Nghệ thuật cắm hoa

Một phần của tài liệu Vai trò của gốm sứ Nhật Bản trong văn hóa đời sống (Trang 37)

Người Nhật Bản nổi tiếng về nghệ thuật cắm hoa trên thế giới. Trong khi tại nhiều quốc gia khác, mọi người ưa thích hình thể và màu sắc của các bông hoa thì đặc điểm của nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản là sự chú trọng vào đường nét. Ikebana - tiếng Nhật có nghĩa là hoa

sống - là một nghệ thuật thông qua việc sắp xếp những chất liệu tự nhiên như hoa, lá, cây, cỏ... hòa hợp với bình cắm và khung cảnh trong nhà nhằm đưa thiên nhiên đến gần con người trong cuộc sống hàng ngày từ đó tạo nên niềm vui và sự thanh thản trong tâm hồn. Xa hơn nữa nó góp phần tạo dựng nên một nhân cách vị tha, yêu tự nhiên và đồng loại. Vì thế trong tiếng Nhật còn dùng từ Kado, nghĩa tiếng Việt là Hoa đạo, để chỉ môn nghệ thuật này với nghĩa thông qua nó con người có thể tìm thấy một con đường đi tốt đẹp cho tâm hồn.

Trong cách cắm hoa của Nhật, cần tới sự hiểu biết về dòng thời gian và người nào có con mắt phân biệt có thể dễ nhận ra được điều này. Việc cắm hoa phải biểu hiện được thời gian, tháng, mùa, cũng như sự tăng trưởng liên tục của vật liệu sử dụng. Thí dụ: Quá khứ: dùng hoa nở hết, cuống lá hay lá cây khô;

Hiện tại: dùng hoa hàm tiếu hay lá xanh; Tương lai: dùng nụ hoa, chồi lá để hứa hẹn sự tăng trưởng sắp tới. Bên cạnh đó, vật liệu sử dụng cũng cần phải đi đôi với cách xếp đặt, trình bày. Mùa Xuân: cách xếp đặt đầy sức sống với các đường cong biểu hiện sinh lực. Mùa Hạ: hoa dày đặc, vươn tràn khắp nơi. Mùa Thu:

hoa được cắm mỏng và thưa thớt. Mùa Đông: cách xếp đặt đượm buồn và lắng nghỉ [24].

Phương pháp cắm hoa phải mang tính cách tượng trưng, mô tả, nhưng một số hình thể của hoa lá lại phải được phối hợp với phong tục, tập quán và văn hóa. Vào các ngày quốc lễ, lại có một số cách cắm hoa được ấn định trước và vào các dịp lễ hội, các nghi lễ gia đình có thể bị coi là thiếu đầy đủ nếu không theo cách cắm hoa thích hợp và không trưng bày thứ hoa thích hợp. Hoa cúc trắng là hoa của ngày Tết đầu năm, trong khi vào ngày Tết Búp bê (mồng 3 tháng 3), người Nhật thường dùng tới hoa Đào, và hoa Diên Vĩ được trang trí vào ngày Tết Đoan

vẻ đẹp của mỗi bình hoa. Từ xưa, người Nhật rất cẩn trọng và tinh tế khi chọn các dụng cụ đựng để tôn nên nét đẹp cúa chúng. Các dịp lễ tết khác nhau, họ dùng các loài hoa khác nhau tượng trưng cho niềm đam mê hay một ước vọng, thì họ cũng chọn các dụng cụ sao cho phù hợp với ước vọng đó.

Tuy nhiên, gốm sứ được dùng một cách linh hoạt trong nghệ thuật cắm hoa. Có thể kết hợp một cách linh hoạt giữa màu sắc của các loại bình với các loại hoa nhằm tôn thêm vẻ đẹp của các loài hoa. Trong Trà đạo, kiểu cắm đơn giản và các bình gốm sứ với màu sắc giản dị được dùng nhiều hơn. Còn trong các ngày lễ tết, hay các nghi lễ trang trọng, các loại bình có màu sắc và họa tiết tinh xảo hơn được dùng nhiều. Trong phần này, tác giả muốn giới thiệu một số loại bình gốm sứ trong nghệ thuật cắm hoa dùng trong Chabana (hoa trong Trà đạo) và trong các ngày thường hay lễ tết.

Các bình hoa được trang trí trong trà thất mang vẻ đẹp mộc mạc, tự nhiên nhưng cũng đủ để tạo một cảm giác nghệ thuật độc đáo phù hợp với vẻ tĩnh lặng trong tiệc trà.

