kỳ đầu của sự thâm nhập ngôn ngữ và việc sử dụng các thao tác trí óc, nhận thức đã vượt qua những cảm nhận giác quan và trở thành tư duy trừu tượng nhưng cũng chưa thể có ngay các khái niệm. Để đạt đến các khái niệm, nhận thức còn phải trải qua cả một bước quá độ mà ở đó mới chỉ có những “ý niệm ”[20, 44] hay cũng có thế gọi là “tiền khái niệm”. Ý niệm có thể xem như một cấu trúc hoạt động có tính biếu tượng nhưng được gắn với những ký hiệu ngôn ngữ khi con người lần đầu lĩnh hội việc sử dụng chúng. Những ý ni'ệm dường như ở lưng chừng giữa tính khái quát của khái niệm và tính cụ thể cảm tính của biểu tượng mà không thuộc về cái này hay cái kia (khái niệm hoặc biểu tượng). Ý niệm giống với khái niệm về hình thức ngôn ngữ biểu đạt, nhưng chưa đạt tới sự khái quát đầy đủ như khái niệm; nó cũng gần giống với biểu tượng chung về mức độ khái quát, nhưng cao hơn về hình thức biểu đạt, về độ rõ nét của nội dung nhờ diễn tả được các thuộc tính và quan hệ bản chất của đối tượng. Sự kiện một đứa trẻ lên ba có thể gọi đúng tên một sự vật chứng tỏ nó đã có ý niệm, nhưng điều đó chưa chứng tỏ rằng nó đã có khái niệm: vì chưa có sự hiểu biết đúng đắn, đầy đủ v à có hệ thống VC bản chất của sự vật nên đứa trẻ chưa thể có khái niệm. Ý niệm là sự hiểu biết ít nhiều có tính khái quát về bán chất của đối tượng, nên đã có thể hướng dãn các hành động thực tiễn của con người phù hợp ư mức độ nhất định với đối tượng (thường chỉ trong quan hệ không gian, thời gian gần gũi). Ý niệm thấp hơn khái niệm vì chưa có sự phân biệt giữa “một số” với “tất cả” hiện tượng của một nhóm hay lớp đối tượng (tức là chưa có sự phân loại trong nội dung của nó), nhưng nó lại gợi được một số lớn hiện tượng có cùng thuộc lính và quan hệ bán chất. Cho
nên, những ý niệm thực sự là bước quá độ đến khái niệm, là tiền đề cho việc xây dựng các khái niệm.
Xây dựng khái niệm từ ý niệm là công việc của tư duy. Hoạt động tích cực của tư duy ngày càng đi sâu vào bán chất của thế giới đối tượng, làm cho sự hiểu biết trong ý niệm từ chỗ hãy còn phiến diện, chưa chắc chắn trở thành sự hiểu biết toàn diện, đúng đắn hơn trong khái niệm. Cũng trong quá trình này tư duy phát triển từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn, từ chưa đầy đủ trở thành đầy đủ hơn, từ kinh nghiệm lên lý luận. Theo quan điểm đó mà xét, tư duy với các ý niệm là chưa phát triển đầy đủ, gần như một cơ chế bắt chước mà chưa phải là một hoạt động tương đối độc lập và sáng tạo với thực tiễn của con người.
