Hạn chế trong tư tưởng giáo dục của Platôn

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục của Platôn qua tác phẩm nền cộng hòa (Trang 76)

Bên cạnh những tư tưởng giáo dục có giá trị thì tư tưởng của Platôn còn có những hạn chế nhất định đó là:

Một là, Ông đã tuyệt đối hóa yếu tố tài năng thiên bẩm khi lựa chọn đối tượng giáo dục. Tuy rằng, yếu tố bẩm sinh cũng có ý nghĩa trong việc lựa chọn đối tượng, song đây không phải là tiêu chí tiên quyết, mà nó còn phụ thuộc vào sự cần cù, chịu khó, sự sáng tạo và nỗ lực cố gắng trên bước đường dẫn đến sự thành công của mỗi chủ thể.

Hai là, Platôn chủ trương bỏ qua môi trường giáo dục gia đình, trong khi nó chính là cánh cửa đầu tiên mở ra cuộc sống đa dạng và rộng lớn hơn đối với mỗi người. Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn con người và là gốc rễ của mọi điều tốt đẹp nhất cuộc sống. Gia đình không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng, giáo dục và hình thành nhân cách của một đứa trẻ mà còn góp phần lớn tạo ra những thành công cho sự trưởng thành của một con người cụ thể. Đây là điều không phù hợp với đạo lý thông thường mà còn cắt đứt mối liên hệ, ràng buộc giữa người và người trong xã hội, chính điều này cũng đã phá vỡ nền móng của một xã hội lý tưởng mà ông đã dầy công xây đắp.

Ba là, Platôn đã chỉ tập trung giáo dục hai đối tượng là những người cai trị và những người lính, mà chưa hướng đến giáo dục cho tất cả mọi công dân, trong đó tầng lớp nô lệ tuyệt nhiên không được Platôn nhắc đến. Để xây dựng một nhà nước công bằng, phát triển bền vững không chỉ tập trung vào giáo

74

dục hai đối tượng đó mà phải xây dựng một nền giáo dục cho đại đa số dân chúng để mọi người đều được giáo dục và cùng phát triển.

Bốn là, Platôn cho rằng phương pháp giáo dục để con người nắm được chân lý, là làm cho linh hồn hồi tưởng lại những gì đã quên lãng nên phải làm cho linh hồn quay từ bóng tối ra ánh sáng hay nói cách khác là quay từ thế giới sự vật hữu hình thường xuyên biến đổi sang thế giới ý niệm. Đây là quan điểm sai lầm, bởi con người muốn nhận thức được chân lý không có cách nào khác là phải bằng con đường học hỏi, kế thừa những thành tựu của các thế hệ trước để lại và tiếp tục tích cực tìm tòi, khám phá, tác động vào thế giới vật chất thông qua quá trình lao động chứ không thể trông chờ vào ý thức tiên nghiệm hoặc sự hồi tưởng lại của linh hồn mà nó đã lãng quên.

75

KẾT LUẬN

Platôn là nhà đại hiền triết của nhân loại, ông đã sinh ra trên mảnh đất Hy Lạp có nền văn hóa rực rỡ. Bằng trái tim nhiệt huyết, yêu mến sự thông thái và sự khao khát khám phá, mong muốn giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống, Platôn đã không ngừng học hỏi những bậc tiền bối và những nhà tư tưởng đương thời. Ông đã đưa ra những tư tưởng đặt nền móng cho hàng loạt các vấn đề khoa học sau này. Platôn chính là người đã khởi xướng chủ nghĩa duy tâm khách quan – một trong những trào lưu cơ bản trong dòng chảy của lịch sử tư tưởng triết học nhân loại. Tuy trào lưu triết học duy tâm đối nghịch lại với trào lưu triết học duy vật, song nhờ có cuộc đấu tranh này mà lịch sử tư tưởng triết học mới phát triển một cách mạnh mẽ và đạt được những thành quả hết sức to lớn. Nếu không có sự khởi xướng này thì có lẽ, tư duy của con người không thể phát triển mạnh mẽ và tác động trở lại thế giới vật chất, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người như ngày nay. Theo đó, Platôn đã trở thành một đại biểu xuất sắc và đã có những đóng góp to lớn vào lịch sử tư tưởng triết học nhân loại.

Trong di sản hết sức đồ sộ mà Platôn để lại, tư tưởng giáo dục sáng lên như một viên ngọc quý quyết định đến việc xây dựng nhà nước trong giả tưởng của ông. Giáo dục được ông coi như một phương tiện hữu ích để xây dựng một nhà nước công bằng, mang lại hạnh phúc cho tất cả mọi người, chứ không phải cho một cá nhân riêng lẻ nào đó.

