Nghi lễ Trà đạo

Một phần của tài liệu Vai trò của gốm sứ Nhật Bản trong văn hóa đời sống (Trang 26)

Nhật Bản là một nước có lịch sử lâu đời, đa dạng và phong phú. Ngày nay nói đến Nhật Bản, người ta phải kể đến nghệ thuật cây cảnh, Trà đạo, nghệ thuật cắm hoa. Theo ý nghĩa thông thường, nghệ thuật là cái hay, cái đẹp để người ta chiêm nghiệm qua các giác quan, từ đó ngưỡng mộ bởi trình độ, tài năng, kĩ năng, kĩ xảo cao vượt lên trên mức thông thường phổ biến hoặc khi một nghề nghiệp nào đó được thực hiện ở mức độ hoàn hảo với trình độ điêu luyện. Còn nghi lễ là phải được tiến hành theo một trình tự nhất định, có quy định chặt chẽ, bắt buộc đối với một người tham gia. Như vậy Trà đạo, một lối sống truyền thống của người Nhật chính là nghệ thuật dùng trà ở mức độ hoàn hảo, tuân theo những quy định chặt chẽ. Với nghệ thuật cắm hoa, đòi hỏi sự hiểu biết của người cắm hoa về cách mọc tự nhiên của vật liệu hoa lá, cũng như tấm lòng yêu thiên nhiên của người đó trong mọi giai đoạn tăng trưởng của hoa lá cành [53].

Trong xã hội Nhật thượng lưu ngày xưa, người ta ăn uống chủ yếu bằng đồ sơn mài, nhưng các Trà nhân đã thay đổi điều này. Họ bắt đầu sử dụng bộ chén và đĩa sứ cho bữa kaiseki được dùng trước khi dùng trà, điều này là bởi vì đồ gốm sứ làm cho bữa ăn trông sang trọng hơn. Đồ gốm sứ dùng cho Trà đạo được chọn theo mùa, và người chủ lễ rất coi trọng những rung cảm thẩm mĩ khi chọn bộ đồ dùng cho khách. Chính các bậc thầy về Trà đạo đã mang đến sự thích thú về thị giác cho việc ăn uống.

Với một bộ dụng cụ pha trà rất đặc biệt, tinh xảo chủ yếu bằng gốm, tre hoặc gỗ, chủ nhà biễu diễn các bước pha trà với những cử chỉ tỉ mỉ, khéo léo và nhanh nhẹn.

Các dụng cụ cần thiết cho việc pha trà rất đa dạng, phong phú và có thay đổi theo từng mùa. Tùy thuộc theo mùa mà các dụng cụ có hình dạng, màu sắc quy định được đưa vào sử dụng. Họ đưa các dụng cụ có họa tiết các loài hoa hay các sinh vật phù hợp với lúc đó để có thể cảm nhận mùa, ví dụ như vào ngày Tết Búp bê, mùa Giáng sinh…đều có các dụng cụ riêng biệt mà không dùng trong các dịp lễ tết khác. Việc kết hợp dụng cụ rất quan trọng trong mỗi tiệc trà nên người Nhật cũng rất chỉn chu trong việc chọn chủ đề cho mỗi buổi tiệc để đảm bảo không có sự lặp lại đem lại cảm giác nhàm chán cho khách. Ngoài việc chọn lựa họa tiết trang trí trên dụng cụ, hình dáng chén trà, ấm đun nước, kích cỡ của nắp đậy, vị trí đặt lò than cũng được chú ý. Nếu tiệc trà được tổ chức vào mùa lạnh, các dụng cụ được chọn phải mang một phong cách ấm áp đem lại cảm giác ấm lòng cho người thưởng thức. Bên cạnh đó, họ sẽ dùng chiếc ấm đun nước có miệng rộng để có thể nhìn thấy luồng hơi nóng của nước đang được đun sôi trên bếp. Nếu tổ chức tiệc trà vào mùa nóng, họ sẽ để lửa lò than nhỏ để khách không thấy trực tiếp ánh lửa bên trong. Trong tiệc trà, bài trí của căn phòng cũng là một yếu tố quan trọng. Trong phòng có một hốc tường gọi là tokonoma, trong đó có treo một bức tranh cuốn – kakemono – được chủ nhân lựa chọn kĩ lưỡng. Bức tranh này thể hiện chủ đề của bữa tiệc trà. Ở phần này, tác giả muốn giới thiệu nét đẹp trong cách kết hợp hình dáng, màu sắc, họa tiết của các sản phẩm gốm sứ được sử dụng một cách linh hoạt theo mùa, theo chủ đề trong tiệc trà.

Bình hương(香合): là dụng cụ chuyên dùng để đốt hương thơm trong tiệc trà. Có thể trang trí trong góc phòng trà đem lại hương thơm đặc biệt của từng chủ đề tiệc trà.

Nắp đậy (蓋置): Là dụng cụ đậy ấm đun nước. Đôi khi có thể dùng như một chiếc môi để múc nước.

Hộp đựng trà:(棗) Có hai loại để đựng trà đặc và trà loãng. Hộp này có thể được làm bằng nhiều chất liệu như giấy, sơn mài, tre, gốm sứ. Đầu tiên, các hộp đựng trà không có họa tiết, nhưng sau này người ta hay dùng các hộp có họa tiết phong phú theo mùa. Trong mỗi chủ đề hay mỗi dịp khác nhau của Trà hội, người ta sẽ chọn các họa tiết của hộp đựng trà cho phù hợp với buổi chiêu đãi ngày hôm đó.

