Báo chí là một sản phẩm văn hóa, có tính chất lan tỏa và sức lưu trữ lâu bền, bởi thế báo chí và nhà báo là những chủ thể tuyên truyền những tấm gương người tốt việc tốt, đó là việc làm thiết thực, góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, chăn lo cho sự trường tồn và phát triển sức sống của dân tộc mình. Là một trong những phương tiện truyền thông đại chúng hữu hiệu, chỉ có báo chí mới thực hiện và hoàn thành tốt công tác tuyên truyền và biểu dương gương tốt việc tốt tới công chúng một cách nhanh nhạy và sâu rộng nhất. Đây cũng là một phương pháp báo chí đặc thù của chủ nghĩa xã hội.
Trong tiến trình đổi mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá, báo chí có sứ mệnh lớn lao là bám sát thực tiễn đất nước; khai thác, khám phá, phát hiện và biểu dương cái mới; phổ biến và nhân rộng những cái mới, điển hình tiên tiến ra phạm vi toàn quốc. Đó là chức năng rất quan trọng của báo chí trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Việc biểu dương của báo chí có vai trò to lớn cỗ vũ toàn Đảng, toàn dân thi đua lao động, sáng tạo nhằm đạt tới những mục tiêu mà Đảng ta đã đề ra.
Báo chí có chức năng không chỉ phê phán những thiếu sót, sai lầm; những tiêu cực, bất công trong đời sống xã hội, mà còn và trước hết, chú trọng phát hiện những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến để biểu dương, để nêu thành tấm gương cụ thể trong tiến trình đổi mới đất nước, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, báo chí có sứ mệnh sinh động giáo dục quần chúng, hướng dẫn dư luận. Báo chí phải vươn tới phát hiện được những mô hình tốt cho một cung cách làm ăn mới, cho một tư tưởng tiên tiến. Rồi từ đó nhân rộng ra những “đốm sáng” ấy để đẩy lùi bóng tối và tiêu cực. Như vậy, báo chí không chỉ làm nhiệm vụ biểu dương (theo nghĩa hẹp) mà còn làm nhiệm vụ phát hiện, khuyết khích tất cả “những mầm non của cái mới”,
phi thường mà nó tồn tại và nẩy nở trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, của công cuộc đổi mới và hiện đại hoá đất nước hôm nay.
Trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, đổi mới báo chí phải toàn diện và có định hướng rõ ràng. Báo chí không những đưa tin tức thời sự nóng hổi mà còn giới thiệu cho toàn dân biết cách tổ chức kiểu mẫu của một số ít công xã lao động tiên tiến so với những công xã khác trong nước. V.I.Lê-nin khẳng định: Cần phải biểu dương cả ý thức tự giác nâng cao kỷ luật của người lao động trong mỗi công xã, sự khéo léo của họ cho dù họ thuộc giới trí thức tư sản, nói về kết quả thực tế họ đã đạt được như tăng năng suất lao động, tiết kiệm lao động, bởi trong công cuộc xây dựng đất nước, chính quyền Xô - Viết gặp phải rất nhiều khó khăn, trong đó, sự lãng phí đã gây ra những thiệt hại rất lớn. Đây là nội dung của đại bộ phận các bài vở mà báo chí cần đăng nhằm trước hết “là làm cho tác dụng nêu gương trở thành một kiểu mẫu tinh thần và về sau trở thành một kiểu mẫu có tính chất cưỡng bức trong việc tổ chức lao động ở nước Nga Xô - Viết mới”(6). Những quan điểm của V.I.Lê-nin trong việc biểu dương của báo chí dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là hết sức quan trọng, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Việc nêu những gương “người tốt, việc tốt” chính là nhằm thúc đẩy phong trào quần chúng, thực hiện thắng lợi chủ chương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Mặt khác, việc nêu gương “người tốt việc tốt” còn tác dụng thúc đẩy cái mới ra đời và phát triển nhanh chóng. Vì vậy, đối với nhà báo phải luôn luôn tìm tòi, khám phá, phát hiện cái mới qua các sự việc, hiện tượng để cung cấp cho công chúng “sự việc sốt dẻo, ấn tượng sốt dẻo” như lời dạy của V.I.Lê-nin đối với người làm báo, những người mà nghề nghiệp bắt họ luôn luôn hướng tới cái mới, vươn tới cái mới, nói đến cái mới.
