Sự nghiệp của Platôn

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục của Platôn qua tác phẩm nền cộng hòa (Trang 31)

Platôn đã để lại khá nhiều tác phẩm mà vẫn còn lưu truyền cho tới ngày nay bao gồm 35 (hoặc 36) tập đối thoại và 13 bức thư trong đó có một số tập và bức thư bị nghi ngờ về tính đích thực. Các tác phẩm được viết dưới dạng đối thoại, trong đó có hai hay nhiều nhân vật tranh luận với nhau về một vấn đề, họ đưa ra các ý kiến chỉ trích và tương phản giữa các ý tưởng triết học. Platôn cũng hiểu rằng thực chất phương pháp đối thoại mà ông học từ Socrates là để tìm ra chân lý thông qua đối thoại cụ thể của các nhân vật. Tuy nhiên, đối thoại mà Platôn lại là dạng văn viết chứ không phải là dạng văn nói nên có một nhân vật nữa đó chính là độc giả mà đối thoại lại dành cho họ. Do đó, chính độc giả là người làm nhiệm vụ đỡ đẻ ở hồi kết, đặt dấu chấm cho cuộc đối thoại và tự sâu chuỗi lại vấn đề mà cuộc hội thoại dẫn dắt. Trong các cuộc hội thoại Platôn cũng sử dụng các dụ ngôn, những câu truyện thần thoại, đây là cách mà Platôn dùng để truyền đạt tư tưởng triết học của mình một cách đơn giản, dễ hiểu tới độc giả. Các tập đối thoại của Platôn có thể được chia làm 3 thời kỳ đó là:

Thời kỳ đầu, gồm có các tác phẩm:

Tác phẩm “Charmides”: là tác phẩm bàn về định nghĩa sự điều độ; Tác phẩm “Lysis”: thảo luận về tình bạn;

29

Tác phẩm “Laches”: là cuốn sách đi tìm ý nghĩa của lòng cam đảm; Tác phẩm “Protagoras”: bảo vệ luận đề cho rằng đức tính là kiến thức và sự kiện này có thể giảng dạy được;

Tác phẩm “Euthyphro”: khảo sát bản chất của lòng tôn kính và tập I của cuốn Nền cộng hòa, một khảo sát về công bằng.

Các tác phẩm thời kỳ giữa gồm các tác phẩm đó là:

Tác phẩm “Gorgias”: một khảo sát nhiều câu hỏi đạo đức; Tác phẩm “Meno”: thảo luận bản chất của kiến thức còn trong

Tác phẩm “Apology”, Socrates tự biện hộ tại tòa án chống lại lời buộc tội vô thần và tội làm hư hỏng giới trẻ của thành Aten;

Tác phẩm “Crito”: là lời bào chữa của Socrates về việc tuân theo các luật lệ của quốc gia;

Tác phẩm “Phaedo”: mô tả cảnh từ trần của Socrates và trong tác phẩm này, Platôn đã thảo luận lý thuyết “Hình thức”, bản chất của linh hồn và câu hỏi về tính bất tử;

Tác phẩm “Symposium”: là một công trình xuất sắc gồm nhiều bài nói chuyện về vẻ đẹp và tình yêu;

Tác phẩm “Nền cộng hòa”: là một công trình lớn lao, khảo cứu môn chính trị và đây là một thành quả triết học xuất sắc. Trong đó, Platôn thảo luận từng chi tiết bản chất của công bằng, vấn đề làm thế nào để xây dựng được một nhà nước lý tưởng và một công dân chân chính.

Các tác phẩm thuộc thời kỳ cuối cuộc đời của Platôn gồm:

Tác phẩm “Theaetetus”: một phủ nhận điều cho rằng kiến thức do các cảm nhận giác quan;

Tác phẩm “Parmenides”: là cuốn sách nghiên cứu về các ý tưởng; Tác phẩm “Philebus”: thảo luận sự liên hệ giữa khoái lạc và điều tốt lành; Tác phẩm “Timaeus” trình bày quan điểm thiên nhiên và vũ trụ học;

30

Tác phẩm “The Laws” đã phân tích thực tế các vấn đề chính trị và xã hội.

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục của Platôn qua tác phẩm nền cộng hòa (Trang 31)