Về công tác sản xuất

Một phần của tài liệu Trò chơi truyền hình của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh - thực trạng và hướng phát triển (Trang 82)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Về công tác sản xuất

3.3.1.1. Xây dựng kịch bản có tính giáo dục tư tưởng và giải trí

Đối với các chương trình giải trí , người ta thường nghĩ chức năng giải trí là hàng đầu nên đôi khi không quan tâm đến tính giáo dục tư tưởng . Đối với báo chí cách mạng , tính tư tưởng luôn được đặt lên hàng đầu . Theo góp ý của nhiều khán giả , những chương trình có nội dung giải trí đơn thuần mà thiếu tính giáo dục tư tưởng trên HTV đã dần được thay đổi nội dung , khắc

83

phục nhược điểm này . Mặt khác, cần có những biện pháp về lâu dài như bồi dưỡng và nâng cao nhận thức chính trị cho đội ngũ phóng viên , biên tập viên . HTV thường tổ chức các lớp học , những buổi nói chuyện chuyên đề , phân tích tình hình chính trị , văn hóa xã hội thường kỳ cũng như những buổi nói chuyện không thường kỳ khi tình hình văn hóa , chính trị xã hội trong nước và thế giới có những vấn đề nổi bật cho phóng viên , biên tập viên . HTV đang hướng đến việc đào tạo 100% đội ngũ cán bộ công nhân viên (nhất là lực lượng phóng viên , biên tập viên) có trình độ trung cấp chính trị trở lên .

Bên cạnh đó, tự thân các phóng viên , biên tập viên của Đài cũng cần có ý thức tự giác nâng cao bản lĩnh chính trị , bằng cách:

- Luôn ý thức rằng cá c tác phẩm báo chí nói chung và trò chơi truyền hình nói riêng luôn phải đạt hai mục đích : giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức thẩm mỹ cho công chúng , hướng con người đến các giá trị chân – thiện – mỹ.

- Cần xác địn h rằng những trò chơi truyền hình hoặc sản phẩm giải trí do mình sáng tạo không chỉ mang ý nghĩa giải trí mà còn cần có ý nghĩa chính trị, có tính định hướng nhất định .

- Biết đặt mình vào vị trí của khán giả để đá nh giá ý nghĩa mà chương trình mang lại .

- Thường xuyên theo dõi , cập nhật thông tin về tình hình chính trị xã hội trong và ngoài nước trên các phương tiện thông tin đại chúng để không ngừng nâng cao trình độ và ý thức chín h trị.

Trò chơi truyền hình là một trong những thể loại trên truyền hình được đông đảo khán giả quan tâm theo dõi , do vậy, nó cũng phải luôn bám sát diễn biến xã hội , không nằm ngoài hoặc tách khỏi quá trình vận động của xã hội. Tâm lý của khán giả khi đến với trò chơi truyền hình là mong muốn được

84

nghỉ ngơi , thư giãn và giải trí . Họ không muốn bị “nhồi nhét” quá nhiều các vấn đề tư tưởng . Do vậy, việc làm thế nào để các nội dung tuyê n truyền được lồng ghép một cách khéo léo , mềm mại và nhẹ nhàng để vừa nâng cao hiệu quả tuyên truyền mà không làm mất đi tính giải trí vui tươi của chương trình , đòi hỏi tài năng và bản lĩnh của những người sản xuất ch ương trình. Bên cạnh đó, cần sáng tạo và nhân rộng những trò chơi dân gian truyền thống của Việt Nam để khơi gợi niềm tự hào dân tộc , lồng ghép thêm những yếu tố văn hóa lịch sử của dân tộc để góp phần giúp giới trẻ hiể u rõ truyền thống hào hùng của các thế hệ đi trước , thêm yêu quý và trân trọng các giá trị truyền thống của đất nước mình.