Để khẳng định vai trò cũng như tầm quan trọngcủa công tác tuyên truyền gương “người tốt, việc tốt” của báo chí, trong bài giảng của mình tại lớp chỉnh Đảng Trung ương, ngày 17/8/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng
dạy: “Viết để nêu những cái hay, cái tốt của dân ta, của bộ đội ta, của cán bộ ta, của bạn ta. Đồng thời để phê bình những khuyết điểm của chúng ta, cán bộ ta, của nhân dân của bộ đội. không nên chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu. Những phê bình đúng đắn. Nêu cái hay, cái tốt thì phải có chừng mực, chớ phóng đại. Có thế nào nói thế ấy. Bộ đội và nhân dân ta cũng đủ nhiều cái hay để mà nêu lên, không cần phải bịa đặt ra”. (78,29).
Báo chí tuyên truyền về điển hình tiên tiến có tác dụng mạnh mẽ trong việc hình thành dư luận, định hướng dư luận cho xã hội. Phản ánh về gương tốt việc tốt trên báo chí sẽ luôn hướng tới xây dựng dư luận xã hội lành mạnh, vì sự ổn định chính trị, vì sự phồn vinh của đất nước, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trong Luật Báo chí 1990, ở điều 6, mục 4 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí, đã nêu: “Phát hiện, biêu dương gương tốt, nhân tố mới; đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác”. Như vậy, việc phát hiện, biểu dương gương người tốt việc tốt, những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến không chỉ đơn thuần hoạt động nghiệp vụ của cơ quan báo chí và nhà báo thích thì tuyên truyền, không thích thì thôi, mà đã trở thành quy định của luật pháp nhà nước, “bắt buộc” các cơ quan báo chí và các nhà báo phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tuyên truyền về người tốt việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến. Điều này hoàn toàn phù hợp với luật pháp Việt Nam và luật báo chí quốc tế, với lợi của nhân dân cũng như thực tiễn khách quan của nước ta trong giai đoạn mới hiện nay.
Tuyên truyền về gương tốt việc tốt khiến cho vai trò của báo chí được mở rộng và có điều kiện để thông tin đối ngoại, góp phần quan trọng trong giới thiệu Việt Nam với bạn bè quốc tế, về mảnh đất tươi đẹp, kiên cường, anh dũng với những con người cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo, biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh, anh hùng, bất khuất, thủy chung, có lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc, hăng say lao động, làm ra nhiều của cải
vật chất cho xã hội. Xây dựng tổ quốc giàu mạnh, góp phần thực hiện tốt đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Báo chí, ngoài phổ biến các giá trị tinh thần, thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin và tiếp nhận thông tin, còn là chiến sĩ xung kích trong việc phát hiện và tuyên truyền về gương tốt việc tốt, đấu tranh chống tham nhũng, góp phần đẩy lùi, hạn chế các biểu hiện tiêu cực, mặt trái của xã hội, là cơ sở và động lực để thúc đẩy mục tiêu kinh tế- xã hội phát triển. Báo chí phải tuyên truyền trung thực về những gương “người tốt, việc tốt” để cổ vũ, động viên, khuyến khích những phần cao đẹp trong mỗi con người, những giá trị truyền thống quý báu của cha ông, của dân tộc mình. Tất nhiên, biểu dương ở đây không phải là “tô hồng” hoặc “ca tụng”, mà là thái độ có trách nhiệm và tình cảm trân trọng thể hiện nghĩa vụ cao cả của các cơ quan báo chí và các nhà báo. Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng nêu rõ: “Các phương tiện thông tin đại chúng có nhiệm vụ truyền bá đường lối, chính sách của Đảng đi sát thực tế, thông tin kịp thời và phân tích sâu sắc những sự kiện mới. Phát hiện và phản ánh trung thực những điển hình tiến tiến, nhiệt tình ủng hộ, cổ vũ những nhân tố mới, dũng cảm đấu tranh chống những hiện tượng lạc hậu, trì trệ và mọi biểu hiện tiêu cực khác” (t.9, tr.120)