Tư duy bằng các khái niệm cũng là hoạt động của chúng. Ó đây khái niệm vừa là sản phẩm của hoạt động, vừa là bản thân hoạt động. Với tư cách sản phẩm của hoạt động, khái niệm là hệ thống tri thức đúng đắn, tương đối toàn diện và sâu sắc về đối tượng. Với tư cách hoạt động, khái niệm là một cơ cấu trong đó các ý nghĩ (hay hành động tư duy) đã định hình và các thao tác tư duy được nhóm hợp lại, khi tư duy được triển khai (hoạt động) thì nó lại sản sinh ra (và tái sản sinh ở trình độ cao hơn) chính các ý nghĩ và thao tác ấy. Như vậy tư duy con người phát triển tương đối đầy đủ khi có các khái niệm là đơn vị tồn tại và hoạt động của nó. Khái niệm có ba đặc trưng cơ bản sau:
Tliứ nhất, khái niệm là “sự hiểu biết đúng đắn, tương đối toàn diện và có hệ thống về bản c h ấ t” của đối tượng nhận thức[20, 43]. Một sự hiểu biết không có tính đúng đắn, không toàn diện và không có hệ thống thì chưa phải là khái niệm. Theo nghĩa đó, khái niệm là sản phẩm cao nhất của nhận thức. Dĩ nhiên, chúng ta không bao giờ có thể đạt được trong khái niệm một sự hiểu biết nào hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn đúng đắn. Nếu tính đến khả năng vô hạn của nhận thức con người, tính đúng đắn và đầy đủ của sự hiểu biết trong khái niệm là tương đối, theo nghĩa là một sự hiểu biết đủ để chúng ta về cơ bản
nắm được đối tượng, sử dụng được nó m ộ t cách có hiệu quả trong hoạt động thực tiễn của mình. Vậy khái niệm là hình thức của các tri thức kết thành hệ thống. Từng tri thức riêng lẻ hay tập hợp rời rạc những tri thức đều không phải là khái niệm. Những tri thức khái niệm được rút ra bằng con đường trừu tượng hoá và khái quát hoá, phản ánh được ớ mức nhất định các liên hệ nội tại của đối tượng. Nhưng xuất phát từ tính thống nhất của đối tượng để đi đến những tri thức mang tính hệ thông thì tư duy phái trải qua con đường nhận thức biện chứng đầy phức tạp, ở đó đòi hỏi có sự thâm nhập của ngôn ngữ và sự nhóm họp các thao tác tư duy, trong đó các Ihao tác tổng hợp và khái quát hoá có vai trò tạo dựng, duy trì tính hệ thống của tri thức khái niệm.
Thứ hai, khái niệm phán ánh một cách khái quát những thuộc tính và liên hệ bản chất đối tượng, tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn và lịch sử nhận thức nhân loại. Lênin viết: “Những khái niệm nhất trí với “sự tổng hợp”, với tổng kết của kinh nghiệm, của những cảm giác, đó là điều không còn gì phải tranh cãi nữa đối với tất cả các nhà triết học thuộc tất cả mọi khuynh
hướng”[ 14, 305Ị.
Chẳng hạn, nhân bàn đến mối liên hệ nhân quả ở Hêghen, Lênin viết: “Mấy nghìn năm đã qua từ khi sản sinh ra ý niệm về “mối liên hệ của tất cả mọi vật”, về “dây chuyền các nguyên nhân”. Sự so sánh những cách lý giải khác nhau về các nguyên nhân ấy trong lịch sử tư tưởng loài người sẽ đem lại một lý luận nhận thức được chứng minh không thể chối cãi được”[14, 370].
Thứ ba, khái niệm có bản tính hoạt động và khái niệm cũng là một nhóm hợp các thao tác tư duy. Hoạt động của khái niệm trong tư duy vừa thực hiện vừa sản sinh (và tái sản sinh) ra những thao tác tư duy ấy. Với bất kỳ khái niệm nào, nó tồn tại vì nó hoạt động. Mỗi khái niệm thực sự là một hệ thống các ý nghĩ đã được định hình. Nhưng mỗi ý nghĩ không phái là cái gì khác mà chính là một hành động thực tiễn của con người phù hợp với đối tượng đã được tinh thần hoá. Khi con người có một khái niệm nào thì cũng phải có những hành động phù hợp với đối tượng mà khái niệm đó phản ánh, và chính
những hành động ây được diễn tá bằng các ý nghĩ trong khái niệm. Các ý nghĩ đó được thực hiện bởi những thao tác trí óc như so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá... Mỗi thao tác trí óc lại chính là hình thức tinh thần hoá các thao tác thực tiễn của con người với đối tượng. Khi con người có một khái niệm nào thì họ có những thao tác thực tiễn phù hợp với đối tượng, những thao tác đó được diễn tả troniĩ khái niệm dưới dạng các thao tác tư duy.