Platôn đã xây dựng một hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh trong một tác phẩm được viết dưới dạng đối thoại và được coi là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất không chỉ của Platôn, mà cả của triết học phương Tây về Chính trị học.

76

Platôn đã xác định đối tượng giáo dục là những người cai trị và những người lính với những tố chất bẩm sinh phù hợp với công việc của họ, từ đó ông đã xây dựng nội dung giáo dục cho từng đối tượng. Những người lính được học âm nhạc và thể dục; những nhà cai trị được tuyển từ những người lính xuất sắc, được tiếp tục giáo dục số học, hình học, thiên văn học và biện chứng pháp. Phương pháp giáo dục cho từng đối tượng được Platôn diễn giải một cách khéo léo trong một tác phẩm với hình thức đối thoại. Những người lính ngay từ nhỏ đã được giáo dục tập trung. Họ được huấn luyện âm nhạc với các câu truyện kể đã được kiểm duyệt kỹ lưỡng. Lớn lên họ được huấn luyện thể dục cẩn thận, nghiêm túc, thường xuyên, liên tục suốt cả cuộc đời. Phương pháp giáo dục đối với những người cai trị là làm cho linh hồn họ quay từ chỗ tối tăm ra phía ánh sáng của Sự Thiện. Mục đích giáo dục xuyên suốt là khơi dậy và phát triển những tài năng thiên khiếu của những người cai trị và những người lính nhằm xây dựng một nhà nước công bằng trong giả tưởng.

Mặc dù còn nhiều hạn chế do quy định của thời đại và cũng từ quan niệm duy tâm của mình, nhưng có thể nói, tư tưởng giáo dục của Platôn chứa đựng những giá trị to lớn. Những tư tưởng giá trị này vẫn tiếp tục được các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu và vận dụng linh hoạt trong tình hình thực tiễn của mỗi thời kỳ nhất định. Do vậy, những tư tưởng được Platôn để lại đã làm cho ông sống mãi trong lòng những người “yêu mến sự thông thái” và vẫn tiếp tục thách thức sự tìm hiểu của các nhà khoa học trong tương lai.

77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alan C.Bowen (2004), Khoa học và triết học Hy Lạp cổ đại, bản dịch của trung tâm dịch thuật (Lê Sơn hiệu đính), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 2. Benjamin Jowett & M.J.Knight (2008), Platôn chuyên khảo, Lưu Văn Hy

và Trí tri dịch, Nxb Văn hoá thông tin.

3. C.Brinton, J.B.Christopher (1971), Văn minh Tây phương, Nguyễn Văn Lượng dịch, Tập 1, Nxb Sài Gòn.

4. Tống Văn Chung, Nguyên Quang Thống (1990), Lịch sử triết học cổ Hy – La, tập 1, Nxb Đại học tổng hợp Hà Nội.

5. Dương Ngọc Dũng (2006), Đường vào triết học, Nxb, Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Trần Ngọc Dũng (1967), Lý luận và tư tưởng trong huyền thoại, Nxb Sài Gòn. 7. Nguyễn Tiến Dũng (2006), Lịch sử triết học Tây Phương, Nxb Thành phố

Hồ Chí Minh.

8. Phạm Cao Dương (1996), Nhập môn lịch sử các nền văn minh thế giới,

Tập 1, Sài Gòn.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

11. Mặc Đỗ (1974), Thân nhân và Thần thoại Tây Phương, Nxb Sài Gòn. 12.Võ Thị Diệu Hằng và Phạm Minh Tuấn (2005): Platôn (427 – 347), nhà đại hiền

triết cổ đại Hy lạp, webside: http: //vietscienes.Org/biogrphie/artist/writers/platôn. 13. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn Anh Tuấn, (2006), Đại cương lịch

78 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14. Đỗ Minh Hợp (2002), Đối tượng triết học – Lịch sử vấn đề, Tạp chí triết học, số 1, Trang 32.

15. Nguyễn Văn Khoả (1998), Thần thoại Hy Lạp, Nxb văn hóa Hà Nội. 16. V.I.Lênin (1974), Toàn tập, Tập 4, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.

17. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, Tập 14, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. 18.V.I.Lênin (1981), Toàn tập, Tập 18, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. 19.V.I.Lênin (1981), Toàn tập, Tập 23, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. 20.V.I.Lênin (1981), Toàn tập, Tập 29, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.

