nông nghiệp nên chủng loại các sản phẩm gốm sứ của Việt Nam và Nhật Bản khá giống nhau và có thể chia làm 4 loại chính:
Loại sản phẩm phục vụ xây dựng: Các sản phẩm được biết tới chủ yếu ở đây là gạch, ngói và các vật liệu trang trí phục vụ xây dựng khác. Sự khác biệt chủ yếu giữa sản phẩm gạch ngói của hai nước là do nguyên liệu và quá trình sản xuất. Sản phẩm của người Việt thường có hình tượng và hoa văn trang trí mang màu sắc tôn giáo hay tâm linh, trong khi đó người Nhật lại ưa các hình thức trang trí thiên về tự nhiên hơn như cỏ cây, hoa lá.
Loại sản phẩm gia dụng: Bao gồm các loại đĩa, chậu hoa, âu, thạp ang, bát, chén, khay trà, ấm, điếu, nậm rượu, bình vôi, bình, lọ, hũ và nhiều loại sản phẩm dùng trong sinh hoạt hàng ngày khác nữa. Trong dòng sản phẩm này thì sự khác biệt giữa gốm sứ Việt Nam và Nhật Bản tỏ ra khá lớn. Sản phẩm gốm sứ của Việt Nam ít đa dạng, khác nhau chủ yếu ở chất lượng, hoa văn, họa tiết trang trí và điều quan trọng là chúng được sản xuất để phục vụ đại đa số nhu cầu sử dụng
của người dân thuộc nhiều tầng lớp xã hội. Trong khi đó, người Nhật vốn khắt khe hơn cộng thêm sở thích đem những nét thẩm mĩ vào những sinh hoạt thường ngày, đã sáng tạo ra những sản phẩm vô cùng phong phú cả về chủng loại và chất lượng. Rất nhiều trong số những sản phẩm họ tạo ra nhằm phục vụ cho những người, những nhu cầu thuộc các vùng văn hóa khác nhau, các hoạt động sinh hoạt hay thậm chí các thời điểm khác nhau.
Loại sản phẩm dùng để trưng bày, trang trí: Cũng giống như dòng sản phẩm phục vụ sinh hoạt gia dụng, các sản phẩm gốm sứ trưng bày trang trí của Nhật Bản phong phú và đa dạng hơn của Việt Nam khá nhiều, từ các sản phẩm thô mộc tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên tới các sản phẩm được chau chuốt kĩ lưỡng.
Loại sản phẩm phục vụ việc thờ cúng: Do cùng chịu ảnh hưởng bởi nền văn hóa Trung Hoa và Phật giáo Ấn Độ trong việc thờ cúng tổ tiên, thần phật, nên các sản phẩm gốm sứ dụng trong hoạt động tín ngưỡng của Việt Nam và Nhật Bản khá giống nhau, không thấy có sự khác biệt lớn.
Nhìn chung, Nhật Bản đã nổi tiếng từ rất lâu với cách sản xuất và sử dụng các sản phẩm gốm sứ trong đời sống sinh hoạt thường ngày, có thể kể đến cách sử dụng đồ gốm sứ trong Trà đạo, cắm hoa hay thậm chí trong các bữa ăn để tạo nên những nét thẩm mĩ mang phong cách đặc trưng của chủ nhân. Họ tỏ ra khá cầu kì trong việc kết hợp chất liệu gốm sứ, màu sắc sao cho phù hợp với không gian và thời gian, hoặc để truyền đạt một ý tưởng cụ thể nào đó tới người thưởng thức. Trong khi đó, người Việt Nam có vẻ chú trọng tới cái cốt lõi bên trong hơn hình thức bên ngoài. Ví dụ như, món ăn và đồ uống có mùi vị thế nào thường là
điều được người Việt quan tâm nhất. Trong cắm hoa cũng vậy, hình thức hay chất liệu của lọ hoa chiếm được sự quan tâm ít hơn nhiều so với người Nhật.
Rõ ràng do cùng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng văn hóa Trung Hoa và việc học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau đã dẫn đến những nét giống nhau trong nghệ thuật gốm sứ của Việt Nam và Nhật Bản. Tuy nhiên, do đặc điểm văn hóa mở và điều kiện sống khác biệt nên gốm sứ Nhật Bản có phần thông thoáng, có sự pha trộn của nhiều nền văn hóa hơn so với gốm sứ Việt Nam.