Các đặc trưng trên thể hiện tính hai mặt "động - tĩnh" của khái niệm. Mặt "tĩnh" nói lên khái niệm là một hệ thống tri thức phản ảnh một cách tương đối đầy đủ bản chất của đối tượng. Mặt "động" nói lên khái niệm là môt hệ thống ý nghĩ trong đó các thao tác trí óc được nhóm hợp lại để nhờ đó có thể diễn tả được một cách tương đối đáy đủ tính quy luật của đối tượng.Tư duy với tính cách là hoạt động của các khái niệm,vừa sản sinh ra tri thức vừa sản sinh ra các hành động và thao tác trí óc.
Khái niệm được biểu đạt qua các thuật ngữ, có chức năng nhận thức và chức năng giao tiếp. Còn trong hoạt động thực tiễn, khái niệm chỉ đạo một cách đúng đắn và hiệu quả hoạt động thực tiễn của con người với thế giới đối tượng. Do đó sự thâm nhập của khái niệm vào hoạt động thực tiễn làm cho thực tiễn trở thành hoạt động tự giác.
Ảngghcn nhiều lần nhấn mạnh, nghệ thuật vận dụng (các khái niệm)[xem 14, 267] là kết quả phát triển lâu dài của khoa học tự nhiên và của triết học. Nhờ sự phát triển không ngừng đó đã hình thành những khái niệm mới, những tri thức mới của con người. Những khái niệm đã có đóng vai trò như là cơ sở, nền tảng cho việc phát hiện ra những khái niệm mới. Khả năng tìm ra những khái niệm mới thể hiện nhận thức của con người, tư duy của con người ngày càng nắm bắt đầy đủ, sâu sắc hơn thế giới khách quan. Để thấy rõ điều đó, trước hết chúng ta cẩn phân tích sự khác nhau giữa khái niệm và biểu tượng - hình thức cao nhất của nhận thức cám tính.
Một là, Biểu tượng mang đặc điếm là sự phản ánh trực tiếp, nó chỉ xuất hiện khi trước đó đã có sự tác động trực tiếp của các sự vật, hiện tượng lên các
giác quan của con người. Biểu tượng xuất hiện trên cơ sở cám giác, tri giác và
biểu tượiií>. Còn khái niệm phán ánh các sự vật, hiện tượng hoàn toàn mang lính gián tiếp và khái quát.
Hai là, Biểu tượng gắn liền với một con người cụ thể tuỳ thuộc ở trình độ, kiến thức kinh nghiệm và hoạt động của người đó. Biểu tượng trong một mức độ nào đó vẫn thuộc về cá nhân và nếu không dựa vào công cụ ngôn ngữ thì khó truyền đạt được một cách chi tiết cho người khác. Ngược lại, nội dung của khái niệm không chỉ phụ thuộc vào cá nhân , nó là tri thức đã định hình và mọi người có thể suy nghĩ đúng đắn về nội dung ấy.
Ba là, Biểu lượng phản ánh cả những đặc trưng bề ngoài, ngẫu nhiên của dối tượng. Khái niệm phán ánh các sự vật, hiện tượng ở những thuộc tính, đặc irưng bản chất, tất nhiên của nó. Nhận thức cảm tính mang tính hời hợt, nông cạn và chí nhận thức được những cái bề ngoài của sự vật, hiện tượng. Biểu ìượng là hình thức cao nhất trong nhận thức cảm tính cũng không nằm ngoài những đặc điểm đó. Nhận thức lý tính phản ánh sự vật một cách gián tiếp, khái quát, do đó nó phản ánh được những cái bản chất, cái sâu sắc, cái bên trong của sự vật. Khái niệm là một hình thức cơ bản của nó cũng mang đặc điểm trên.
