Platôn là nhà Đại hiền triết, nhà Giáo dục và là một trong các nhà tư tưởng quan trọng nhất của thời kỳ Hy Lạp cổ đại, ông đã để lại nhiều tác
23
phẩm có giá trị lớn, gây nên ảnh hưởng rộng lớn trong nền Triết học phương Tây nói riêng và của lịch sử tư tưởng triết học nhân loại nói chung.
Platôn sinh ra tại Aten một trong hai thành phố lớn của Hy Lạp, vào năm 428 (hoặc 427) trước Công nguyên. Platôn thuộc dòng dõi quý tộc cả về phía cha lẫn phía mẹ. Cha của Platôn tên là Ariston thuộc dòng họ của quốc vương Codre, quốc vương cuối cùng của thành Aten. Mẹ của Platôn là Perictione có họ hàng với Solon, nhà luật học lừng danh của Hy Lạp. Platôn có một người chú tên là Critias, là một trong 30 bạo chúa thời kỳ lúc bấy giờ.
Theo phong tục của các đại gia đình Hy Lạp, Platôn được đặt tên của ông nội là Aristôclơ vào ngày thứ Sáu sau khi chào đời, còn tên Platôn là biệt danh của ông, cũng có lẽ vì ông có vóc dáng người to lớn với vầng trán cao, rộng (tiếng Hy Lạp: Platus là “đầy đặn”, “vai rộng”). Platôn có một người chị và hai người anh đó là Adeimantus và Glaucon mà tên của họ còn được nhắc trong nhiều tác phẩm như “Nền cộng hòa” trong vai người đối thoại của Socrates.
Sau khi Platôn ra đời được ít lâu, cha của ông qua đời, mẹ ông tái giá với một người chú họ bên ngoại tên là Pyrilampes, là một người giàu sang và có thế lực trong nhóm dân chủ ủng hộ nhiệt thành lãnh tụ Pericles, một chính khách khôn ngoan, lỗi lạc đã điều hành tốt đẹp thành Aten trong những năm 400 trước Công nguyên và đưa thành quốc lên mức phát triển cao độ về mặt trí thức, nghệ thuật và kinh tế. Tại nhà của Pyrilampes, Platôn được mẹ chăm sóc tới năm lên 7 tuổi rồi bắt đầu đến trường đi học. Thời kỳ Platôn sống thì trẻ em được huấn luyện tới năm 14 tuổi về tập viết, tập đọc và tập làm toán. Sau đó tới năm 18 tuổi là thời gian theo học phần thể dục và chuyên tâm để rèn luyện thân thể.
Năm 18 tuổi, Platôn học hỏi với các triết gia và các nhà ngụy biện. Từ năm 20 tuổi Platôn bắt đầu theo học Socrates và sau đó trong suốt 8 năm liền, ông chấp nhận nền triết học căn bản của Socrates, cùng cách tranh luận theo thể văn biện chứng. Đây là cách tìm hiểu sự thật bằng cách
24
đặt câu hỏi rồi giải đáp và các câu hỏi kế tiếp. Từ khi gặp Socrates, Platôn đã dừng hết các công việc thi ca của mình, bỏ cả thể dục, thể thao mà ông đã rất thành công, thậm chí còn giành được giải thưởng. Cũng vì quá ham thích triết học, Platôn đã đem đốt hết các tập thơ trữ tình và các bản bi kịch do ông sáng tác lúc còn thiếu thời.
Platôn đã tự thừa nhận tham vọng lúc đầu của ông là chính trị, điều này, tỏ rõ trong bức thư thứ bảy của ông. Bản thân ông cũng được thừa hưởng những điều kiện thuận lợi để tham gia chính trị mà nhiều thành niên cùng trang lứa lúc đó không có: con nhà giàu, dòng dõi quý tộc, quyền thế, được giáo dục đầy đủ, thân thể cường tráng. Thực tiễn, với tham vọng đi theo con đường chính trị Platôn đã tham dự vào nhóm 30 bạo chúa mà Critias là một trong các thủ lãnh, vì ông mong muốn thiết lập lại công bằng xã hội, tạo dựng hạnh phúc cho toàn dân bằng cách tự sửa lại cá nhân. Nhưng rồi cách bạo hành và chính thể chuyên chế của nhóm 30 bạo chúa và nhất là sự kết án Socrates một cách bất công đã khiến cho Platôn cự tuyệt với chính trị.