Bức tranh “Người tốt, việc tốt” thật đa dạng và muôn hình muôn vẻ. Những người làm báo phải có “con mắt tinh đời” để vừa thấy cái cây lại vừa thấy cả rừng, nghĩa là cần phải biết cách khai thác tài liệu, thể hiện chủ đề, kết cấu các tình tiết hấp dẫn, truyền cảm để người đọc noi theo. Đây là cả một vấn đề ngiệp vụ phức tạp. Báo chí, là một loại sản phẩm văn hóa, có tính chất lan tỏa và sức lưu trữ lâu bền, nên việc nêu gương người tốt việc tốt trên mặt báo phải lấy chất lượng làm đầu. Chất lượng chứa trong mỗi trang báo gồm các tính chính trị, văn hóa, khoa học. Bởi thế, trong cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước, thi đua yêu nước và phong trào “toàn dân xây dựng đời sống văn
hóa”, báo chí và nhà báo phải là chủ thể tuyên truyền những tấm gương “người tốt việc tốt”, đó là việc làm thiết thực, góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, chăn lo cho sự trường tồn và phát triển sức sống của dân tộc mình.
Nhiều nhà nghiên cứu báo chí cho rằng: Hiện nay, đời sống văn hoá xã hội ta so với thời kỳ trước đổi mới có tiến bộ rõ rệt. Điều dễ thấy là tính năng động KT - XH, tính tích cực công dân được khơi dậy và phát huy thay cho tâm lý thụ động ỷ lại trong cơ chế cũ. Bầu không khí dân chủ cởi mở trong xã hội tăng lên, mặt bằng dân trí được nâng cao, sở trường, năng lực cá nhân con người được nâng cao, khuyến khích và tôn trọng. Đã đến lúc, những người cầm bút không thể cứ bằng lòng với những quan niệm biểu dương người tốt việc tốt như trước nữa. Mỗi giai đoạn cách mạng có những yêu cầu cụ thể về tư tưởng, tình cảm, đạo đức mà mỗi con người phải vươn tới. Chẳng hạn yêu cầu về con người trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước là vừa sản xuất vừa chiến đấu, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà với phương châm hành động: “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”, yêu cầu đối vớt con người hôm nay có phần khác với con người mới chỉ cách đây vài thập kỷ về phẩm chất, năng lực. Nếu như những gương sáng của thời kỳ chiến tranh là những người chiến đấu dũng cảm, không tiếc xương máu, dám hy sinh vì Tổ quốc, thì những người tiên tiến hôm nay phải là những người dám nghĩ dám làm, phát huy tinh thần sáng tạo trong lao động, sản xuất trực tiếp góp phần tạo ra ngày càng nhiều của cải cho xã hội và làm giầu cho bản thân. Con người hôm nay trong sản xuất, nghiên cứu không chỉ học hỏi, giúp đỡ, bổ sung cho nhau mà còn cạnh tranh trên những điều kiện hợp pháp để vươn lên, tự hoàn thiện mình, làm giàu cho gia đình và xã hội.
Bác Hồ đã dạy: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng, cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Với vũ khí sắc bén đó, người làm báo phải có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến đường lối quan điểm của Đảng,
chính sách và pháp luật của nhà nước, biểu dương những tấm gương tiêu biểu, những điển hình tốt, bên cạnh việc phê phán chống lại những tiêu cực, những thói hư tật xấu của xã hội. Muốn đảm đương được công việc đó, nhà báo phải có bản lĩnh chính trị vững vàng và đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có tư duy sắc bén, có vốn sống và phương pháp khoa học, đó là những phẩm chất hàng đầu của nhà báo chân chính. Bên cạnh đó họ phải lựa chọn, xử lý, phân tích thông tin nhanh chóng, trung thực, chính xác, phản ánh đúng tâm tư nguyện vọng của công chúng, đúng định hướng chính trị của Đảng, tác động tích cực có hiệu quả đến tiến bộ xã hội. Đó là sức mạnh của báo chí cách mạng.
