7. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Về nội dung tư tưởng
hình, do vậy, nó mang đầy đủ những chức năng của báo chí : Chức năng thông tin, chức năng giáo dục tư tưởng , chức năng phát triển văn hóa và giải trí… Tuy nhiên , nhiều nhà sản xuất chỉ chú trọng đến n hững trò chơi truyền hình mang chức năng giải trí đơn thuần để thu hút khán giả , nhanh chóng thu về lợi nhuận mà quên đi các yêu cầu khác không kém phần quan trọng . Chính vì vậy, khán giả có thể thích thú trong thời gian đầ u vì sự vui nhộn , hấp dẫn của trò chơi , nhưng nếu không học được kiến thức mới , không cảm nhận được những giá trị thẩm mỹ , giáo dục, định hướng của trò chơi , khán giả sẽ giảm đi sự hào hứng của mình .
Các trò chơi tru yền hình của HTV chưa có nhiều chương trình hay vì đa phần là mua bản quyền từ nước ngoài, rồi biên tập, chỉnh sửa lại cho phù hợp với Việt Nam. Lúc đầu mới lạ, nhiều người thích, nhưng kéo dài sẽ dễ gây nhàm chán và “đuối” nội dung cho người tổ chức. Chất lượng câu hỏi của một số chương trình không cao, hoặc không phù hợp làm khán giả hoài nghi, thiếu gắn bó với trò chơi.
Như vậy , giữa đài truyền hình và nhà sản xuất cần phải có sự hợp tác một cách chặt chẽ trên cơ sở thống nhấ t nội dung tư tưởng trong các trò chơi truyền hình , để có thể cho ra đời những trò chơi truyền hình có chất lượng , phù hợp với văn hóa , sở thích và nhu cầu của khán giả , góp phần nâng cao dân trí, giáo dục thẩm mỹ và đị nh hướng tư tưởng cho công chúng .
2.3. Vai trò của trò chơi truyền hình (game show) đối với giáo dục và giải trí cho công chúng
61
Chúng ta có thể khẳng định rằng, trong cuộc sống, con người không thể thiếu trò chơi. Đặc biệt là trong cuộc sống bận rộn, hối hả như hiện nay , con người phải làm việc vất vả , căng thẳng thì nhu cầu giải trí ngày càng cao . Truyền hình đã và đang là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay của khán giả sau những giờ phút căng thẳng của công việc , học tập. Chính vì vậy, mặc dù ra đời chưa lâu, song các chương trình trò chơi truyền hình đã nhanh chóng khẳng định được vị trí và có một lượng khán giả đông đảo.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay , cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật , nhiều trò chơi dân gian bị mai một , chìm vào quên lãng hoặc không có điều kiện phát triển trong cuộc sống đô thị , vậy làm thế nào để đưa chúng lên truyền hình , góp phần làm khơi gợi lại một nét văn hoá truyền thống quý báu của dân tộc mà không làm mất đi tính trí tuệ , nét riêng độc đáo của các hoạt động dân gian , vừa giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, vừa tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới là điều cần thiết và vô cùng quan trọng.
Khi trò chơi được đưa vào các chương trình trên làn sóng truyền hình, không chỉ những người trực tiếp chứng kiến trò chơi mà hàng nghìn, hàng vạn, thậm chí hàng triệu khán giả được tham gia qua làn sóng truyền hình. Như vậy, trò chơi không chỉ ảnh hưởng và có sự tác động đến khán giả tại hiện trường mà còn có sức lan toả đến đông đảo khán giả theo dõi qua màn ảnh nhỏ. Đây chính là một trong những đặc điểm và ưu thế của truyền hình.