Bình đựng nước (水指): Là dụng cụ đựng nước rửa bát uống trà hay nước để pha trà. Tùy theo mùa mà hình dáng và đặc trưng của các bình khác nhau.

Bát trà (茶碗): Bát trà là dụng cụ quan trọng nhất trong Trà đạo. Bát trà được chia làm hai loại, một loại là sản phẩm của gốm sứ Nhật Bản. Loại khác là gốm sứ của nước ngoài được nhập vào Nhật. Tất cả các bát được lựa chọn vào Trà đạo đều được xem xét kĩ lưỡng trước khi đưa vào sử dụng cho phù hợp với tiệc trà ngày hôm đó. Khi đưa trà mời khách, bao giờ chủ nhà cũng hướng mặt trước của bát trà về phía khách. Phía trước của bát được trang trí bằng các họa tiết cụ thể, có thể là tranh ảnh, hoa lá... được trưng bày một cách công phu để phân biệt với phía sau của bát. Khi uống, để bát trà trong lòng bàn tay trái, sau đó tay phải xoay bát trà theo chiều kim đồng hồ để phía trước của bát trà quay về phía mình. Khi uống xong, khi đưa bát trà lại cho chủ nhân cũng phải hướng phía trước của bát về người đó.

Với những dụng cụ trên, người Nhật sẽ chọn sao cho phù hợp với chủ đề của từng tiệc trà cụ thể. Dưới đây giới thiệu một số chủ đề chính của tiệc trà.

Tết đầu năm: Các dụng cụ với ý nghĩa chúc mừng như hình con nhạn, rùa, hay hạc giấy được dùng nhiều.

Bình hương Nắp đậy

Bình đựng nước Bát trà

Tết Búp bê, lễ hội ngắm hoa: Các nắp đậy có hình chiếc kiềng 3 chân được sử dụng nhiều.

Hộp đựng trà Bình đựng nước

Tết Đoan ngọ (mồng 5 tháng 5), ngày hội hái chè: những dụng cụ tươi sáng được đưa vào sử dụng.

Bình hương

Lễ hội Ngưu lang – Chức nữ, lễ hội pháo hoa, lễ hội Gion: Các dụng cụ mang màu sắc ấm áp được ưa chuộng.

Bình hương Nắp đậy

Bát

Lập thu, lễ hội Obon: Các dụng cụ có màu sáng trong được đưa vào sử dụng nhiều.

Bình hương Nắp đậy

Bình đựng nước Hộp đựng trà

Mùa Giáng sinh: Với hi vọng một năm mới an lành đến với gia đình và người thân, người Nhật hay sử dụng các dụng cụ được trang trí hình rau cỏ như củ cải, hay hình các con vật như cáo, chó sói…

Bình

Nắp đậy Bát trà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các dụng cụ được trình bày bên trên không có quy tắc nhất định phải kết hợp dụng cụ nào với nhau mà tùy thuộc vào Trà nhân sẽ quyết định chọn các loại dụng cụ phù hợp với phong cảnh của phòng trà và đối tượng khách mời của mình. Vì thế, dựa trên các dụng cụ được dùng cho mùa hay chủ đề các Trà nhân lựa chọn cách kết hợp không giống nhau đem lại cảm giác hoàn toàn mới lại giữa các tiệc trà. Dưới đây là một vài ví dụ cụ thể về cách kết hợp của Trà nhân.

Những họa tiết mộc mạc đơn giản không làm mất đi vẻ trang trọng của Trà đạo. Trong tiệc trà này, Trà nhân chú trọng về họa tiết của các dụng cụ để sử dụng. Các dụng cụ được kết hợp một cách tự do tùy theo con mắt thẩm mĩ của từng người nên có thể cùng một chủ đề về Giáng Sinh nhưng tiệc trà khác nhau lại có các dụng cụ khác nhau tùy từng vùng. Bên cạnh đó, các dụng cụ được kết hợp với nhau luôn có những họa tiết tương ứng hay hỗ trợ nhau làm điểm nhấn cho tiệc trà.

Người Nhật yêu mến và tôn trọng Trà đạo và cái thần trong đó. Những đồ dùng trong một buổi tiệc trà thường có chất liệu thiên về tự nhiên như gỗ, tre, gốm sứ, trong đó gốm sứ đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Có lẽ không ở đâu trên thế giới số lượng, chủng loại, màu sắc, mẫu mã đồ dùng bằng gốm sứ lại đa dạng như ở Nhật Bản. Khác với sơn mài, dụng cụ bằng gốm sứ không đem tới vẻ sang trọng mà là sự đơn giản mộc mạc, trong sạch. Bản thân những hoa văn được vẽ trên dụng cụ uống trà bằng gốm cũng được vẽ rất đơn giản với màu sắc gần gũi với thiên nhiên chứ không sặc sỡ như gốm sứ Trung Hoa. Điều tất yếu là đồ dùng bằng gốm sứ được người Nhật ưa thích hơn hẳn so với các đồ bằng nhựa hay bằng sắt không chỉ trong Trà đạo mà cả trong đời sống hàng ngày.

Một phần của tài liệu Vai trò của gốm sứ Nhật Bản trong văn hóa đời sống (Trang 26)