7. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Về công tác nghiên cứu – đào tạo
3.3.2.1. Chuyên nghiệp hóa đội ngũ sản xuất trò chơi truyền hình
Trò chơi truyền hình trên HTV ra đời sau VTV vài năm , đó là thuận lợi và cũng là thách thức với những người làm công tác tổ chức sản xuất . Thuận lợi vì phần nào đúc rút được những kinh nghiệm của các đồng nghiệp ở Đài truyền hình quốc gia , thách thức vì phải làm sao để có thể cạnh tranh với những chươn g trình vốn đang rất hấp dẫn và thu hút của VTV . Hơn 10 năm
98
trước, đội ngũ sản xuất trò chơi truyền hình của HTV chủ yếu làm việc dựa vào kinh nghiệm và thói quen , chưa được đào tạo bài bản . Qua quá trình phát triển của thể loại trò chơi truyền hình cũng như nhu cầu , trình độ khán giả ngày càng được nâng cao , những người thực hiện trò chơi truyền hình cần trang bị cho mình hành trang vững vàng , đó là nền tảng lý luận , bản lĩnh chính trị, là kiến thức , tay nghề, là sự sáng tạo và lòng đam mê . Bên cạnh đó , HTV cũng thường xuyên tổ chức các chuyến đi tham quan công nghệ sản
xuất trò chơi truyền hình của các nước có ngành truyền hình phát triển mạnh , giúp tiếp thu một cách có chọn lọc kinh nghiệm quý giá của các nước bạn đi trước. Cần mở rộng sự giao lưu với các nước bạn để học hỏi những kiến thức bổ ích trong công tác tổ chức sản xuất chương trình . Mỗi thành viên trong nhóm sản xuất là một mắt xích quan trọng , gắn kết và phối hợp với nhau thật nhịp nhàng thì mới có hiệu quả , do vậy, cần lưu ý đào tạo một cách đồng đều trong đội ngũ sản xuất ở tất cả các khâu . Mặt khác, cũng cần có những quy trình chuẩn trong sản xuất trò chơi truyền hình để có kế hoạch phân công vai trò cụ thể của từng chức danh , đúng người đúng việc , có kế hoạch đào tạo chuyên biệt . Cần thực hiện việc khen thưởng và kỷ luật kịp thời để tạo hứng khởi cũng như duy trì và nâng cao tinh thần làm việc trách nhiệm , nghiêm túc trong êkip.
Bên cạnh đó, người chơi hay cũng chưa nhiều vì thông thường khi xuất hiện trước máy quay, nhiều người không giữ được bình tĩnh, đánh mất sự tự tin, tính hóm hỉnh và cả kiến thức của mình. Do vậy, cần tổ chức tập huấn kỹ năng xuất hiện trước ống kính, khả năng tham gia các trò chơi của người tham dự, kể cả tập huấn cho những khán giả dự khán tại trường quay.
Lực lượng dẫn chư ơng trình trò chơi truyền hình : thường là các nghệ sĩ, có ưu thế về giọng nói, ngoại hình nhưng lại phải tuân theo kịch bản có sẵn, và cũng không phải ai cũng có tính dí dỏm, hoạt bát, phong cách vui nhộn để
99
dẫn dắt cuộc chơi, nhất là xử lý tình huống bất ngờ xảy ra. Có quá nhiều chương trình nên nhiều MC, nghệ sĩ lâm vào tình trạng quá tải. Dẫn đến việc đã thiếu chuyên nghiệp lại phải đối phó, chắp vá. Đây là đội ngũ rất quan trọng để góp phần cho thành công của một trò chơi truyền hình . Người dẫn chương trình sau khi được chọn lựa , cần tham gia vào công tác xây dựng chuẩn bị kịch bản để có những cảm nhận và thấu hiểu nội dung những gì
chương trình muốn truyền đạt . Cần có bản lĩnh chính trị và những k iến thức chung về công tác dẫn chương trình truyền hình , bên cạnh đó là những kiến thức chuyên sâu về trò chơi mà mình đảm nhiệm . MC là linh hồn của chương trình, là cầu nối giữa chương trình với khán giả và người chơi . Đối tượng khán giả rất đa dạng ở mọi vùng miền , nhiều độ tuổi , nghề nghiệp khác nhau , do vậy cần có sự chuẩn mực trong giao tiếp , tôn trọng khán giả , tốc độ nói vừa phải , dễ nghe . Đài truyền hình TPHCM tổ chức cuộc thi “ Người dẫn chương trình truyền hình” hàng năm từ năm 2004 đến nay, cũng đã phát hiện và đào tạo nhiều gương mặt người dẫn chương trình , nhưng chưa có gương mặt nào thật sự tạo dấu ấn trong vai trò dẫn game show . Do vậy , HTV cầ n chú trọng chọn lựa và đào tạo đội ngũ dẫn trò chơi truyền hình vì đây là người điều phối và có ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của chương trình .