Bấn là, Biểu tượng nảy sinh một cách không có ý thức, tự phát, vì vậy các biểu tượng thường không rõ ràng, lộn xộn. Biểu tượng tuy là hình ảnh về những nét nổi bật của sự vật nhưng vẫn chỉ là hình ảnh về cái bề ngoài của sự vật đó. Sự kết hợp một cách lộn xộn những biểu tượng đã có trở thành những biểu tượng mới của sự vật, hiện tượng. Khái niệm là tri thức có tính hệ thống, vì vậy khái niệm phản ánh hiện thực một cách rõ ràng hơn, đi sâu hơn vào những thuộc tính bản chất và quy luật của hiện tượng. Những hiểu biết ở trình dộ khái niệm đã được tổ chức lại, liên kết lại với nhau thành một khối thống nhất, trong đó những bộ phận không đứng cạnh nhau một cách rời rạc, cô lập nhau theo kiểu liệt kê đơn thuần mà phái liên hệ, gắn bó với nhau, chi phối lẫn nhau cả về mặt nội dung phán ánh lẫn mặt cơ cấu logic của chúng. Nhân có
vấn đề này, sẽ rất bổ ích nếu ta xem cách Lênin so sánh biểu tượng và tư duy cái nào gần với hiện thực khách quan hơn. Theo một nghĩa nhất định biểu tượng thấp hơn tư duy và Lênin giải thích: “Thực chất của vấn đề là ở chỗ tư
duy phải b a o quát toàn bộ “biểu tượng” trong sự vận động của nó, và muốn như vậy tư duy phái là biện chứng. So với tư duy, biểu tượng có gần thực tại
hơn không? Có và không. Biểu tượng không thể nắm được vận động trong chỉnh th ể của nó, chẳng hạn, nó không nắm được sự vận động với tốc độ 300 000 cây số một giây, trái lại tư duy nấm được và phải nắm được. Tư duy được rút ra từ biểu tượng, cũng phản ánh thực tại” [ 14, 247].
Thứ năm: Biểu tượng chưa có vai trò chỉ đạo hoạt động thực tiễn, còn khái niệm thi phải có vai trò chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Những hiểu biết ở khái niệm chỉ đạo được thực tiễn của con người trong quan hệ với đối tượng mà khái niệm ấy phản ánh. Khi đã có khái niệm về đối tượng thì hoạt động thực tiễn của chúng ta sẽ trở thành hoạt động tự giác, không những ở khía cạnh chúng ta ý thức được về mục đích cần đạt tới của hoạt động này, mà chủ yếu còn ở khía cạnh là chúng ta nắm bắt được bản chất, nắm được quy luật khách quan chi phối đối tượng và tìm được những phương tiện và cách tổ chức hành động của mình để đạt tới mục đích đã đặt ra. Việc phân tích sự khác nhau giữa biếu tượng và khái niệin đã phần nào chứng minh cho khẳng định sự xuất hiện khái niệm là bước nhảy vọt về chất của hoạt động nhận thức. Điều này càng được khẳng định khi chúng ta phân tích bước chuyển từ biểu tượng lên khái niệm.
Khái niệm là đem vị tồn tại và hoạt động của tư duy, là hiểu biết của chủ thể về đối lượng mà nó phản ánh. Tư duv có hai dạng cơ bản là tư duy hình thức và tư duy biện chứng, cho ncn khái niệm cũng có hai dạng khác nhau là: khái niệm trong tư duy hình thức (khái niêm hình thức) và khái niệm trong tư duy biện chứng (khái niệm biện chứng). Nói thật chặt chẽ, đày không phải là
hai dạng khái niệm, mà là hai cấp độ khác nhau vé chất troiiiỊ sự phát triển
của mỗi kliái niệm khoa học.