3.3.1.2. Những khuyến nghị trong công tác tổ chức sản xuất chương trình trò chơi truyền hình trên HTV

Thời gian gần đây , tình hình sản xuất trò chơi truyền hình của Việt Nam (điển hình là hai đài lớn là VTV và HTV ) có vẻ không còn sôi động như trước kia, các đài địa phương cũng không còn đua nhau sản xuất game show . Trong khi đó trên HTV, truyền hình thực tế (Reality show ) đang phát triển khá mạnh , điển hình như : Ngôi nhà mơ ước , Hành trình kết nối những trái tim, Lữ khách 24g, Câu chuyện ước mơ , Khi mẹ vắng nhà … Và gần đây là “Con đã lớn khôn”, chương trình truyền hình thực tế đầu tiên dành riêng cho trẻ em ở Việt Nam, được phát sóng từ ngày 30/07/2011 lúc 18g20 trên HTV7, dựa theo format Hajimete no Otsukai của hãng truyền hình Nippon Television (Nhật Bản ). Những chương trình này được khán giả quan tâm vì mang đậm hơi thở của cuộc sống , những người tham gia tự nhiên thể hiện cảm xúc và hành động rất thật của mình trong điều kiện diễn ra chương trình . Chính những tình huống bất ngờ , không dàn dựng trước khiến khán giả thích thú và hồi hộp theo dõi. Phần lớn các chương trình truyền hình thực tế không có kịch bản, mà phần nội dung chi tiết hoàn toàn do người tham gia quyết định .

85

Những tình huống căn g thẳng, bất ngờ đòi hỏi người tham gia phải vận dụng hết khả năng để xử lý tình huống . Chính những đặc điểm của truyền hình thực tế khiến nhiều người e ngại trò chơi truyền hình sẽ thoái trào , điều này có đúng hay không?

Trong xu thế bùng nổ thông tin như hiện nay , với khoảng 100 kênh truyền hình trong và ngoài nước phát sóng trên hệ thống truyền hình cáp và số, khán giả có thói quen bấm chuyển kênh liên tục , những chương trình không hấp dẫn sẽ khó lòng giữ được khán giả . Các thể loại trên truyền hình vẫn luôn cải tiến , làm mới và thay đổi không ngừng để hấp dẫn khán giả . Theo nhận định của nhiều chuyên gia , và qua khảo sát ý kiến khán giả , chúng tôi đi đến kết luận : Trò chơi truyền hình vẫn là một hình thức giải trí thu hút khán giả , trong giai đoạn hiện nay , trò chơi truyền hình chỉ bão hòa chƣ́ không thoái trào . Trò chơi truyền hình là một hình thức giải trí lành mạnh, tăng tính tương tác trong cộng đồng . Cái mới nào cũng thu hút khán giả thời gian đầu , sau dần thành quen , tâm lý chung của khán giả sẽ bớt đi cảm giác háo hức chờ đợi . Tuy nhiên , với những ưu điểm vốn có của mình , trò chơi truyền hình vẫn giữ được vị trí trong lòng khán giả , nếu các nhà sản xuất nghiêm túc , nỗ lực và sáng tạo trong việc giới thiệu đến công chúng những trò chơi bổ ích , hấp dẫn.

Là một người hoạt động trong lĩnh v ực truyền hình , tôi cũng như nhiều đồng nghiệp khác rất quan tâm đến sự phát triển của trò chơi truyền hình

trong thời gian tới và mong muốn tìm lời giải đáp cho một câu hỏi xem chừng không dễ trả lời trong giai đoạn hiện n ay, đó là làm thế nào để trò chơi truyền hình luôn được khán giả ưu ái đón nhận ? Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ báo chí, và với vốn hiểu biết còn nhiều hạn chế của mình , tôi xin được đề xuất một số giải pháp sau đây:

86

- Hình thức trò chơi truyền hình : Hầu hết chương trình trò chơi truyền hình của Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh đều được mua bản quyền từ nước ngoài. Theo nhà báo Nguyễn Chí Tân – nguyên Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh thì: “Trong việc tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình thì các nước đã đi trước mình quá xa , họ đã có bề dày hơn 50 năm sản xuất trò chơi truyền hình . Đài Truyền hình TPHCM chọn mua bản quyền những chương trình hay, hấp dẫn và có rating cao. Những chương trình này đã có thời gian được kiểm chứng ở nhiều quốc gia khác , khi mua về sẽ được Việt hóa , tổ chức sản xuất sao cho phù hợp với phong tục tập quán và văn hoá của người Việt Nam, vì không phải khi mua bản quyền thì làm giống hoàn toàn về nội dung và hình thức (hay nói cách khác là “format”) của chương trình đó. Khi tổ chức sản xuất tại Đài truyền hình TPHCM, nhiều trò chơi được xử lý lại từ cách dẫn dắt, hình thức thể hiện, xây dựng nội dung kịch bản... Bên cạnh đó, Đài cũng luôn khuyến khích sự sáng tạo của các biên tập viên trong việc xây dựng ý tưởng và kịch bản cho những trò chơi truyền hình thuần Việt. Điều quan trọng nhất là sản xuất được những chương trình hấp dẫn, thu hút đông đảo công chúng theo dõi”.