3.3.2.2. Nghiên cứu khán giả truyền hình
Công tác nghiên cứu khán giả là rất quan trọng và cần thiết . Dựa trên ý kiến của khán giả qua các cuộc khảo sát , cũng như thông tin phản hồi qua điện thoại, email, thư từ…, ít nhiều ta cũng có những thông tin cần thiết mang tính định lượng để có cái nhìn cụ thể , toàn diện và sâu sắc hơn về thói quen , nhu cầu , sở thích, tập quán tiếp nhận trò chơi truyền hình của khán giả Việt Nam. Nghiên cứu khán giả xem truyền hình trên thế giới hiện nay rất được quan tâm chú tr ọng. Tuy nhiên , trong thời gian qua , HTV chưa có được những công trình nghiên cứu trên diện rộng và có quy mô . Vì vậy , cần tích
100
cực hơn trong việc phối hợp cùng các đơn vị có chuyên môn (các công ty khảo sát thị trường , Viện Ng hiên cứu phát triển TPHCM…) trong công tác khảo sát, thăm dò ý kiến khán giả để bám sát thực tiễn , rút ra kinh nghiệm , hiểu được nhu cầu thực tế của công chúng , từ đó thiết kế các chương trình phù hợp , tiếp tục lắng nghe phản hồi của khán giả để chỉnh sửa , hoàn thiện chương trình .
3.3.2.3. Nghiên cứu lý luận – đúc kết kinh nghiệm thực tiễn về trò chơi truyền hình.
Trò chơi truyền hình xuất hiện trên truyền hình thế giới mấy mươi nă m qua và cũng đã ghi được những dấu ấn trên truyền hình Việt Nam . Bên cạnh các sách và tạp chí nước ngoài , chúng ta cũng bắt đầu có được những công trình, đề tài nghiên cứu về trò chơi truyền hình như : bài viết “Sức hấp dẫn của trò chơi truyền hình” của Tiến sĩ Tạ Bích Loan trong cuốn “Báo chí – Những điểm nhìn từ thực tiễn” – Tập II , NXB Văn hóa – Thông tin HN , 2001 có đưa ra những vấn đề cơ bản nhất của thể loại trò chơi truyền hình ; Đề tài cấp Bộ của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh “Hoạt động giải trí ở đô thị Việt Nam hiện nay – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” do PGS.TS Phạm Huy Đức (cb), NXB Văn hóa Thông tin , 2004 tập hợp những bài viết về nhu cầu giải trí , hoạt động giải trí ở đô thị Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay , tác động của xu thế toàn cầu hóa đối với việc phát triển các hoạt động giải trí ở nước ta ,trong đó có đề cập đến thực trạng phát triển trò chơi truyền hình ; Đề tài “Văn hóa nghe nhìn và giới trẻ”
do TS Đỗ Nam Liên (cb), NXB Khoa học Xã hội , 2005 là công trình nghiên cứu lĩnh vực truyền hình và băng dĩa , trong đó có nhắc đế n trò chơi truyền hình và những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng , nội dung chương trình ; Đề tài tốt nghiệp Cử nhân Xã hội học của tác giả Võ Huỳnh Tấn Tài , ĐHKHXH&NV TPHCM , 2005, tác giả đưa ra sự khác nhau trong ứng xử
101
truyền thông của công chúng thông qua việc hưởng ứng các trò chơi truyền hình dựa trên sự so sánh cơ cấu chương trình giữa hai kênh VTV 3 và HTV7; Luận văn Thạc sĩ Xã hội học của tác giả Nguyễn Đàm Trúc Trinh nghiên cứu về “Hiệu ứng xã hội từ các trò chơi truyền hình” ; Đề tài “Ảnh hưởng của trò chơi truyền hình đối với giới trẻ TPHCM” của Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM , 2005… Hiện tại , có những trường đã đưa lý luận về trò chơi truyền hình vào giảng dạy , điển hình như ĐH KHXH &NV TPHCM (khoa Báo chí Truyền thông với môn học Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình do Nhà báo - Thạc sĩ Trương Văn Minh – Ủy viên thường trực ban biên tập – Trưởng ban Chương trình Đài Truyền hình TPHCM phụ trách giảng dạy ). Các cơ sở đào tạo báo chí truyền hình hiện nay đều có nhu cầu tổ chức các lớp học về trò chơi truyền hình cho sinh viên . Tuy nhiên , truyền hình là một ngành khá đặc thù , gắn liền với hoạt động thực tế nên cần có những công trình nghiên cứu lý luận về trò chơi truyền hình do chính những phóng viên , biên tập viên đã tham gia công tác tổ chức sản xuất chương trình trò chơi
truyền hình biên soạn để làm cơ sở , tiền đề cho công tác giảng dạy . Từ đó giúp cho các sinh viên yêu thích và quan tâm đến trò chơi truyền hình có thể tiếp cận một cách bài bản từ lý thuyết đến thực tế tham quan quá trình sản xuất trò chơi truyền h ình tại HTV . Qua quá trình phát triển , trò chơi truyền hình đã được công nhận là mộ t thể loại của báo hình , vì vậy, rất cần thiết có những công trình nghiên cứu , giáo trình chuẩn về trò chơi truyền hình hiện nay.