Đến với Ikebana, ta không bị ràng buộc bởi những nguyên tắc cầu kì, khó hiểu. Ban đầu nó cũng bị bó buộc bởi nhiều luật lệ, nhưng rồi cùng với tinh thần yêu thiên nhiên, yêu vẻ đẹp đơn giản thuần khiết của người Nhật, Ikebana dần dần đi vào chiều sâu là biểu hiện của những tâm tư và tình cảm người thể hiện hơn việc tạo dựng nên một cái đẹp hình thức bề ngoài. Mục đích của Ikebana không phải là một bình hoa đẹp trong thoáng chốc mà là một tâm hồn đẹp đi suốt cuộc đời của người thực hiện.

Ikebana Nhật Bản không phải đơn thuần là một kĩ thuật cắm hoa cho đẹp mà là sự thể hiện tâm hồn con người. Theo truyền thống, khi đến nhà ai đó ở Nhật, nhìn lọ hoa người ta có thể biết được trạng thái cảm xúc của người cắm hoa, thậm chí còn biết được người đó đang chờ đợi người thân đi xa lâu về hay gia đình mới có tin vui.

Trong ngày thường hay các lễ tết, người Nhật có thể lựa chọn các phong cách cắm để thể hiện tình cảm, tinh thần của mình. Có 4 kiểu cắm hoa đặc trưng:

Rikka: Các loại bình gốm, sứ có chiều cao từ 20 – 30 cm và rộng miệng được sử dụng trong kiểu cắm hoa Rikka này. Dưới đây là một số mẫu ví dụ.

Shoka: Bình gốm, sứ có miệng rộng được ưa chuộng trong cách cắm này. Sử dụng các loại bình miệng rộng như một bức thông điệp chứa đựng những tiềm ẩn của cuộc sống.

Nageire: Các loại bình gốm, sứ hình trụ, cao với miệng hẹp được dùng nhiều. Chính cách lựa chọn những loại bình như vậy khiến cho người ta cảm giác thanh thoát, tự nhiên.

Moribana: Kiểu cắm Moribana không sử dụng trong các nghi thức tôn giáo, và nó cũng không thể hiện biểu tượng gì của đạo đức, triết lí. Người cắm sẽ dựa vào bình cắm hoặc vật liệu để đưa ra thiết kế. Vì thế, gốm, sứ được dùng trong cắm kiểu hoa này thường là các loại bát thấp, miệng rộng.

Với những gì muốn nói, người cắm hoa có thể thể hiện tình cảm qua tác phẩm một cách tự do, phóng tâm hồn theo cảm xúc thực tại. Từ quy tắc cầu kì đến các quy tắc đơn giản khiến cho Ikebana trở thành một môn nghệ thuật không chỉ phổ biến trong đời sống xã hội của người Nhật Bản, mà nhiều nước khác cũng học hỏi và đưa ra một cách cắm riêng phù hợp với văn hóa nước mình.

2.2. Trong văn hóa vật chất

2.2.1. Văn hóa ẩm thực

Người Nhật vẫn luôn tự hào về nền văn hóa ẩm thực đầy truyền thống của mình với những món ăn và nghệ thuật trang trí ẩm thực mà chỉ ở Nhật Bản mới

sushi, sashimi…. Từ xưa, người Nhật Bản đã có "Tam ngũ" với các món ăn, đó là "Ngũ vị, ngũ sắc, ngũ pháp". "Ngũ vị" gồm: Ngọt, chua, cay, đắng, mặn. "Ngũ sắc" gồm: Trắng, vàng, đỏ, xanh, đen. "Ngũ pháp" có: Để sống, ninh, nướng, chiên và hấp. Như vậy, các món ăn của Nhật được thực hiện nhằm giữ lại nhiều nhất các hương vị, màu sắc của thiên nhiên. Cảm quan về thiên nhiên, đặc biệt là các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông thể hiện rất rõ qua các món ăn truyền thống này, thông qua việc sử dụng các nguyên liệu thức ăn theo từng mùa và tạo cho thực khách cảm giác về từng mùa khi thưởng thức, góp phần không nhỏ tạo nên cảm giác này là các vật liệu để bày biện cũng như phương pháp trang trí, thể hiện các món ăn. Từ giữa thế kỉ 19, đồ sứ đã chiếm một vị trí quan trọng trên bàn ăn tối do sự thuận tiện của nó. Ngày nay, bộ độ ăn bằng sứ là chuẩn mực của mọi bàn ăn [50].

Màu sắc, hình dáng, kĩ thuật của gốm sứ Nhật Bản rất đa dạng và phong phú. Không những thế, tùy thuộc vào các bữa ăn, các món ăn để lựa chọn đồ trưng bày, trang trí làm toát lên cảm nhận riêng của từng mùa, từng vùng. Trên thực tế, khi sử dụng và trang trí các món ăn, người Nhật chú ý đến việc kết hợp màu sắc, hình dáng, họa tiết của bát đĩa để tạo ra vẻ đẹp thanh thoát, phong phú, đẹp mắt trong bữa ăn gia đình. Dụng cụ trưng bày, trang trí cho các món ăn được kết hợp một cách tự do nhưng nếu xem xét kĩ, sẽ thấy sự cân bằng thú vị trong cách kết hợp của người Nhật. Thưởng thức món ăn Nhật Bản, không chỉ thưởng thức hương vị mà còn thưởng thức vẻ đẹp tinh tế trong các trình bày món ăn. Người Nhật rất chú trọng đến các dụng cụ gốm sứ để bày biện món ăn khiến cho người thưởng thức có những bất ngờ kì diệu.