KẾT LUẬN
Trải qua hàng nghìn năm phát triển, gốm sứ Nhật Bản đã dần dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường Quốc tế với phong cách riêng mà rất ít nước có được. Từ thời cổ đại với kĩ thuật thô sơ, người thợ gốm chỉ có thể cung cấp những sản phẩm tiện ích nhất cho nhu cầu cuộc sống lúc bấy giờ như chum, vại... Hầu hết các sản phẩm này đều có màu xám thẫm, hoa văn là những đường cong được bố trí rất nghệ thuật trông giống với mặt chiếu. Sản phẩm này được tạo ra bằng cách cuộn những vòng đất sét chồng lên nhau để tạo hình, rồi vuốt phẳng bằng tay. Sau cùng mới trang trí hoa văn quấn thừng. Hình dáng phổ biến là dạng góc cạnh, đáy nhọn, có tay cầm hình đầu thú. Trong thời Jomon, một số mẫu thiết kế đặc biệt sinh động đã ra đời, bao gồm những mẫu trang trí bằng sóng cuộn ở vành chậu và những hoa văn kì lạ trên khắp mặt ngoài của sản phẩm. Đến thời Yayoi, kĩ thuật canh tác lúa và những loại đồ gốm mới góp phần quan trọng trong cuộc sống, được dùng để đựng đồ, nấu nướng và ăn uống. Gốm thời kì này cũng được nung ở nhiệt độ thấp, không tráng men. Màu chủ đạo là màu đỏ sẫm, bên cạnh đó còn có màu đỏ nhạt. Loại gốm này về cơ bản vẫn dựa trên kĩ thuật xoắn các vòng đất, nhưng tiến bộ hơn một bước là bắt đầu có sự pha màu và hình dáng cũng được trau chuốt với kĩ thuật cao hơn mặc dù hoa văn không phong phú như gốm Jomon.
Khi kĩ thuật gốm từ Triều Tiên du nhập vào Nhật, người Nhật biết đến sự tồn tại của bàn xoay. Chiếc bàn xoay thô sơ đầu tiên ra đời, gốm liền mảng đã từng bước thay thế cho việc cuộn vòng đất sét. Gốm Hajibe, hay còn gọi là đồ sành được tìm thấy chủ yếu trong các gò mộ lớn, đó là những tượng đất nung không tráng men.
Đồ gốm Nhật Bản bắt đầu chịu ảnh hưởng của gốm sứ Trung Hoa vào thời Heian. Nhiều loại gốm men xanh nổi tiếng được du nhập vào thời này, song đồ gốm thời này không có nhiều tiến bộ mà chỉ dừng lại ở mức độ sản xuất đồ gia dụng. Người thợ gốm qua nhiều năm tích lũy kinh nghiệm và hỏi từ các nước khác đến giữa thế kỉ thứ 7, những người làm đồ gốm Nhật Bản bắt đầu học cách tráng men, nung đất sét ở nhiệt độ tương đối thấp. Một số lớp men tráng bằng kĩ thuật này có màu xanh lục đậm, trong khi các vật dụng Nara sansai lại nổi trội với ba màu đỏ, vàng và xanh lục. Trong quá trình áp dụng và cải tiến kĩ thuật làm đồ gốm, những người làm đồ gốm phát hiện ra kĩ thuật tráng men tro tự nhiên và áp dụng vào trong sản xuất.
Khi Trà đạo thịnh hành đã kéo theo đồ gốm phục vụ cho các nghi lễ trà cũng rất phát triển. Điển hình là đồ gốm Shino đã trở thành sản phẩm nổi tiếng cho vẻ đẹp giản dị với lớp men tráng dày, có vân rạn, hoa văn mộc mạc. Thời gian sau, nhiều loại gốm sứ mới ra đời như dòng gốm Raku, mang đậm ảnh hưởng của Trà đạo.
Cùng với sự phát triển tột bậc của kĩ thuật, các sản phẩm gốm sứ được chế tác vô cùng đa dạng, từ đất nung không men, đất nung có men, sành, sứ. Bước tiến bộ vượt bậc của gốm sứ là đã chế tạo được sản phẩm nhiều màu sắc và nước men mới đạt đến độ tinh xảo rực rỡ tới mức người ta nói rằng những tiêu bản đẹp nhất về màu sắc của gốm chỉ có thể tìm thấy ở gốm sứ thời Edo của Nhật Bản. Giai đoạn này được gọi là kỉ nguyên vàng của nghề thủ công truyền thống với các loại hàng hóa sản xuất khắp đất nước Nhật Bản.
Trong suốt thế kỉ 17, đồ sứ Nhật Bản đã hấp dẫn người Châu Âu bởi màu sắc, kĩ thuật gia công tỉ mỉ và công phu mà họ chưa từng thấy trước đây khi
ngắm nhìn nó, đã để lại cho phương Tây một cảm nhận sâu sắc về nghệ thuật thủ công truyền thống Nhật Bản.