Khi trò chơi truyền hình mới ra đời, nhiều người cho rằng các trò chơi không cần bám sát tình hình thời sự, chỉ cần mang lại sự thoải mái, thư giãn, giải trí cho quần chúng, miễn là không vi phạm quan điểm chính trị. Thực tế phát triển của trò chơi truyền hình cho thấy, trò chơi là một trong những mảng chương trình được công chúng yêu thích nhất, nằm trong tổng thể các chương trình mang ý nghĩa giáo dục tư tưởng, kiến thức, văn hoá, lối sống… của một
62
cơ quan báo chí, do vậy, dù ra đời chưa lâu so với các loại hình báo chí khác, trò chơi truyền hình vẫn thể hiện đầy đủ vai trò và chức năng của báo chí, có thể phân tích như sau:
2.3.1. Chức năng phát triển văn hoá và giải trí: Trò chơi truyền hình là một
hình thức đáp ứng được nhu cầu giải trí của nhân dân lao động, các chương trình trò chơi truyền hình luôn tạo nên không khí sôi động, cuốn hút, hấp dẫn không chỉ những người trực tiếp tham gia, những diễn biến bất ngờ, đầy hồi hộp của trò chơi tạo sự hào hứng cho khán giả. Có thể nói , chức năng phát triển văn hoá và giải trí là một trong những chức năng quan trọng nhất của trò chơi truyền hình, là yếu tố có tính chất quyết định đến sự phát triển của trò chơi truyền hình. Nhưng quan trọng là thông qua tính giải trí để giáo dục chính trị và đạo đức, thẩm mỹ cho công chúng một cách có hiệu quả, hướng con người đến cái tốt đẹp, nhân văn. Khán giả vừa có điều kiện giải trí, vừa nâng cao kiến thức của mình về mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó, trò chơi truyền hình cũng góp phần hình thành nhân cách , lối sống tốt đẹp, trình độ hiểu biết và góp phần xây dựng một nền văn hóa tiên tiến , lành mạnh , thể hiện trong các hoạt động và mối quan hệ của co n người , khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại giao lưu quốc tế rộng mở như hiện nay . Trò chơi truyền hình phải mang trong nó ý nghĩa chính trị xã hội và tính định
hướng nhất định . Điều này đòi hỏi những người sản xuất trò chơi truyền hình phải thận trọng, tỉnh táo, vững vàng và nhạy cảm trong công việc .
Xã hội ngày càng phát triển , trình độ dân trí và nhu cầu hoạt động văn hóa, tinh thần của nhân dân ngày càng cao , trò chơi truyền hình k hông chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí mà còn tích cực góp phần xây dựng nền văn hóa Việt
63
2.3.2. Chức năng giáo dục tư tưởng: Công tác tư tưởng có vai trò đặc biệt
quan trọng đối với các chính đảng, các tổ chức xã hội cũng như các giai cấp nắm quyền lãnh đạo. Mục đích của công tác tư tưởng là nhằm tác động vào ý thức xã hội, hình thành một hệ tư tưởng chính thống với những định hướng nhất định. Đối với báo chí cách mạng, chức năng giáo dục tư tưởng luôn được đặt lên hàng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết: “Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được. Cho nên các báo chí của ta đều phải có đường lối chính trị đúng” (Hồ Chí Minh – Tuyển tập văn học tập 2). Thực tế cho thấy, báo chí cách mạng nước ta từ trước đến nay và các chương trình của Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh cũng luôn đi theo tôn chỉ mục đích này. Thông tin trên truyền hình có tác động rất lớn đến người xem, từ đó quyết định hành vi của họ. Truyền hình nói chung và trò chơi truyền hình nói riêng với những lợi thế đặc biệt về âm thanh và hình ảnh có khả năng thể hiện một lượng thông tin lớn sinh động và cụ thể, sẽ xây dựng một thế giới quan sinh động cho khán giả của truyền hình và có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục tư tưởng cho người xem. Nhiều người cho rằng, bản thân các trò chơi có chức năng giải trí là hàng đầu. Trò chơi truyền hình không chỉ đơn thuần là một chương trình giúp khán giả cười và thư giãn mà còn thể hiện tính giáo dục một cách độc đáo. Trò chơi truyền hình là một trong những hình thức tuyên truyền hiệu quả bởi tính tuyên truyền được lồng ghép trong những nội dung sinh động, phong phú, hấp dẫn, không gây cảm giác tuyên truyền nhàm chán khô khan. Qua các trò chơi truyền hình, người chơi, người xem được cung cấp thông tin về các đường lối chính sách, tư tưởng của Đảng và Nhà nước một cách sinh động và kịp thời, tiếp thu một cách tự nguyện, tự nhiên, tránh cảm giác bị căng thẳng hay bị lên lớp, tiếp thu được các kiến thức khác từ văn hoá, truyền thống dân tộc, những kinh nghiệm đúc rút từ cuộc sống và tăng thêm kiến thức hiểu biết ngoài lĩnh vực chuyên
64
môn của mình. Với người tham gia chơi, họ còn được rèn luyện thể thao, ý chí, sự khéo léo, tinh thần tập thể, được giao lưu, kết bạn, học hỏi.