Năm 399 trước Công nguyên, Socrates bị giới chủ nô dân chủ cáo buộc là “đầu độc và làm băng hoại đạo đức lớp trẻ”, Socrates đã bị kết án tử hình bằng cách buộc phải uống thuốc độc. Chính cái chết của người thầy của đã gây một cú sốc lớn và đã làm cho Platôn suy sụp tinh thần nghiêm trọng, ông đã tin vào tinh thần cao cả của Socrates vậy mà thầy của mình lại bị xử tử. Cái chết của Socrates đã buộc Platôn phải đánh giá lại các giá trị và thúc đẩy những tìm tòi triết học của mới. Cũng với biến cố này mà Platôn lại càng trở nên thù ghét những tư tưởng dân chủ vốn đã có sẵn và phát sinh từ dòng dõi giai cấp quý tộc của ông. Chính vậy, Platôn đã có chủ trương là loại bỏ chế độ dân chủ và thay thế bằng chính thể do những người quý tộc sáng suốt lãnh đạo.
Sau khi Socrates bị bắt uống thuốc độc chết vào năm 399 trước Công nguyên, có lẽ vì lo sợ cho sự an toàn của mình vì đã có mối liên hệ với
25
Socrates và cũng do lòng công phẫn, Platôn cùng vài môn đệ của Socrates đã tới ẩn náu tạm thời tại Megara, nơi đây Platôn theo học Euclid, nhà toán học danh tiếng.
Năm 396 trước Công nguyên, Platôn trở lại thành Aten và theo như luật định, ông phục vụ trong hàng ngũ kỵ binh tham chiến trong trận Corinth và trận này kết thúc bằng sự thất bại của xứ Aten trước xứ Sparta. Vào thời đó, người miền Aten thường hay đi lại nhiều nơi và cũng vì sợ hãi cuộc chiến tranh vừa qua, Platôn tìm đường sang Ai Cập. Ông đã mang theo rất nhiều thùng dầu bán dần khi đi đường để lấy tiền sinh hoạt. Khi đến Ai Cập, Platôn đã rất bất bình khi các nhà lãnh đạo tôn giáo cai trị xứ này nói rằng Hy Lạp là một quốc gia ấu trĩ không có truyền thống văn hóa, không thể so sánh được với Ai Cập. Sau đó, ông đáp tàu qua Xixili và đến Italia ở đó ông gia nhập nhóm Pytago.
Đến năm 387 trước Công nguyên Platôn quay trở lại Aten sau một hành trình kéo dài hơn chục năm đã giúp cho Platôn nhiều cơ hội làm quen với các nhà tư tưởng và các nhà khoa học nổi tiếng, quan tâm đến những điểm của đời sống tinh thần – trí tuệ và những thành tựu của nó. Từ những nhận xét thực tế và các điều học hỏi từ Socrates, cộng với sở thích liên quan tới các vấn đề chính trị, Platôn đã đi tới kết luận rằng chỉ những người có kiến thức sâu rộng và có phẩm chất đạo đức mới đáng được giao quyền lực để điều khiển người khác. Lý tưởng triết học của Platôn đang rất cần có các cơ hội để áp dụng.
Trong thời kỳ ấy xứ Sixili đang rơi vào tình trạng chính trị hỗn loạn. và đang đặt dưới sự cầm quyền của Điônisi. Dion, một người học trò và cũng là bạn của Platôn, đã thúc giục Platôn nên đảm nhận việc giáo dục cho Điônisi, bản thân tên bạo chúa này cũng có nhã ý mời ông qua. Platôn thấy rằng đây là một cơ hội để thử áp dụng lý thuyết về chính quyền mà ông đã xây dựng trong ý tưởng vào một hoàn cảnh thực tế. Do đó, Platôn
26
quyết định tới Sixili và được triều đình của nơi này tiếp đón như thượng khách. Nhưng sau một thời gian vì một nguyên nhân nào đó cũng có thể do sự trả lời bạo chúa một cách vụng về hoặc vì tình bằng hữu của Platôn đối với Dion mà ông bị bạo chúa ghét bỏ. Platôn đã bị tống giam và bị trao cho viên thuyền trưởng Pollis, người xứ Sparta. Pollis đã bán Platôn tại Egina như một tên nô lệ. Platôn được Anniceris, một nhân vật thuộc trường phái triết học Cyrenaic, chuộc ra với giá 20 mines sau đó ông trở lại thành Aten vào năm 387.