Tiểu kết chƣơng 3
Trong quá trình khảo sát của luận văn , chúng tôi đã nhận được nhiều góp ý chân thành của khán giả và các đồng nghiệp đang công tác tại các đài phát thanh truyền hình địa phương và khu vực với mong muốn góp phần và o sự phát triển của trò chơi truyền hình trên HTV nói riêng và truyền hình Việt
102
Nam nói chung . Những ý kiến rất đáng trân trọng để chúng tôi nghiêm túc nhìn lại và nỗ lực hơn nữa công tác tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình. Trong xu thế phát triển của truyền hình hiện nay , trò chơi truyền hình vẫn là một thể loại giải trí trên truyền hình thu hút nhiều khán giả quan tâm theo dõi và nhập cuộc . Đây được xem như một trong những thể loại giải trí lành mạnh , có tính lan tỏa trong cộng đồng . Trò chơi truyền hình cần có sự định hướng cụ thể và toàn diện để tiếp tục là món ăn tinh thần phong phú và hấp dẫn.
Xu hướng xã hội hóa truyền hình hiện nay đã tạo thêm nhiều điều kiện để các đơn vị tư nhân và cá nhân khác cùng tham gia vào công tác tổ chức sản xuất và phát triển trò chơi truyền hình . Tuy nhiên , đài truyền hình cần phải thể hiện vai trò của mình trong việc đị nh hướng và kiểm duyệt nội dung các chương trình này để luôn bám sát với mục đích , tôn chỉ hoạt động của đài .
Những khuyến nghị và giải pháp trên đây được đưa ra dựa trên tình hình thực tiễn hoạt động sản xuất trò chơi trò chơi truyền hình của Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh hiện nay , mong rằng sẽ là những ý kiến bổ ích với những người nghiên cứu và hoạt động thực tế trong thể loại trò chơi truyền hình. Do hạn chế của điều kiện nghiên cứu và vốn hiểu biết của bản thân tác giả còn hạn hẹp , những đề xuất trên chắc chắn chưa sâu và toàn diện , vì vậy, mong rằng tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp của các chuyên gia và đồng nghiệp cũng như bất cứ ai quan tâm đến trò chơi truyền hình .
103
PHẦN KẾT LUẬN
Ngày nay , ngành truyền hình thế giới đã tiến những bước dài mà ít người trước đó hình dung ra. Với hàng trăm vệ tinh địa tĩnh xung quanh trái đất, truyền hình đã đến với những vùng xa xôi hẻo lánh, đem đến cho khán giả màn ảnh nhỏ đủ loại hình ảnh và sự kiện một cách trực tiếp, sống động, sóng truyền hình có thể đến mọi nơi trên Trái đất qua trạm chuyển tiếp, cáp truyền hình, vệ tinh nhân tạo và internet.
Các chương trình truyền hình, từ chỗ chỉ phát bản tin thô sơ, đã tiến bộ dần với việc cho ra đời hàng trăm loại hình chương trình như các game show, truyền hình thực tế, phỏng vấn, ca nhạc, các thể loại phim , cùng việc thực hiện các chương trình truyền hình trực tiếp , cầu truyền hình ...