Đối với trò chơi truyền hình, việc định hướng là vô cùng cần thiết. Có như vậy, trò chơi truyền hình mới có thể làm tốt các chức năng xã hội của mình, không chỉ là phương tiện giải trí mà còn có tính giáo dục cao.
2.3.3. Chức năng thông tin:
Bên cạnh đó, như ta cũng biết, một trong những vai trò hàng đầu và cũng là lý do ra đời của báo chí là thông tin. Có thể nói, thông tin là chức năng khởi nguồn, chức năng cơ bản nhất của báo chí nói chung và của truyền hình nói riêng. Thông tin là nhu cầu sống của con người và xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin càng cao và do đó, báo chí nói chung và truyền hình nói riêng càng phải nỗ lực hơn nữa trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin cho xã hội. Truyền hình có những lợi thế nhất định so với các loại hình báo chí khác trong việc phản ánh thông tin. Các trò chơi truyền hình cung cấp một lượng thông tin rất lớn và đa dạng .
Những câu hỏi trong các trò chơi trước hết là cung cấp cho người xem những thông tin rút ra từ câu hỏi và câu trả lời , thông tin đó có thể rất phong phú, liên quan đến nhiều lĩnh vực như : toán học, văn học, lịch sử, công nghệ thông tin , vật lý , hóa học , âm nhạc , thể thao , điện ảnh , thường thức đời sống… được thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng , phong phú . Khán giả được tiếp nhận những thông tin mới hoặc củng cố lại kiến thức cũ . Bên cạnh đó, cùng sự lý giải của ngư ời chơi, người dẫn chương trình hoặc ban cố vấn sẽ giúp khán giả không chỉ tiếp nhận thông tin đơn thuần mà là thông tin có chiều sâu mang tính phân tích , đánh giá . Đặc biệt , trong không khí hồi hộp gay cấn của trò chơi , khán giả càng cảm thấy rất thú vị hơn khi tiếp nhận thông tin bằng cách tham gia trả lời hoặc đoán đáp án , qua đó nhận biết các
65
thông điệp và hình dung được nhiều mặt về xã hội , đó cũng chính là tính hấp dẫn của trò chơi truyền hình .
Như vậy, một trò chơi trên sóng truyền hình hay một trò chơi nói chung trong cuộc sống bình thường của mỗi người chúng ta đều phải tuân thủ và bám sát các chức năng của báo chí, bởi hình thức này không nằm ngoài kênh hoạt động truyền thông với chức năng chính là thông tin tuyên truyền , giáo dục, giải trí…, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả truyền hình . Việc vận dụng các chức năng này như thế nào , đạt hiệu quả đến đâu , điều đó đòi hỏi sự sáng tạo , khéo léo và nă ng lực của người thực hiện trò chơi truyền hình.
2.4. Ảnh hƣởng của trò chơi truyền hình đối với khán giả và xã hội
Trong thời đại mang tính công nghệ thông tin toàn cầu như hiện nay , nhu cầu giải trí của khán giả ngày càng cao nhưng thời gian dành cho hoạt động vui chơi giải trí không nhiều , truyền hình chính là hình thức giải trí phổ biến nhất để giúp con người giải tỏa những căng thẳng , mệt mỏi trong công việc và cuộc sống . Nhiều chương trình m ới, nhiều kênh truyền hình mới ra đời nhằm đáp ứng đòi hỏi của khán giả . Có mặt tại Việt Nam 15 năm qua, trò chơi truyền hình đã thật sự trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu dành cho khán giả . Có thể nói , trò chơi truyền hình trên HTV là một trong những hình thức có ảnh hưởng đến tính cách, lối sống và nhu cầu giải trí của một bộ phận công chúng thành phố, đã thu hút, lôi cuốn nhiều tầng lớp công chúng tham gia hưởng ứng, đặc biệt là giới trẻ, và chính vì vậy, trò chơi truyền hình ít nhiều cũng tác động đến việc hình thành, phát triển nhân cách của thanh niên.