Việc sử dụng bản quyền nư ớc ngoài có ưu điểm là chương trình đã được sản xuất , kiểm nghiệm ở nhiều nước trên thế giới nhưng mặt khác , kinh phí bỏ ra để mua bản quyền không nhỏ , bên cạnh đó , tuy tuân thủ những nội dung chính của chương trình , vẫn cần Việt hóa để phù hợp với khán giả Việt Nam. Ngoài ra , HTV còn đang sản xuất các chương trình thuần Việt (như

Siêu thị may mắn , Tìm bạn tâm giao , Giọt nắng phù sa…), các chương trình này có lợi thế là đầu tư thấp , được chính người Việt Nam sáng tạo nên phù hợp với văn hóa Việt Nam và bước đầu được khán giả đón nhận . Tuy nhiên , tính hấp dẫn và mức độ thành công còn cần thời gian để kiểm nghiệm . Việc sáng tạo các trò chơi truyền hình là việc làm không đơn giản , Đài Truyền hình

87

TPHCM vẫn luôn khuyến khích đội ngũ biên tập viên trong đài cũng như các đơn vị hợp tác sáng tạo ra trò chơi mới , vận dụng trí tuệ và nhân lực trong nước để sản xuất chương trình c ủa chính người Việt Nam , cho người Việt Nam, đồng thời tiết kiệm chi phí khi mua các chương trình có bản quyền nước ngoài . Nếu xét thấy tính hấp dẫn , Đài sẽ kêu gọi tài trợ hoặc sử dụng kinh phí của Đài để sản xuất chư ơng trình.

Các chương trình trò chơi trên thế giới rất đa dạng và phong phú về hình thức . Theo như cách phân loại trong “Từ điển bách khoa về trò chơi truyền hình” , trò chơi truyền hình gồm bốn loại , thì hiện nay , HTV đang có những trò chơi dạng Quiz Show (dạng trò chơi mang tính hỏi - đáp như “Chung sức” ), Panel Show (người chơi cố gắng tìm hiểu những bí mật của

khách mời như “Chuyện nhỏ , Tìm bạn tâm giao” ), Chương trình trò chơi có

sự tham gia củ a khán giả truyền hình trong đó , người chơi trình diễn cho khán giả ở trường quay cũng như khán giả xem màn ảnh nhỏ (như “Giọt nắng phù sa , Hát là vui – Vui là hát , Gia đình tài tử… ), và một loại nữa , đó là

Chương trình trò chơi trong đó người tham gia cố gắng học thể lệ của một trò chơi đặc biệt và làm theo những thể lệ ấy (như “Vượt lên chính mình” ). Như vậy, hình thức trò chơi truyền hình trên HTV đang tương đối đầy đủ theo cách phân loạ i của thế giới , tuy nhiên , sự sáng tạo là vô hạn , đòi hỏi những người sản xuất trò chơi truyền hình luôn tìm tòi , đổi mới và đưa ra thêm nhiều hình thức phong phú , đóng góp thêm cho sự phát triển chung của ngành truyền hình và đáp ứng nhu cầu của khán giả .

- Không ngừng đổi mới và cải tiến nội dung chương trình :

Trong tương lai , chắc chắn sẽ còn rất nhiều trò chơi truyền hình ra đời để làm phong phú thêm đời sống tinh thần của khán giả . Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh cần quan tâm đầu tư cho những chương trình này . Cần có sự

88

hợp tác, tư vấn, cố vấn của những người có chuyên môn , từ các thầy cô giáo dạy mầm non , tiểu học, đến các giáo viên , giảng viên , những chuyên gia trên nhiều lĩnh vực… tham gia trong nhiều vai trò như cố vấn chuyên môn , ban giám khảo , thậm chí là người dẫn chương trình để cùng xây dựng và thực hiện nhiều trò chơi phù hợp tâm lý , tính cách của nhiều đối tượn g, độ tuổi khác nhau . Bên cạnh đó , trong xu hướng xã hội hóa truyền hình , đài truyền hình cần có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với các đơn vị hợp tác để có thể cho ra đời những sản phẩm trò chơi truyền hình hấp dẫ n, gần gũi với cuộc sống.

