7. Kết cấu của luận văn
2.1. Quy trình, cách thức tổ chức, sản xuất trò chơi truyền hình trên Đà
truyền hình TP Hồ Chí Minh
Cách thức sản xuất các chương trình truyền hình của Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh trước đây thường là lên kế hoạch ghi hình từng chương
trình, không có nhiều chương trình dự trữ hoặc sản xuất gối đầu , mặc dù kế hoạch sản xuất đã được lên khung đến hết năm với thời lượng cố định . Điều này được lý giải một phầ n do nhiều chương trình với đặc thù riêng, không thể tổ chức ghi hình liên tiếp nhiều chương trình để gối đầu do những nguyên
nhân khách quan về tính t hời sự cập nhật , vấn đề khách mời , bổ sung thông tin, tài liệu liên quan… Một buổi ghi hình từ một đến hai giờ đồng hồ (sau đó sẽ dựng băng để phát sóng với thời lượng 30 đến 45 phút) rồi lặp lại như vậy vào lần ghi hì nh sau . Cách làm đó vừa tốn chi phí lắp đặt vận chuyển , dàn dựng sân khấu , hệ thống âm thanh ánh sáng , máy chiếu màn hình… vừa không sử dụng hết năng suất làm việc của toàn bộ êkip từ biên tập đến tổ quay phim, kỹ thuật … Bên cạnh đó , còn nhiều yếu tố rủi ro như trục trặc sức khỏe của những người thực hiện chính (đạo diễn, người dẫn chương trình… ), kỹ thuật máy móc , khách mời thay đổi , thời tiết… , thậm chí có chương trình đã ghi hình v à dựng hậu kỳ xong nhưng không đạt hiệu quả về chất lượng hoặc nội dung cần thiết nên không thể phát sóng và nhiều lý do khác . Lịch phát sóng chương trình đã được giới thiệu trên tạp chí truyền hình , trên sóng truyền hì nh và các phương tiện truyền thông đại chúng khác nên ban tổ chức đành phải thay thế bằng một chương trình phát lại , điều này khiến cho uy tín
49
và sức hấp dẫn của chương trình đối với khán giả bị giảm sút . Do vậy , tính toán đến việc sản xuất chương trình dự trữ và lên kế hoạch ghi hình tập trung để dành khoảng thời gian trống nhất định đầu tư vào việc cải tiến nội dung và hình thức của chương trình là điều hết sức cần thiết .
Hiện nay , với công nghệ sản xuất hiện đại và chuyên nghiệp , quy trình sản xuất chương trình truyền hình nói chung và trò chơi truyền hình nói riêng đã được cải tiến đáng kể , trừ chương trình thời sự và tin tức hàng ngày , nhiều chương trình đã có thể lên kế hoạch tổ chức ghi hình thường kỳ có dự trữ , như chương trình “Gạch nối yêu thương” quay 6 số trong một ngày , “Biếng ăn - Không phải chuyện nhỏ” quay 4 số trong nửa ngày , và đặc biệt , các trò chơi truyền hình cũng áp dụng cách thức ghi hình này như chương trình “Đi tìm ẩn số” được thực hiện tại Nhà hát HTV , thu hình 4 số một ngày , chương trình “Tìm người thông minh” 3 đến 4 số một ngày… Chỉ riêng một số chương trình đặc thù như “Vượt lên chính mình” do mỗi chương trình diễn ra tại một địa phương khác nhau nên mỗi lần ghi hình chỉ được một số phát sóng , tuy nhiên, ban tổ chức chương trình kết hợp quay tại những địa điểm gần nhau (như nhiều huyện trong một tỉnh , hoặc quay ở các tỉnh giáp ranh , trung bình một đợt quay hình , êkip đi trong vòng ba tuần đến một tháng , đi dọc các tỉnh miền Bắc , miền Trung và miền Tây Nam bộ , ghi hình liên tục 10 đến 15 chương trình, giảm bớt tốn kém trong quá trình di chuyển ).
