IV VIẾT BÀI GIẢI VÀ THỬ LẠI KẾT QUẢ
b) Thử lại bằng cách soát xem đáp số có phù hợp với thực tế không?
Ví dụ 1: Có HS giải bài toán: "Cái bảng đen của lớp em hình chữ nhật có
diện tích 25000 cm2". Chiều rộng của nó đo được 12,5dm. Hỏi chiều dài của nó là bao nhiêu mét ? như sau:
Chiều dài bảng đen là: 25000 : 12,5 = 2000 (cm) 2000 cm = 20 m
Đáp số 20m
Ta thấy ngay đáp số tìm được không phù hợp với thực tế vì chẳng có lớp học nào của chúng ta lại có bảng đen dài tới 20 m cả. Vậy đã giải sai.
Lý do sai ở đây là HS nọ đã không đổi 25000 cm2 ra dm2 trước khi chia. Phải làm lại:
25000 cm2 = 250 dm2 Chiều dài bảng đen là: 250 : 12,5 = 20 (dm)
20 dm = 2 m
Đáp số: 2 m
Đáp số này phù hợp với thực tế:
Như vậy sau khi giải toán chúng ta cần để ý nhận xét đáp số có phù hợp với thực tế không. Nếu thấy số học sinh tính được là 48,5 chẳng hạn thì phải biết ngay là đã tính sai vì số học sinh không thể là số thập phân. Nếu thấy diện tích sân trường là 6,4m2 thì cũng phải thấy ngay đáp số sai vì không có sân trường nào nhỏ như vậy. Nếu thấy giá tiền một ki - lô - gam gạo là 500 đồng thì lập tức phải tính lại vì không có loại gạo nào rẻ như vậy v.v...
Như trên đã nói, thói quen soát lại cẩn thận sau khi làm bài để tự phát hiện, sửa chữa sai lầm là sự bảo đảm khá chắc chắn cho kết quả giải toán. Vì vậy cần tập cho mỗi HS thói quen và khả năng thử lại cho tốt. Hết sức tránh tình trạng là HS làm bài thừa thời gian, ngồi chơi; trong khi đó vẫn bị điểm kém, vì làm sai mà không biết. Nếu vậy thì thật đáng tiếc !.