66
Theo dõi các trò chơi trên truyền hình mang lại nhiều lợi ích cho con người. Xét về mặt sinh học , đây là những hoạt động nhằm giải tỏa sự cang thẳng trí não , giúp thư giãn , phục hồi khả năng hoạt động sau quá trình lao động mệt mỏi , để có thể tiếp tục làm việc . Xét về mặt xã hội , con người giải trí không đơn thuần chỉ để giải trí . Mọi hoạt động của con người đều có mục đích, giải trí nhằm mục đích mang lại cho họ sự phát triển về trí tuệ và nhân cách, sự thư thái , sảng khoái và những khoái cảm thẩm mỹ , giúp con người phát tr iển một cách toàn diện về trí tuệ , thể lực và thẩm mỹ [12, tr. 09]. Có nhiều trò chơi mang tính chất giải trí thuần túy , mang lại tiếng cười sảng khoái cho người xem , có những trò chơi đem đến nhiều thông tin , kiến thức hữu ích, bên cạnh đó , các trò chơi còn có giải thưởng hấp dẫn , thu hút khán giả.
Bên cạnh đó cũng cần lưu ý đến các yếu tố tạo sự hấp dẫn của trò chơi truyền hình như được đầu tư hoành tráng về sân khấu , âm thanh ánh sáng… Người dẫn chương trình cũng đóng vai trò quan trọng tạo nên sức hút của chương trình , một điều dễ nhận thấy là hiện nay , nhiều game show mời các nghệ sỹ làm MC như NSƯT Tạ Minh Tâm (Chung sức), Quyền Linh (Vượt lên chính mình, Gia đình tài tử), Trấn Thành (Hát là vui – Vui là hát), Minh Béo (Siêu thị may mắn )… Điều này được lý giải như sau : các nghệ sỹ khi làm MC có lợi thế là có một lượng khán giả hâm mộ đông đảo , những vấp váp của họ dễ được chấp nhận và bỏ qua hơn so với những người dẫn chương trình khác , họ có khả năng biểu cảm , ứng xử linh hoạt . 21,6% khán giả quan tâm đến yếu tố người dẫn chương trình trong một game show . Một yếu tố rất quan trọ ng ảnh hưởng đến tâm lý khán giả , đó là giải thưởng . Giải thưởng dành cho đội chiến thắng trong “ Gia đình tài tử” là các sản phẩm điện tử trị giá 100 triệu đồng , thí sinh trong “ Vượt lên chính mình ” có thể nhận tối đa gần 100 triệu đồng , “Đi tìm ẩn số” là 50 triệu đồng… Trong những năm gần
67
đây, để thu hút người xem , các chương trình đưa ra hình thức như câu hỏi dành cho khán giả , nhắn tin dự đoán , gọi điện đến tổng đài… với những giải thưởng hấp dẫn . Khán giả Thanh Tuyền ở phường 5, quận Phú Nhuận cho biết: “Cả gia đình tôi hay dành thời gian xem game show cùng nhau và trả lời các câu hỏi của chương trình , vừa giải trí vừa tăng kiến thức , vừa hào hứng với thí sinh , vừa hồi hộp trả lời câu hỏi , đúng thì vui , sai cũng thấy buồn” . Hình thức này tác động đến tâm lý người xem như một “chủ thể” cùng tham gia vào trò chơi chứ không chỉ thụ động ở hàng ghế khán giả , tạo sự tương tác với khán giả truyền hình .
Trò chơi truyền hình còn khiến khán giả cảm thấy tự tin , lạc quan và yêu đời hơn. Họ thấy chị Ba bán tạp hóa , anh Tư làm công nhân , bác Bảy hưu trí… và nhiều đối tượng khác nhau có thể th am gia game show và lên truyền hình, thì họ sẽ xóa bỏ cảm giác tự ti, nghĩ rằng mình cũng sẽ làm được như vậy. Qua đó , ta thấy trò chơi truyền hình có tính lan tỏa và tính cộng đồng cao.
2.4.2. Ảnh hƣởng đến nhận thƣ́c
Như đã trình bày ở trên , trò chơi truyền hình khiến cho khán giả không chỉ là người xem mà còn nhập cuộc khi tham gia trả lời các câu hỏi , tập trung