Trên thế giới, các chương trình trò chơi truyền hình đã được đưa vào sản xuất từ nhiều năm nay với đầy đủ kinh nghiệm từ lý thuyết, thực tiễn. Tiền thân của các chương trình trò chơi truyền hình xuất phát từ các cuộc thi đố trên đài phát thanh – dạng chương trình có sức tồn tại lâu dài nhất. Mô hình tổ chức sản xuất một chương trình trò chơi truyền hình được phân công theo từng nhiệm vụ và phần việc cụ thể theo từng chức danh. Trên thế giới, những chương trình trò chơi truyền hình được gọi tên chung là các chương
50
trình game shows. Sự ra đời của chương trình “SV96” trên kênh VTV3 – Đài Truyền hình Việt Nam đánh dấu sự ra đời của trò chơi truyền hình đầu tiên ở Việt Nam. Nhà báo Vũ Thanh Hường, một trong những người trực tiếp tham gia sản xuất trò chơi này cho biết: Đây cũng là chương trình được lấy mô típ và cách thức dàn dựng từ một dạng shows tương tự của Đài Truyền hình Nga có tên gọi là KVN (Câu lạc bộ các nhà thông thái vui tính) là chương trình trò chơi truyền hình đầu tiên xuất hiện tại Liên bang Nga vào ngày 8/10/1961. Tuy nhiên, khi được sản xuất, ghi hình tại Việt Nam, thì mô hình, quy trình tổ chức sản xuất được rút gọn và đơn giản hoá đi ở nhiều công đoạn do điều kiện khách quan, quy mô của chương trình cũng như hạn chế về tài chính, nhân lực và kinh nghiệm.
Còn tại Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh, chương trình “Câu lạc bộ khoa học trẻ” được xem như trò chơi đầu tiên trên truyền hình dù khi đó, cách thức tổ chức và nội dung gần như dạng Quiz Show hơn và ít nhiều cũng có ảnh hưởng từ chương trình KVN của Đài Truyền hình Nga. Tuy nhiên, với nỗ lực của nhóm biên tập gồm các biên tập viên phòng Khoa học Giáo dục (nay là Ban Khoa Giáo) của Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh và Nhà Văn hoá Thanh niên (trực thuộc Thành Đoàn TP Hồ Chí Minh ), chương trình đã tạo nên một làn gió mới trên sóng truyền hình , thu hút đông đảo các thí sinh là học sinh các trường Phổ thông Trung học tại TP Hồ Chí Minh cũng như khán giả xem đài. Với các sân chơi “Cửa sổ văn học” (gồm các câu hỏi , trò chơi về văn học ), “Nhà toán học trẻ tuổi” (Toán học ), “Nhà hoá học trẻ tuổi” (Hóa học), “Việt Nam những trang sử vàng” (Lịch sử), “Tuổi trẻ và Tin học” (Tin học)... chương trình đã tạo được thành công nhất định và ghi một dấu ấn khá quan trọng cho sự khởi đầu của trò chơi truyền hình tại Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh.
51
Thông thường, các chương trình trò chơi truyền hình đều được phát sóng định kỳ theo kế hoạch năm với các chủ đề và thời lượng gần như đã định sẵn. Việc lên kịch bản nội dung rồi thành lập nhóm sản xuất chương trình đều đòi hỏi sự khoa học của công tác tổ chức sản xuất. Tổ chức sản xuất được coi là mắt xích quan trọng như kim chỉ nam cho mọi hoạt động của nhóm thực hiện. Từ định hướng ban đầu, đến phân công nhân lực cụ thể, rồi tiến hành quy trình sản xuất. Khâu tổ chức sản xuất càng khoa học, chính xác, thận trọng và sáng tạo thì hiệu quả của chương trình càng được nâng cao. Đó là công việc đòi hỏi người tham gia các khâu phải có kinh nghiệm, khả năng chuyên môn tốt, biết cách phối hợp nhịp nhàng, sáng tạo trong một êkíp tập thể. Trên thế giới, định nghĩa về công tác tổ chức sản xuất chương trình được hiểu khá rộng và áp dụng một cách linh hoạt đối với mỗi phương thức sản xuất và quy trình thực hiện. Tổ chức sản xuất trò chơi truyền hình có những quy chuẩn chung với các thể loại báo hình khác, tuy nhiên, với đặc thù riêng của mình, lại cũng có thêm nhiều yêu cầu mới mẻ.
Hiện nay , các đài truyền hình lớn ở nước ta như Đài truyền hình Việt Nam VTV, Đài truyền hình TPHCM đều đã trang bị được những yếu tố cần thiết về mặt vật chất kỹ thuật để sản xuất chương trình mang tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống máy quay hiện đại với đầy đủ thiết bị đi kèm , phòng điều khiển với hệ t hống máy móc hiện đại , hệ thống dựng với kỹ thuật cao , hệ thống âm thanh, ánh sáng, màn hình… đáp ứng đầy đủ cho việc sản xuất những chương trình có quy mô lớn , đặc biệt là các trò chơi truyền hình , một dạng chương trình thường xuyên sử dụng đến yếu tố trường quay và những trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đi kèm .