2.2.1.1. Cảm nhận thẩm mĩ theo mùa qua đồ đựng thức ăn

Đặc trưng của dụng cụ trang trí món ăn Nhật Bản là có thể cảm nhận được khí tiết của các mùa trong họa tiết cũng như cách trình bày. Với mùa Xuân, các dụng cụ gốm sứ được trang trí có màu hồng, màu vàng hay các họa tiết phong phú như hoa anh đào, hoa cỏ. Đến mùa Hạ, các dụng cụ có họa tiết và gam màu lạnh, đặc biệt là sứ xanh, và các dụng cụ sứ có họa tiết sáng màu được dùng để trang trí. Trong đó, không chỉ có dụng cụ bằng gốm sứ mà nhiều khi có thể kết hợp với các dụng cụ thủy tinh để tạo thêm vẻ tươi sáng cho bàn ăn. Vào mùa Thu, các dụng cụ có họa tiết hình lá đỏ, hoa cúc được ưa chuộng. Còn đến mùa Đông, các dụng cụ có màu ấm áp, các họa tiết trang trí màu đỏ thường xuyên được dùng trong các bữa ăn [43]. Bên cạnh đó, các dụng cụ đặc biệt được dùng trong các nghi lễ ví dụ như trong dịp lễ tết, các dụng cụ màu vàng, màu bạc, các dụng cụ hình quạt phù hợp với lời chúc tụng. Đến giữa tháng 5, người Nhật thích dùng các dụng cụ có họa tiết là những em bé đáng yêu.

Dụng cụ cho mùa Thu

Dụng cụ cho mùa Đông

Gần đây, có nhiều ý kiến cho rằng thực phẩm và cảm nhận món ăn theo mùa của người Nhật Bản đã nhạt nhòa đi nhiều, nhưng trên thực tế truyền thống chưa đến mùa thì nhiều món ăn chưa được chế biến còn phổ biến khắp cả nước. Vì thế, “Mùa nào thức ấy” là câu nói rất phổ biến và đi sâu vào tâm thức của người Nhật. Nhìn chung, thành phần thức ăn hàng ngày của người Nhật phụ thuộc khá lớn

vào mùa vụ. Bởi vậy, yếu tố mùa vụ hay sự chuyển mùa, giao mùa cũng ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu món ăn. Việc ăn uống theo mùa không chỉ bởi thực phẩm ngon nhất khi chúng được thu hoạch đúng mùa vụ mà đã trở thành một tập quán, yếu tố tâm lí của người dân. Qua món ăn, người ta vừa có thể thưởng thức những gì tinh túy nhất của món ăn, vừa cảm nhận sâu sắc sự thay đổi rõ ràng của thời tiết trong năm. Điều dễ nhận thấy là thực phẩm của mùa Xuân, mùa Hạ phong phú, dồi dào hơn các mùa khác nên món ăn cũng đa dạng, phong phú. Mùa Đông, thực phẩm rau củ quả tươi không phong phú lắm, song nguồn nguyên liệu dự trữ khô, sấy, hấp không phải là hiếm. Món ăn trong bốn mùa có những đặc điểm riêng biệt, càng được làm nổi bật hơn lên với cách chọn dụng cụ bát đĩa trưng bày phù hợp với mùa đó.

 Món ăn mùa Xuân

Mùa Đông lạnh lẽo đi qua, hoa lá đâm chồi nẩy lộc, cũng khiến cho con người cảm giác ấm áp khác lạ. Vào mùa Xuân, nguyên liệu để chế biến cho các món ăn rất phong phú và khi nhìn các trình bày người ăn có thể cảm nhận được nét độc đáo của mùa đó. Có lẽ đó là nét đặc trưng của riêng Nhật Bản. Đồ trưng bày thể hiện đậm nét sự đâm trồi nảy lộc của cây cối và sự sinh sôi của vạn vật. Việc kết hợp với món ăn tuy đơn giản nhưng hài hòa và đầy ý nghĩa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Món ăn mùa

Xuân

 Món ăn mùa Hạ

Nói đến mùa Hạ là nói đến mùa lá non, nói đến tết Đoan Ngọ. Bước sang tháng 6 ở Nhật Bản bắt đầu bước vào mùa mưa vì thế thời gian này các thức ăn của vùng núi và biển rất phong phú đa dạng. Các dụng cụ dung để đựng như chén, bát đĩa…thường có gam màu lạnh tạo ra không khí mát mẻ nhằm làm dịu đi cái oi bức của mùa Hạ, trong đó màu xanh được người Nhật tận dụng triệt để.