Truyền hình ra đời đã mang lại nhiều giá trị to lớn cho đời sống con người, đặc biệt là giá trị tinh thần . Con người sử dụng truyền hình với nhiều mục đích: tiếp nhận thông tin , học tập, giải trí… trong đó , giải trí được xem là một trong những chức năng quan trọng của truyền hình .
Xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1996 và góp mặt trên sóng của Đài truyền hình TPHCM hơn 10 năm qua , trò chơi truyền hình đã thật sự trở thành một loại hình giải t rí được đông đảo công chúng quan tâm và đón nhận . So với các loại hình giải trí trên truyền hình đã có từ trước đó như ca nhạc , phim (phim truyện , phim hoạt hình… ), sân khấu (kịch, cải lương , tuồng, chèo, hát bội… ), thì trò chơi truyền hình có những đặc điểm riêng , ưu thế riêng. Nằm trong tổng thể các chương trình mang ý nghĩa giáo dục tư tưởng, kiến thức, văn hoá, lối sống… của một cơ quan báo chí, trò chơi truyền hình vẫn thể hiện đầy đủ vai trò và chức năng của báo chí, đó là chức năng thông tin, giáo dục tư tưởng và giải trí . Trò chơi truyền hình chú trọng tính tranh đua, tạo kịch tính , có yếu tố và tình huống bất ngờ , cung cấp thông tin , kiến
104
thức, phát huy thế mạnh của hình ảnh và âm thanh, đặc biệt là có sự tương tác với khán giả xem chương trình . Khi “Trò chơi liên tỉnh” và “SV 96” xuất hiện trên VTV 3 thì ngôi nhà truyền hình Việt Nam như được khoác tấm áo mới , sống động hơn , hấp dẫn hơn . Cho đến nay, trò chơi truyền hình đã trở nên quen thuộc với khán giả cả nước . Trò chơi truyền hình là một hình thức không xa lạ gì với truyền hình thế giới mấy mươi năm qua . Tuy nhiên , ở Việt Nam chúng ta thì còn nhiều điều cần họ c tập và nghiên cứu sâu hơn để tạo ra những trò chơi hấp dẫn và bổ ích . Ở chương 1, luận văn đã đi sâu tìm hiểu về trò chơi truyền hình , những chức năng cơ bản của trò chơi truyền hình . Cùng với sự phát triển của truyền hình Việt Nam , Đài Truyền hình TPHCM (HTV) cũng đã có những bước nhảy vọt về quy mô , tầm phủ sóng và chất lượng nội dung chương trình , trong đó, lẽ dĩ nhiên không thể thiếu trò chơi truyền hình . Luận văn đã khảo sát quá tr ình thực hiện trò chơi truyền hình của HTV từ những ngày đầu tiên đến nay , trong đó tập trung nhấn mạnh giai đoạn 2009 – 2011. Từ đó tìm ra những ưu điểm và hạn chế của trò chơi truyền hình trên sóng HTV. 11 năm qua , trò chơi truyền hình của HTV đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và có nhiều bước chuyển mới . Từ những ngày đầu bỡ ngỡ , sản xuất thử nghiệm với “ Vui để học” và “Trúc xanh”, đến quá trình sản xuất rầm rộ, nhiều chương trình m ới ra đời , phủ sóng kín các “giờ vàng” , và bây giờ là quá trình chọn lọc , nâng cao hiệu quả và chất lượng . Trong những năm qua, có giai đoạn đài quá tập trung khai thác bề nổi thu hút của trò chơi truyền hình (2000 – 2006), cộng với việc chạy đua giữa các đài truyền hình , khiến số lượng các chương trình không ngừng được tăng lên , chất lượng lại không tương xứng , dẫn đến tình trạng công chúng cảm thấy “bội thực game show” . Không ít khán giả ch o rằng có nhiều trò chơi trên truyền hình mà nội dung lại “na ná” giống nhau , quá chú trọng chức năng giải trí đơn thuần mà quên đi
105
những chức năng khác , có những chương trình mua bản quyền nước ngoài không phù hợp với văn h óa, thói quen, tập quán của người Việt Nam .
Từ những ý kiến đóng góp chân thành , quý giá của báo chí và công chúng, HTV đã có sự điều chỉnh , gạn lọc cũng như nâng cao hiệu quả công tác tổ chức sản xuất , nhằm cho ra đờ i những sản phẩm tinh thần có chất lượng. Ở chương 2, luận văn giới thiệu về cách thức tổ chức sản xuất trò chơi truyền hình tại Đài Truyền hình TPHCM với những tiến bộ cũng như những