Năm 2000, HTV cho ra đời chương trình trò chơi truyền hình đầu tiên là “Vui để học”, tuy là chương trình đầu tiên nhưng những ngư ời thực hiện đã có nhiều nỗ lực , tham khảo quy trình sản xuất những trò chơi tương tự của
52
Nga, Anh, Pháp… nên tránh được nhiều sơ suất trong quá trình sản xuất . Công nghệ sản xuất khi đó còn nhiều hạn chế , hình ảnh và âm thanh đơn giản , thí sinh trả lời bằng cách bấm chuông , ít sử dụng kỹ xảo (ở hiện trường lẫn khâu hậu kỳ ). Qua 10 năm tự học hỏi , rút kinh nghiệm , công tác tổ chức sản xuất trò chơi truyền hình trên HTV đã có nhiều cải ti ến, khoa học hơn , giảm bớt nhân sự không cần thiết , phân công công việc hợp lý , tận dụng kỹ thuật hiện đại của máy móc , thiết bị… Nhờ vậy , hiệu quả trong công tác sản xuất không ngừng được nâng cao .
2.1.1. Mô hình và cá c chƣ́c danh cần thiết trong một chƣơng trình trò chơi truyền hình
53
2.1.2. Các bƣớc tổ chức sản xuất chƣơng trình trò chơi truyền hình
+ Tiền kỳ : Đây là giai đoạn rất quan trọng trong công tác tổ chức sản xuất một chương trì nh truyền hình nói chung và trò chơi truyền hình nói riêng. Sau quá trình thẩm định và duyệt kịch bản , nhóm thực hiện sẽ triển khai, thống nhất kịch bản , tiến hành tập luyện , ghi hình thử trước khi ghi hình chính thức . Khi ghi hình thử , những sơ suất , những chi tiết phát sinh sẽ bộc lộ, lúc đó nhóm thực hiện có thể tìm cách khắc phục và giải quyết . Khâu tiền kỳ càng được chuẩn bị kỹ lưỡng bao nhiêu thì khi ghi hình chính thức sẽ tiết giảm chi phí phát sinh , tiết kiệm thời gian và công sức của nhóm thực hiện . Như chương trình “Vượt lên chính mình” , đây là một chương trình đòi hỏi sự khảo sát và chuẩn bị rất kỹ lưỡng , chặt chẽ vì ghi hình ở từng địa p hương khác nhau với điều kiện khó khăn trong di chuyển , lắp ráp sân khấu , âm thanh… Đặc biệt , thí sinh là người ở địa phương , đa phần là nhân dân lao động nghèo , có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống , họ đang nợ ngân hàng và m ong muốn được xóa nợ , cấp thêm vốn . Bằng chính nghề nghiệp của mình, họ sẽ phải vượt qua thử thách của chương trình . Đó là công việc hàng ngày rất quen thuộc nhưng khi đứng trước ống kính truyền hình trong 1 phút 30 giây, áp lực đè nặng , họ rất căng thẳng , do vậy phải có sự nghiên cứu của ban tổ chức , tìm ra hình thức thi phù hợp , cho thí sinh luyện tập… Khi phát sóng, khán giả thấy thí sinh rất nỗ lực vượt qua hai vòng thi , thỉnh thoảng có thí sinh thua ở một vòng , trên thực tế ghi hình , có những thí sinh thua cả 2 vòng thi , chương trình không thể phát sóng , ban tổ chức chỉ trao một số tiền ủng hộ an ủi thí sinh .
+ Công tác tổ chức sản xuất:
54
Mỗi một chương trình trò chơi truyền hình có thiết kế mỹ thuật riêng , trong đó gồm có thiết kế sân khấu , hình hiệu , nhạc hiệu , thiết kế ánh sáng hiệu quả , âm thanh phù hợp với nội dung và hình thức thể hiện của trò chơi . Đa số các trò chơi truyền hình ghi hình tại trường quay , trừ một số trò chơi đặc biệt như “Vượt lên chính mình” hay “Nhịp sống sôi động” dựng sân khấu ngoài trời . Trò chơi truyền hình thường có lượng thí sinh và khán giả cổ vũ đông đảo nên sân khấu cần rộng , thiết kế tạo sự sôi động , gần gũi , tự nhiên . Trước đây , chương trình “ Vui để học” ghi hình trong một phim trường nhỏ còn nhiều hạn chế về kỹ thuật , sân khấu đơn giản , ánh sáng chưa hiện đại . Hiện nay , các chương trình trò chơi của HTV được thực hiện tại Nhà hát truyền hình hoặc các địa điểm rộng lớn , hiện đại như Nhà thi đấu Nguyễn Du , nhà thi đấu Maximart Cộng Hòa… với trang thiết bị âm thanh ánh sáng thuê từ các công ty lớn như Boss , Ngọc Vũ, Phúc Thịnh… Đặc biệt các chương trình “Tìm người thông minh” , “Đi tìm ẩn số”… được thực hiện tại Nhà hát HTV với hệ thống máy móc , âm thanh ánh sáng h iện đại được đầu tư hơn 400 tỷ đồng.