Người làm báo chân chính có trách nhiệm với xã hội, trước hết phải là người vui với niềm vui của toàn Đảng, toàn dân trước mỗi thành tựu của đất nước; lo với nỗi lo chung trước mọi thử thách khó khăn của toàn xã hội. Trong báo chí cách mạng nước ta đã có biết bao tấm gương nhà báo đầy tinh thần trách nhiệm trước xã hội, trước nhân dân, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp trong sáng. Chính những phẩm chất tốt đẹp cơ bản ấy của đội ngũ báo chí nước ta đã góp phần tạo ra sự khởi sắc và tăng thêm uy tín của nền báo chí nước nhà, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trân trọng và tin cậy. Nhiều nhà báo có bản lĩnh chính trị và trình độ nghề nghiệp vững vàng với tinh thần trách nhiệm cao trước xã hội, trước nhân dân, đang tìm thấy trong thực tiễn sinh động và hào hùng của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước nguồn đề tài vô tận, những chất liệu tươi sáng, tạo nên những tác phẩm báo chí có chất lượng cổ vũ, nhân rộng cái mới, cái đẹp, điều thiện, điều tích cực, lòng nhân ái trong xã hội của chúng ta. Với ý nghĩa đó, vấn đề biểu dương đã và đang được Đảng và nhà nước ta quan tâm, khuyến khích các nhà báo đi sâu vào cuộc sống để phản ánh nhằm biểu dương, khen ngợi những gương người tốt, việc tốt; nhân tố mới, điển hình tiên tiến, nhằm thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi báo chí có thái độ dũng cảm khi biểu dương, phê phán về một sự thật, không ngoắt ngoéo, che đậy. Sự thật là cái đã có, đang diễn ra, là hiện thực tồn tại một cách khách quan. Sự thật có thể là mặt tốt, tích cực, tiên tiến; có thể là mặt chưa tốt. Sự thật có khi lại được che dấu bởi thói “khoa trương, thổi phồng thành tích”, “làm láo cáo hay”. Cho nên, nhà báo cần có lòng trung thực trước những thuận lợi, khó khăn, những thành tích, khuyết điểm, cả cái ta vừa lòng và cái ta không muốn. Điều cơ bản là nhà báo xuất phát từ động cơ xây dựng, làm việc nghiêm túc, với ý trách nhiệm cao.
Công cuộc đổi mới đất nước hôm nay đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái xấu và cái tốt, cái tiên tiến và lạc hậu, đòi hỏi nhà báo phải có thái độ đúng đắn, chân thực, khách quan “nêu cái hay, cái tốt”, phát hiện cái mới, cái điển hình tiên tiến từ thực tiễn để biểu dương góp phần giáo dục, động viên và tổ chức quần chúng. Nhà báo cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dám nhìn thẳng vào bản chất sự thật, biểu dương đúng sự thật của hiện tượng khách quan, xu thế vận động, phát triển tất yếu của những nhân tố mới, điển hình mới. Hiện nay, phong trào học và làm theo gương “người tốt, việc tốt” đang phát triển rầm rộ ở mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương trong cả nước. Báo chí biểu dương gương “Người tốt, việc tốt” cũng chính là biểu dương về con người và sự việc tiêu biểu xuất hiện trong nhân dân lao động. Ngày nay, trên bất kỳ một loại hình thông tin đại chúng nào (báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử hay trong bất cứ hình thức tuyên truyền cổ động tập thể nào khác), cũng đều dành một phần gồm những mục, những trang dành cho việc tuyên truyền gương “người tốt việc tốt”.
Hiện thực của công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang là mảnh đất tươi tốt, phong phú và đa dạng, là nguồn đề tài vô tận cho các nhà báo khai thác, khám phá, phát hiện và biểu dương những con người mới, nhân