Theo điều tra của chúng tôi, khán giả Việt Nam luôn háo hức đón chờ cái mới và nhanh chóng có tâm lý nhàm chán cái cũ . Một phần do xu thế cạnh tranh, các chương trình luôn cố gắng đổi mới sau từ ng năm phát sóng . Các chương trình hiện nay tuy đáp ứng được phần nào nhu cầu của khán giả

nhưng nếu không thường xuyên cải tiến , đổi mới, dậm chân tại chỗ có nghĩa sẽ bị thụt lùi . Điều quan trọng là thay đổi làm sao để cái mới hấp dẫn và hay hơn cái cũ . HTV cần có những cuộc khảo sát ý kiến khán giả và các chuyên gia để quyết định thay đổi một phần hay toàn bộ chương trình . Cũng như cần mạnh dạn ngưng sản xuất nếu thấy chương trình kh ông còn thu hút . Trên thế giới, có những trò chơi tồn tại mấy mươi năm vẫn luôn hấp dẫn và thu hút khán giả. Đó cũng là mong muốn của những người làm truyền hình Việt Nam nói chung và Đài truyền hình TPHCM nói riêng , để làm được như vậy , đội ngũ sản xuất chương trình cần nỗ lực và sáng tạo hơn nữa trong quá trình

nghiên cứu và phát triển các trò chơi truyền hình . Cần có lực lượng chuyên gia về nội dung trên từng lĩnh vực để bảo đảm các câu hỏi, các kịch bản sát, trúng với nhu cầu giải trí và học hỏi của người dân. Đối với trò chơi mang tính trí tuệ, phải thiết kế ngân hàng câu hỏi và trả lời, và được thẩm định nội dung chặt chẽ trước khi sử dụng. Đối với trò chơi có tính giải trí, vui nhộn,

89

cần sử dụng những kinh nghiệm tổ chức trò chơi của các tổ chức xã hội trong và ngoài nước, nhất là của giới trẻ để thiết kế những câu hỏi phù hợp tâm lý, lứa tuổi và kích thích sự tham gia của lực lượng này.

HTV cần thực hiện tốt các công đoạn từ khi chuẩn bị đến khi ghi hình , việc c huẩn bị tốt các công đoạn từ khâu tiền kỳ cho đến hậu kỳ là điều kiện tiên quyết tạo sự thành công cho trò chơi truyền hình . Đối với truyền hình thì hình ảnh đóng vai trò chủ đạo, và khi chuẩn bị tốt khâu tiền kỳ sẽ giúp quá trình ghi hình thuận lợi, do đó đòi hỏi êkíp làm việc phải chuẩn bị tốt đạo cụ, phương tiện ghi hình, hóa trang, phục trang….

Việc lựa chọn người chơi cũng hết sức quan trọng . Hầu hết các chương trình trò chơi trên truyền hình người tham gia chơi đều trải qua các vòng phỏng vấn. Đối với các trò chơi mang tính trí tuệ thì phải tuyển chọn được những ngườ i chơi có trình độ, hiểu biết, có kiến thức. Đối với các trò chơi mang tính vận động thì cần phải tuyển chọn được những người chơi có sức khoẻ tốt, lòng dũng cảm, có tinh thần đoàn kết….

HTV cần có sự phối hợp với một số viện nghiên cứu, tổ chức đoàn thể phát triển trò chơi truyền hình Việt Nam, đầu tư kịch bản phù hợp với tâm lý, nhu cầu của người Việt. Người Việt Nam thường có tâm lý ngại xuất hiện đơn độc trên truyền hình, tới giờ một số trò chơi mang tính tập thể hay gia đình vẫn tồn tại là vì tâm lý “chết chùm” như trên. Do đó, cần nghiên cứu phát triển những trò chơi mang tính tập thể. Trong quá trình chơi, có những câu hỏi (sử dụng kỹ thuật hiện đại) để khán giả dự khán và khán giả xem truyền hình có thể tham gia ngay. Nên có những trò chơi ngoài trời để thu hút sự quan tâm của công chúng và tạo cảm giác thật cho khán giả xem truyền hình.

Bên cạnh đó, những trò chơi dân gian hoặc gam e show tìm hiểu về lịch sử nước nhà còn bỏ ngỏ trên sóng truyền hình (duy nhất chỉ có một chương

90

trình thuần túy thi tìm hiểu kiến thức lịch sử là “Việt Nam những trang sử vàng” mà chúng tôi đã đề cập đến ở đầu chương 2, trang 51 của luận văn ). Kỳ thi tuyển sinh đại học – cao đẳng 2011 vừa qua, nhiều trường đại học công bố điểm thi môn Sử khối C thấp kỷ lục từ trước đến nay , hầu hết các trường, tỷ lệ thí sinh đạt điểm thi môn Sử trung bì nh trở lên chỉ chiếm từ 0,3 – 5%, điển hình như ĐH Sư phạm Đà Nẵng , 2.448 thí sinh có điểm môn Sử dưới 5

Một phần của tài liệu Trò chơi truyền hình của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh - thực trạng và hướng phát triển (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)