Các chương trình trò chơi thường được ghi hình nhiều số trong một thời điểm (như ghi hình 2 – 3 số một ngày , hoặc 10 số trong 2 – 3 ngày), sau đó dọn dẹp sân khấu để nhường địa điểm cho chương trình khác , do vậy, việc thiết kế sân khấu gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả , hoành tráng , dễ lắp đặt, bảo quản và vận chuyển là điều hết sức cần thiết .
Trên thực tế, ánh sáng đóng vai trò rất quan trọng để t ạo chiều sâu, tính hoành tráng cần thiết cho chương trình . Có khi sân khấu được thiết kế rất đơn giản với vải , những tấm gỗ ép mỏng , tấm phản quang , bọt biển… nhưng với sự kết hợp ánh sáng khéo léo và sáng tạo sẽ trở nên ấn tượng và sinh động hơn. Như chương trình “ Tìm người thông minh”, theo format nước ngoài , ánh sáng được sử dụng tối đa để tạo chiều sâu và cảm giác hấp dẫn , khi thí sinh
55
nào trả lời đúng câu hỏi , đèn pholo của thí sinh đó từ trên cao bật sáng , toàn bộ ánh sáng hiện trường sẽ tắt , đòi hỏi bộ phận ánh sáng phải cài đặt thật kỹ lưỡng vì hiệu ứng ánh sáng phải thật khớp với diễn biến của chương trình , phần hậu kỳ không làm lại được . Chương trình khi thực hiện tại Nhà hát Truyền hình đã đáp ứng được yêu cầu của ban tổ chức về mặt kỹ thuật và nhận được nhiều lời khen ngợi của các chuyên gia nước ngoài .
Hình hiệu và nhạc hiệu chương trình là những hình ảnh , âm thanh đầu tiên tạo ấn tượng với khán giả , thường hình hiệu chỉ khoảng từ 30 – 45 giây nên cần chọn lọc những hình ảnh cô đọng , hấp dẫn, đặc sắc nhất , khái quát được nội dung của trò chơi . Như chương trình “Vượt lên chính mình”, do nội dung chương trình hướng đến những người nghèo nên hình hiệu và nhạc hiệu của chương trình khá đơn giản , chân phương nhưng vẫn rất mạnh mẽ , sôi nổi, thể hiện ý chí và nghị lực vươn lên của con người . Hay chương trình “Ai nhanh hơn” dành cho các bé thiếu nhi , mở đầu chương trình , hình hiệu và nhạc hiệu thật vui tươi , rực rỡ sắc màu và rộn ràng âm thanh của thế giới tuổi thơ trong trẻo , hồn nhiên . Tại Trung tâm sản xuất ch ương trình Đài Truyền hình TP HCM hiện nay áp dụng kỹ thuật dựng phi tuyến tính (non-linear editing), còn gọi là dựng số (digital) thay thế cho hệ thống dựng tuyến tính (linear editing), còn gọi là analog, cho ra những hình ảnh sinh động.
Ngoài ra , còn có các hình cắt (từ 5 – 10 giây) tách các phần thi , giúp chương trình bớt nhàm chán hoặc chen vào những đoạn phim ngắn giới thiệu về thí sinh , luật chơi… tạo sự sinh động cho chương trình . Hiện nay , công nghệ truyền hình phát triển vượt bậc , hình ảnh và âm thanh , những thế mạnh đặc trưng của truyền hình đã có thể sử dụng những kỹ xảo mới làm tăng tính hấp dẫn của chương trình . Tuy vậy, chúng ta không hoàn toàn phụ thuộc vào công nghệ kỹ thuật truyền hình mà quên đi những phần quan trọng nhất , đó là ý tưởng từ khâu xây dựng và quá trình hoàn thiện kịch bản . Như đã trình bày
56
ở phần trên , kịch bản là phần quan trọng nhất để tạo nê n một trò chơi truyền hình hấp dẫn . Cần có sự kết hợp giữa kịch bản và công nghệ kỹ thuật để làm cho trò chơi hoàn thiện , đáp ứng được nhu cầu của khán giả .
- Thiết kế đạo cụ:
Với đặc thù của mình , trò chơi truyền hì nh luôn cần đến sự hỗ trợ của đạo cụ để tạo sự sinh động và mới mẻ . Ở chương trình “Ai nhanh hơn” dành