Các đề xuất hoàn thiện công tác kế toán NVL tại công ty cổ phần Trung Đô

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Trung Đô – Tổng công ty xây dựng Hà Nội (Trang 65)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.2.2 Các đề xuất hoàn thiện công tác kế toán NVL tại công ty cổ phần Trung Đô

Qua thời gian thực tập tại công ty, trên cơ sở lý luận đã được học kết hợp với thực tế, em xin đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện và sửa đổi công tác kế toán vật liệu ở công ty cổ phần Trung Đô.

Ý kiến thứ nhất : Tăng cường quản lý NVL xuất dùng

Kế toán cần theo dõi sát sao hơn nữa việc sử dụng NVL khi xuất kho chỉ nên xuất kho vừa đủ đúng theo yêu cầu sử dụng, không xuất kho cả lô để đảm bảo các NVL trong tình trạng tốt và tiện quản lý về mặt số lượng; đồng thời cũng là phản ánh chính xác giá thành sản phẩm. Cần phải thực hiện một số bước:

Căn cứ vào Phiếu yêu cầu vật tư và định mức tiêu hao chỉ xuất NVL vừa đủ cho từng lần sử dụng. Đối với một số phụ tùng thay thế cần căn cứ vào Phiếu yêu cầu vật tư đã duyệt để xuất NVL.

Khi NVL sử dụng không hết thì cuối tháng, các bộ phận sử dụng lập lại (

Phụ lục số 19) gửi lên Phòng Kế hoạch – Đầu tư để tiến hành nhập kho lại số NVL

sử dụng chưa hết, sau đó gửi Phiếu báo vật tư còn lại cho nhân viên phòng kế toán để ghi tăng NVL trong kho và ghi giảm chi phí NVL chính và chi phí sản xuất chung.

Giá NVL nhập kho là giá khi NVL xuất kho theo giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.

Ý kiến thứ hai : Cần trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu

Vào thời điểm cuối niên độ kê toán khi giá trị thuẩn có thể thực hiện được của vật tư tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì cần lập dự phòng giảm giá đối với hàng tồn kho nói chung và NVL nói riêng. NVL được lập dự phòng là NVL mà trên thị trường tại thời điểm khóa sổ kế toán thấp hơn giá trị sổ kế toán . Mức lập dự phòng như sau : Mức dự phòng giảm giá HTK cần trích lập = Số lượng HTK bị giảm giá * Giá đơn vị hàng tồn kho trên sổ - Giá trị HTK trên thị trường

Cuối niên độ kế toán khi một loại vật tư tồn kho có giá gốc nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được thì kế toán phải lập dự phòng theo số tiền chênh lệch đó.

+ Nếu số tiền dự phòng giảm giá vật tư phải lập ở cuối niên độ này lớn hơn số tiền dự phòng giảm giá vật tư đã lập ở cuối niên độ kế toán trước, kế toán lập dự phòng bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 632 - giá vốn hàng bán ( chi tiết cho từng loại, thứ vật tư) Có TK 159 – dự phòng giảm giá HTK

+ Nếu số tiền dự phòng giảm giá vật tư phải lập ở cuối niên độ này nhỏ hơn số tiền dự phòng giảm giá vật tư đã lập ở cuối niên độ này nhỏ hơn số tiền dự phòng giảm giá vật tư đã lập ở cuối niên độ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch đó ghi:

Nợ TK 159 – dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632 – giá vốn hàng bán

+ Xử lý tổn thất thực tế xảy ra kế toán thực hiện bút toán : Nợ TK 159 – dự phòng giảm giá HTK

Nợ TK 632 – giá vốn hàng bán

Có TK 152 – nguyên liệu và vật liệu

Các sổ kế toán liên quan đến việc lập dự phòng: - Biên bản kiểm kê NVL cuối kỳ

- Các hóa đơn GTGT phản ánh giá gốc NVL đã mua trong kỳ, Sổ cái TK 152 - Các chứng cứ chứng minh giảm giá NVL

Ý kiến thứ ba : Nâng cao hiệu quả sử dụng các phần mềm trợ giúp

Vì số lượng và chủng loại NVL của công ty là rất nhiều công ty nên mua sắm phần mềm quản lý vật tư để theo dõi tình hình biến động của NVL để có biện pháp giải quyết kịp thời, nâng cao hiệu quả quản lý NVL, từ đó đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra một cách liên tục. Kế toán HTK và các nhân viên phụ trách phòng Kế hoạch – Đầu tư chịu trách nhiệm thường xuyên kiểm tra và theo dõi tình hình tăng giảm của NVL trong tháng.

Ý kiến thứ tư: Trường hợp NVL về trước, hóa đơn về sau thì nên tiến

Nếu cuối kỳ hóa đơn chưa về, kế toán ghi giá trị NVL nhập kho theo giá tạm tính, kế toán ghi tăng NVL nhập kho và ghi tăng các khoản phải trả người bán thay vì ghi tăng tài khoản phải trả khác.

Sang tháng sau, khi hóa đơn về sẽ tiến hành điều chỉnh theo giá tạm tính ghi trên hóa đơn ( nếu có chênh lệch)

+ Nếu giá ghi trên hóa đơn lớn hơn giá tạm tính thì kế toán ghi bổ sung số chênh lệch, ghi tăng NVL nhập kho và ghi tăng các khoản phải trả người bán.

+ Nếu giá ghi trên hóa đơn nhỏ hơn giá tạm tính thì kế toán ghi điều chỉnh bằng bút toán đảo, ghi giảm các khoản phải trả cho người bán và ghi giảm tài khoản NVL.

Đồng thời, với thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán ghi tăng phần thuế GTGT được khấu trừ và tăng khoản phải trả người bán thay vì ghi giảm các khoản phải trả khác, ghi tăng thuế GTGT được khấu trừ và ghi tăng các khoản phải trả người bán.

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Trung Đô – Tổng công ty xây dựng Hà Nội (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w