Những năm gần đây, Nhật Bản đã đưa ra thế giới các sản phẩm thủ công truyền thống giàu tính nghệ thuật của nền văn hóa tinh túy. Thế giới thực sự sửng sốt trước những sản phẩm thủ công truyền thống của Nhật với những mẫu mã, màu sắc phong phú. Hiện nay, gốm sứ Nhật Bản được xem là một trong những sản phẩm quý hiếm được giới sưu tập cổ vật ưa chuộng bởi dáng vẻ sang trọng và đường nét hoa văn. Quá trình phát triển của gốm sứ Nhật Bản cho thấy sự ảnh hưởng sâu sắc của Trung Quốc và Triều Tiên, nhưng qua đó cũng cho thấy cảm quan nghệ thuật và lối sống của người Nhật đã giúp hình thành một nghệ thuật độc đáo và một ngành công nghiệp phát triển.
Với nhiều năm tồn tại và phát triển rực rỡ, gốm sứ Nhật Bản đã đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa đời sống của người dân nước này. Về mặt tinh thần, gốm sứ mang lại nét đẹp độc đáo cho Trà đạo, nghi lễ rất được coi trọng. Người Nhật yêu mến và tôn trọng Trà đạo và cái thần trong đó. Có lẽ không ở đâu trên thế giới số lượng, chủng loại, màu sắc, mẫu mã đồ dùng bằng gốm sứ lại đa dạng như ở Nhật Bản. Họ lựa chọn kĩ lưỡng các dụng cụ dùng trong các dịp khác nhau của tiệc trà nhằm mang lại vẻ tao nhã. Khác với sơn mài, dụng cụ bằng gốm sứ không đem tới vẻ sang trọng mà là sự đơn giản mộc mạc, trong sạch. Bản thân những hoa văn được vẽ trên dụng cụ uống trà bằng gốm cũng được vẽ rất đơn giản với màu sắc gần gũi với thiên nhiên chứ không sặc sỡ như gốm sứ Trung Hoa. Bên cạnh Trà đạo, gốm sứ cũng đóng góp một phần quan trọng trong nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản. Cắm hoa là một nghệ thuật thông qua việc sắp xếp những chất liệu tự nhiên như hoa, lá, cây, cỏ... hòa hợp với bình
cuộc sống hàng ngày từ đó tạo nên niềm vui và sự thanh thản trong tâm hồn. Xa hơn nữa nó góp phần tạo dựng nên một nhân cách vị tha, yêu tự nhiên và đồng loại. Chính vì lẽ đó, họ đã kết hợp một cách linh hoạt giữa màu sắc của các loại bình với các loại hoa nhằm tôn thêm vẻ đẹp của các loài hoa. Người Nhật rất cẩn trọng và tinh tế khi chọn các dụng cụ đựng để tôn nên nét đẹp cúa chúng. Vào các dịp khác nhau, họ dùng các loài hoa khác nhau tượng trưng cho niềm đam mê hay một ước vọng, thì họ cũng chọn các dụng cụ sao cho phù hợp với ước vọng đó. Vì thế, gốm sứ được dùng một cách linh hoạt trong nghệ thuật cắm hoa. Có thể kết hợp một cách linh hoạt giữa màu sắc của các loại bình với các loại hoa nhằm tôn thêm vẻ đẹp của các loài hoa.
Về văn hóa vật chất, gốm sứ có vai trò quan trọng không thể thay thế được. Đặc trưng của ẩm thực Nhật Bản là thưởng thức món ăn bằng mắt nên người Nhật rất coi trọng hình thức của các món ăn. Dụng cụ trang trí món ăn Nhật Bản khiến cho người thưởng thức có thể cảm nhận được khí tiết của các mùa trong họa tiết cũng như cách trình bày. Với bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, các món ăn sẽ được trưng bày trên các dụng cụ có họa tiết trang trí và màu sắc khác nhau đặc trưng cho mùa đó. Người Nhật đặc biệt chú ý đến việc kết hợp màu sắc, hình dáng, họa tiết của bát đĩa để tạo ra vẻ đẹp thanh thoát, phong phú, đẹp mắt trong một bữa ăn. Thưởng thức món ăn Nhật Bản, không chỉ thưởng thức hương vị mà còn thưởng thức vẻ đẹp tinh tế trong các trình bày món ăn.