Món

ăn

mùa

 Món ăn mùa Thu

Mùa Hạ nóng bức trôi qua, mùa Thu mát mẻ đến và sau các trận mưa mùa hạ các loại nấm rất phong phú, đa dạng. Vì thế, rất nhiều món ăn được chế biến với nấm. Trong cách trình bày, những gam màu nâu đỏ, hoặc tối sẫm thường được sử dụng để thể hiện sự lụi tàn. Chính vì vậy những dụng cụ bằng gốm thô, không tráng men thường được ưu ái sử dụng.

Món

ăn mùa

Thu

 Món ăn mùa Đông

Vào tháng 12 hàng năm, có lễ hội dành cho trẻ em 3 – 5 – 7 tuổi. Vào ngày 23 tháng 12, công việc quan trọng của người Nhật là viếng thăm cảm ơn những người có công giúp đỡ mình. Trong giai đoạn này, có thể nhận ra sự thay đổi trong thực đơn thức ăn của người Nhật từ tiết trời mùa Thu chuyển sang tiết trời mùa Đông. Mùa Đông đến, thức ăn sẽ thiên về độ ấm nóng nên các món ăn

luôn được phục vụ nóng hổi trên bàn ăn khiến cho người ta có cảm giác ấm áp hơn trong tiết trời lạnh giá.

Món ăn mùa Đông

2.2.1.2 Cách sắp xếp đồ đựng thức ăn

Các nhà nghiên cứu về ẩm thực Nhật Bản, cũng như những người đã từng được thưởng thức các món ăn Nhật, đều đưa ra nhận xét ẩm thực Nhật Bản thực sự là cơ hội ngắm nhìn. Người Nhật rất cầu kì trong việc trang trí các món ăn sao cho bắt mắt và khiến cho khách có cảm giác nhìn không chán, vì thế họ chú trọng từ hình thức đến hương vị. Ẩm thực Nhật Bản đòi hỏi thực khách phải tinh tế trong thưởng thức mới nhận biết được cái ngon, cái đẹp trong từng món ăn.

xinh xắn, hương vị thanh tao, nhẹ nhàng không quá nồng đậm như món ăn Ấn Độ sẽ để lại cảm giác nhẹ nhàng khi thực khách dùng xong bữa. Tùy thuộc vào tầm quan trọng của các bữa ăn mà cách trang trí khác nhau. Các loại bát đĩa đưa ra trưng bày thường có các kích cỡ khác nhau, tất cả được chọn lựa để hòa hợp hoặc tương phản với màu sắc và nguyên liệu của thức ăn, hoặc để làm tăng thêm cảm giác nóng hay cảm giác lạnh của món ăn. Khi làm ra các sản phẩm chén bát và đĩa, người Nhật đã đưa các suy nghĩ là phải phù hợp cho người sử dụng. Ví dụ như kích cỡ của các loại chén khác nhau tùy thuộc vào người ăn – điều này là một nét độc đáo của Nhật Bản. Nguồn lương thực chính của Nhật Bản là cơm nên thông thường họ vẫn dùng bát. Theo truyền thống, bát ăn cơm cho nam giới có đường kính 12 cm còn cho phụ nữ là 11.5 cm. Như vậy sẽ vừa vặn với bàn tay người dùng [41].

Vào bữa ăn, người Nhật thường ngồi trên sàn và dùng bữa trên một chiếc bàn thấp. Do khoảng cách khá xa giữa bàn thức ăn và miệng nên dễ nhất là cầm một bát hoặc một đĩa nhỏ để đưa lên miệng và ăn. Tập quán dùng tay như thế vẫn được duy trì nên dụng cụ của đồ ăn phải nhỏ và dễ cầm. Nhiều người vẫn thắc mắc tại sao người Nhật dùng nhiều bát đĩa trong một bữa ăn như thế. Câu trả lời nằm ngay trong việc kết hợp các tập quán như dùng đũa, cầm bát bằng tay, và lựa chọn bộ đồ ăn theo mùa. Sự kì diệu của gốm sứ Nhật Bản đã giúp phát triển nhiều thứ đồ dùng khác nhau để phục vụ cho những tập quán này. Một trong những thú vui trong thưởng thức món ăn Nhật Bản là việc dự đoán kiểu dáng và trang trí của bát đĩa được dọn lên. Khi thứ ăn được dọn lên, khách sẽ bị

đậm phong cách Nhật. Các dụng cụ gốm sứ thông dụng được dùng nhiều trong

Một phần của tài liệu Vai trò của gốm sứ Nhật Bản trong văn hóa đời sống (Trang 37)