Vào thời bấy giờ, nhiều môn đệ của Socrates đã thiết lập các trường học. Platôn cũng muốn giảng dạy về Triết học và Khoa học. Tại Aten Platôn đã thành lập Viện Hàn Lâm mang tên một cánh rừng được trồng để kỷ niệm người anh hùng Academi. Đây cũng là trường đại học đầu tiên trên thế giới, các môn đào tạo của nhà trường không chỉ chú trọng tới Triết học mà còn chú trọng tới Khoa học, Luật Pháp, Thiên văn học, Sinh học, Toán học và Lý thuyết Chính trị. Ngôi trường này có thể coi là một trường Đại học chuyên đào tạo các học viên đủ khả năng cai trị theo đúng pháp luật. Trường Academia hay “Hàn Lâm Viện” quy tụ được rất nhiều thầy giỏi nên nhà trường nhanh chóng gặt hái được nhiều kết quả tốt, tiếng thơm lan đi hầu như khắp Địa trung hải, Tiểu Á, Bắc phi, ông đã thu hút được nhiều đệ tử, nhiều học trò từ bốn phương ùn ùn kéo về thụ giáo. Trường Academi hoạt động trong hơn 8 thế kỷ, là một trung tâm nghiên cứu và phổ biến nền triết học của Platôn. Tại trường học này Platôn thường diễn giảng mà không cần tới bản thảo và các bài toán được đề nghị cho các sinh viên cùng nhau giải đáp, khi dạy ông thường thể hiện bằng cách đối thoại hoặc đàm đạo. Trong thời gian giảng dạy, Platôn đã viết ra nhiều tác phẩm vấn đáp, phần lớn những tài liệu giảng huấn này đã được lưu trữ và dịch sang nhiều ngôn ngữ.
27
Vào năm 366 trước Công nguyên, khi đang nổi tiếng là người đứng đầu ngôi trường Academi, Platôn lại được Dion mời qua làm ổn định tình hình chính trị tại thành Sixili. Vào thời gian này, Điônisi già và đã chết, Điônisi trẻ lên thay thế khi gần 30 tuổi. Vì bị cha ngăn cách với chính trị, Điônisi trẻ đã sống một cuộc đời lêu lổng, không tu chí cho công việc điều hành xứ Sixili. Dion đã mời Platôn vì muốn danh tiếng của ông có thể làm cho Điônisi trẻ kiêng nể, vì muốn nhà đại hiền triết đảm nhiệm việc giáo dục vị vua còn trẻ này.
Do tình bạn với Dion, Platôn miễn cưỡng phải sang Sixili nhưng khi đến nơi, Dion đã bị lưu đầy, Vua Điônisi trẻ vẫn đã đón tiếp Platôn rất huy hoàng nhưng lại không chịu để Platôn hướng dẫn, cũng như từ chối các lời khuyên bảo. Tuy nhiên, Điônisi trẻ đã lưu giữ được nhà đại hiền triết trong gần một năm và chỉ để ông ra đi với lời hứa sẽ trở lại. Trở về Athen, Platôn vẫn tiếp tục dạy học. Trong thời gian này, ông đã soạn các cuốn sách đặc sắc như Nền cộng hòa, The Sophist và Theaetetus...
Tới năm 361 trước Công nguyên, Điônisi trẻ phái một con tàu qua xứ Aten, nhắc lại lời hứa khi xưa và mời Platôn sang Sixili. Điônisi trẻ còn hứa sẽ đón Dion trở về từ nơi lưu đầy. Platôn đã nhận lời vì nghĩ tới người bạn của mình và cũng vì muốn khuyên nhủ Điônisi đừng nô lệ hóa Sixili hay áp chế một xứ sở nào mà phải cai trị nơi đó bằng luật pháp. Platôn đã được Điônisi đón tiếp tại Sixili một cách rất nồng hậu nhưng mặc dù những lời tha thiết của Platôn, Dion vẫn không được trả tự do. Hơn nữa, bạo chúa này còn từ chối thi hành một cách ngay thẳng và đã không để cho “Triết học và quyền hành thực sự gặp nhau”, hầu như tên bạo chúa trẻ không còn nghe lời của quân sư. Sau ít lâu, mặc dù không bị đối xử tàn tệ nhưng chuyến đi không đạt hiệu quả nên Platôn đã quay trở lại Aten tiếp tục giảng dạy và sáng tác các tác phẩm của mình.
28
Trở về Aten, Platôn nhất định không bao giờ dính líu vào chính trị nữa mặc dù nhiều học viên thuộc trường Academi của ông đã gia nhập vào công cuộc viễn chinh của Dion chống lại Điônisi vào năm 357 mà kết quả là sự sụp đổ của chế độ bạo tàn.
Trong những năm cuối đời, Platôn sống tại thành Aten và đã soạn ra các tác phẩm như Timaeus, Crito và cuốn sách còn dang dở Luật pháp. Platôn qua đời vào năm 347 trước Công nguyên, giữa thời kỳ nước Hy Lạp bị Philip II, vua miền Macedonia, xâm chiếm.