21. C.Mác và Ph. Ăngghen (1994), Tập 1, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 22. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Tập 3, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 23. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Tập 12, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 24. C.Mác và Ph.Ănghen (1994), Tập 13, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 25. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Tập 20, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 26. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Tập 40, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 27. Đặng Thai Mai (1995), Lịch sử triết học cổ đại Hy Lạp – La Mã, Viện

Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.

28. Hà Thúc Minh (1993), Triết học Hy Lạp – La Mã, Viện Khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh.

29. Lê Tôn Nghiêm, (2000), Lịch sử triết học Tây phương, Tập 1: Thời kỳ khai nguyên triết lý Hy Lạp, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

30. Nguyễn Thế Nghĩa và Doãn Chính (2002), Lịch sử triết học – Tập 1, Triết học cổ đại, Nxb Khoa học Xã hội.

31. Thái Ninh (1987), Triết học Hy Lạp cổ đại, Nxb Sách giáo khoa Mác – Lênin, Hà Nội.

32. Vương Đức Phong và Ngô Hiểu Minh (2003), Mười nhà tư tưởng lớn thế giới, Phong Đảo dịch, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

79

33. Trần Văn Phòng (2006), Triết học Hy Lạp cổ đại, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

34. Platôn (1974), Nhà nguỵ biện, Lê Tôn Nghiêm dịch, Viện Triết học. 35. Platôn (1960), Gorgias, Trịnh Xuân Ngạn dịch, Sài Gòn.

36. Platôn (1963), Nền Cộng hoà, Trần Thái Đỉnh dịch, Sài Gòn.

37. Platôn (2005): The Republic I – X, Phạm Văn Tuấn và Võ Thị Diệu Hằng sưu tầm, wibside: http: //vietsciences.free.fr/biogrphie/.

38. Platôn (2011), Đối thoại Socratic 1, Nguyễn Văn Khoa dịch, chú giải và dẫn nhập, Nxb Tri thức.

39. Bùi Thanh Quất, Vũ Tình (2000), Lịch sử triết học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 40. Nguyễn Thị Quyết (2011), Quan niệm của Platôn về nhà nước lý tưởng,

Luận văn thạc sĩ triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

41. Nguyễn Văn Sanh (2003), Vấn đề tự ý thức trong lịch sử triết học Phương Tây (từ triết học Hy Lạp cổ đại đến triết học Mác), Luận án tiến sĩ triết học, Viện Triết học, Hà Nội.

42. Samuel Enoch Stumf và Donald C.Abel (2004), Nhập môn triết học phương Tây, Lưu Văn Hy dịch, Nxb Lao động.

43. Samuel Enoch Stumf và Donald C.Abel (2004), Lịch sử triết học và các luận đề, Đỗ Văn Thuấn, Lưu Văn Hy dịch, Nxb Lao động.

44. Lê Thanh Sinh (2001), Triết học Phương Tây trước Mác, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

45. Stanley Rosen (2004), Triết học nhân sinh: Những tác phẩm của các triết gia Phương Tây từ Platôn đến Kant, Nguyễn Minh Sơn và Lưu Văn Hy dịch, Nxb Lao động.

80

47. Đinh Ngọc Thạch (1999), Triết học Hy Lạp cổ đại, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

48. Trần Đức Thảo (1995), Lịch sử tư tưởng trước Marx, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

49. Nguyễn Ngọc Thu, Bùi Văn Mưa (2003), Giáo trình đại cương triết học, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

50. Đặng Hữu Toàn, Trần Nguyên Việt, Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Kim Lai (2005), Các nền văn hóa thế giới tập II, Nxb Từ điển bách khoa.

51. Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (1956), Lịch sử phép biện chứng tập 1, Phép biện chứng cổ đại, Đỗ Minh Hợp dịch, Đặng Hữu Toàn hiệu đính, Nxb Chính trị Quốc gia.

52. Viện thông tin khoa học xã hội (1996), Triết học Đông Tây. Nxb Chính trị Quốc gia. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

53. Viện Triết học Liên Xô (1956), Lịch sử triết học phương Tây, Đặng Thai Mai dịch, Nxb Xây dựng Hà Nội.

54. Hoàng Xuân Việt (2004), Lịch sử triết học Phương Tây, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

55. Nguyễn Hữu Vui (1998), Lịch sử triết học, Nxb Quốc gia.

56. W.Durant (2000), Câu truyện triết học, Tí Hảo và Bửu Đính dịch, Nxb Đà Nẵng.

57. Đinh Thanh Xuân (2004), Tư tưởng biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại, Luận văn thạc sĩ triết học, Viện triết học, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục của Platôn qua tác phẩm nền cộng hòa (Trang 76)