Giá trị trong tư tưởng giáo dục của Platôn

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục của Platôn qua tác phẩm nền cộng hòa (Trang 73)

Thông qua tác phẩm “Nền cộng hòa” Platôn đã để lại nhiều tư tưởng giáo dục có giá trị đó là:

Thứ nhất, Platôn chủ trương xây dựng một hệ thống giáo dục chặt chẽ, hoàn chỉnh, từ việc lựa chọn đối tượng giáo dục, xây dựng nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục cho đến xác định mục đích giáo dục cho từng đối tượng cụ thể. Trong đó, Platôn đặc biệt chú trọng giáo dục những người cai trị, họ phải được tuyển lựa một cách kỹ càng, được đào tạo bài bản theo một hệ thống từ đấu đến cuối hết sức nghiêm túc, nếu ai không đáp ứng được yêu

71

cầu, nhiệm vụ thì đều bị loại và chuyển sang làm những nhiệm vụ khác. Trong thời đại lúc bấy giờ, Platôn cho rằng người nắm quyền điều hành đất nước phải là những triết gia. Tuy ông có phần tuyệt đối hóa vai trò của nhà triết học song thời kỳ mà ông sống, nhà triết học là người có tri thức bách khoa, triết học được xem là khoa học của mọi khoa học và bản thân ông cũng mong muốn vận dụng tri thức triết học vào công việc chính trị bởi khi triết gia đã nắm được những quy luật và bản chất của hoạt động chính trị thì sẽ điều hành nhà nước công bằng và hoạt động một cách hiệu quả. Tư tưởng này vẫn còn mang giá trị to lớn cho đến ngày nay. Thực tiễn ở nước ta hiện nay vẫn có tình trạng nhiều người làm công tác lãnh đạo không đủ phẩm chất, năng lực, một phần cũng vì họ chưa được tuyển lựa một cách kỹ càng và đặc biệt là không được đào tạo một cách bài bản. Thậm chí, có trường hợp còn mua bằng cấp giả, mua quan, mua chức để được giữ những trọng trách quan trọng trong nhà nước, khiến cho việc điều hành nhà nước không đạt được hiệu quả thậm chí lại đi ngược lại lợi ích của người dân làm ảnh hưởng cho sự phát triển và tính công bằng, lành mạnh nhà nước.

Thứ hai, Trong quá trình xây dựng nhà nước trong giả tưởng Platôn đã coi trọng và đề cao vấn đề giáo dục và tự giáo dục. Đây là một tư tưởng có giá trị bởi trong bất kỳ thời đại hoặc xã hội nào muốn phát triển thì phải quan tâm đến giáo dục mọi công dân nói chung mà đặc biệt là đội ngũ nòng cốt của nhà nước nói riêng, trong đó đặc biệt là những người làm nhiệm vụ điều hành nhà nước và những người làm nhiệm vụ bảo vệ nhà nước, đảm bảo cho luật pháp được thực hiện trong hiện thực. Trong thời đại ngày nay, việc nhìn nhận điều này có lẽ rất rõ ràng nhưng vào thời Platôn sống cách đây hàng nghìn năm khi điều kiện kinh tế xã hội còn phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, con người còn phải chú tâm tới cuộc sống mưu sinh, thì quả là một tư tưởng vượt thời đại và có giá trị cho đến ngày nay.

72

Thứ ba, Platôn thể hiện quan niệm bình đẳng rõ ràng giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của xã hội, ông không gạt phái nữ sang một bên mà đã xác định họ cũng là một lực lượng có thể giáo dục, để xây dựng nhà nước và cũng được hưởng một nền giáo dục và tạo điều kiện phát triển như nam giới. Đây là tư tưởng tiến bộ mà cho đến ngày nay trên thế giới và các quốc gia vẫn đang nỗ lực cố gắng để đảm bảo sự bình đẳng này, song ở một số nơi tình trạng bất bình đẳng vẫn còn tồn tại rõ rệt khiến phụ nữ không có điều kiện phát triển mà phải chịu khổ cực. Trong đó, ở Việt Nam chúng ta vẫn còn tồn tại dai dẳng tư tưởng trọng nam, khinh nữ của thời kỳ phong kiến đã dẫn đến sự bất bình đẳng giữa nam và nữ ở một số nơi, đặc biệt là các vùng quê. Khi đã bị phân biệt đối xử, phụ nữ sẽ không có điều kiện để học hành, không được tạo điều kiện phát triển như nam giới. Điều này đồng nghĩa với việc là chúng ta đã mất đi một nguồn nhân lực khá lớn trong sự nghiệp công nghiệp, hiện đại hóa của đất nước.

Thứ tư, Platôn cho rằng phải thiết lập một bộ phận kiểm duyệt các nội dung trước khi được đưa vào giáo dục. Thông qua bộ thanh lọc này nội dung sẽ được chuẩn hóa theo đúng định hướng mà những nhà hoạch định chiến lược đã xác đinh. Đây là một tư tưởng tiến bộ và có vị trí và vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Hiện nay, đối với nước ta có rất nhiều loại sách được in ấn tràn lan, chưa thông qua bộ phận kiểm duyệt dẫn đến nội dung chưa tốt thậm chí có nội dung sai lệch, không hướng theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước làm ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống, phẩm chất, phong cách, tác phong mà trong đó có thế hệ trẻ của đất nước.

Thứ năm, Platôn đã coi trọng phương pháp kể truyện và đối tượng kể truyện cho trẻ thơ. Phương pháp kể truyện là phương pháp tốt và hiệu quả nhất để giáo dục bản tính trẻ cho trong quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, nhân cách của con người. Phương pháp này cũng kích thích mạnh

73

mẽ sự sáng tạo, tò mò và trí tưởng tượng của trẻ làm cho trẻ nhanh chóng phát triển tư duy. Đồng thời, Platôn cũng quan tâm tới đối tượng kể truyện cho trẻ hay nói cách khác là lực lượng giáo dục phải có phẩm chất đạo đức tốt, xứng đáng là tấm gương cho trẻ, có như vậy mới thực sự mang lại hiệu quả trong quá trình giáo dục cho con người.

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục của Platôn qua tác phẩm nền cộng hòa (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)