Văn hoá Nhật Bản có đặc điểm chung đó là sự kết hợp hài hoà giữa những yếu tố ảnh hưởng từ nước ngoài với yếu tố bản địa càng làm phong phú và đa dạng nhưng vẫn không làm phai nhạt yếu tố “linh hồn” Nhật Bản. Ẩm thực Nhật Bản cũng không là trường hợp ngoại lệ. Qua hơn nhiều năm ảnh hưởng cách nấu
vận dụng tài tình yếu tố ảnh hưởng nước ngoài nhưng được thay đổi để phù hợp với khẩu vị và “thẩm mĩ” của người Nhật, để lại cho ẩm thực Nhật Bản một phong cách rất riêng. Những ảnh hưởng từ nước ngoài mang tính lịch sử có thể thấy rõ trong sự lựa chọn của ẩm thực Nhật Bản, trong kĩ thuật chuẩn bị món ăn, trong tập quán ẩm thực, và trong sự chăm chút đến từng chi tiết, màu sắc, và sự cân đối hài hoà của từng dụng cụ ăn với nhiều sắc thái của gốm sứ.
Gốm sứ Nhật Bản không chỉ dừng lại ở vai trò các dụng cụ cho Trà đạo, cắm hoa hay ẩm thực mà các nghệ nhân đã tiến thêm một bước cao hơn là gốm sứ vào các công trình xây dựng như các sản phẩm gạch (gạch xây nhà, gạch chịu lửa...), gạch ốp lát gạch ốp lát (gạch lát vỉa hè; gạch trang trí…) ngói (ngói bò; ngói hình bán nguyệt; ngói đầu thú, đầu người; ngói trang trí…. ), vật cách điện, các vật dụng trang trí (đèn ngủ, búp bê, đồng hồ để bàn…)….Những vật dụng đơn giản nhưng không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật. Hiện nay, ngoài các sản phẩm truyền thống được cải tiến kĩ thuật sao cho phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thời đại, các sản phẩm cao cấp, tinh túy được đặt lên hàng đầu. Kĩ thuật tiên tiến để làm ra gốm sứ cao cấp đã bắt đầu từ gốm sứ truyền thống từ những năm 1980. Các sản phẩm gốm sứ cao cấp đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Ví dụ như đồ trang sức bằng sứ để đính lên quần áo như cái kẹp thắt lưng obi cho chiếc kimono sẽ tạo nên vẻ đẹp tinh tế. Bên cạnh đó, gốm sứ còn được vận dụng và chế tạo ra các sản phẩm hiện đại, cao cấp trong công nghiệp hóa của đất nước như các thiết bị loa, thiết bị chuẩn đoán bằng siêu âm, vật liệu khử mùi kháng khuẩn, chén trà, xương nhân tạo, gạch trang trí nội, ngoại thất, dụng cụ làm bếp, dụng cụ văn phòng...Mỗi sản phẩm đều có tác dụng, đặc trưng riêng.
Chính nhờ két hợp hài hòa giữa nét đẹp của gốm sứ các nước với sự sang tạo riêng phù hợp với thị hiếu người Nhật Bản, đã góp phần giúp các nghệ nhân đưa ra rất nhiều các chủng loại sản phẩm khác nhau. Còn gốm sứ Việt Nam cũng phat triển theo con đường lối riêng của mình. Theo nghiên cứu của tác giả Nishino Noriko tại Hội thảo Đông phương học lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội năm 2000 thì trước đây các Trà nhân có sử dụng một số loại gốm sứ Việt Nam làm dụng cụ trong Trà đạo Nhật Bản vì những sản phẩm đó có những điểm giống với gốm sứ Nhật Bản. Người Nhật Bản và người Việt Nam đều yêu mến và quý trọng thiên nhiên nên họ luôn tìm cách sống giao hòa, tìm hiểu và tái tạo lại thiên nhiên trong đời sống nên có nhiều điểm tương đồng trong các họa tiết của các sản phẩm gốm sứ. Các sản phẩm phục vụ cho đời sống hàng ngày như bát, chén, đũa dùng trong sinh hoạt thường ngày thì được trang trí bởi cỏ cây, hoa lá, chim muông, thú vật hay những khung cảnh bình dị của đời sống nông thôn. Còn các đồ vật dùng trong mục đích tôn giáo lễ tục thường được trang trí bằng những hình tượng Tiên, Phật, anh hùng dân tộc, các khung cảnh mang tính triết lí cao. Tuy nhiên, hình dáng và màu sắc của hai nước lại khác nhau. Các sản phẩm gốm sứ Nhật Bản thường mang màu trầm không sặc sỡ như xanh lam, vàng hay các gam màu lạnh. Người Nhật vốn coi trọng thiên nhiên và không vượt qua thiên nhiên, chính vì thế các gam màu không quá sặc sỡ như thường thấy trên các sản phẩm của Việt Nam vốn bị ảnh hưởng khá nhiều từ gốm sứ Trung Hoa. Hơn nữa người Nhật rất coi trọng cách trưng bày hay trang trí vào các dịp lễ tết nên hình dáng của các sản phẩm phong phú hơn nhiều so với các sản phẩm gốm sứ Việt Nam.