a. Truyên truyền, biểu dương điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt là nhiệm vụ quan trọng của báo chí cách mạng
Báo chí cách mạng của chúng ta có chức năng vô cùng quan trọng, đó là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể cho mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, biểu dương, khen ngợi những gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến. Bên cạnh đó, báo chí cũng thực hiện một chức năng quan trọng nhưng đầy khó khăn là phát hiện,
phá chế độ của các thế lực thù địch, nghĩa là báo chí phải thực sự là một công cụ để phát hiện, mổ xẻ, gạt bỏ những "u bướu" của xã hội, những tiêu cực cản trở sự phát triển của xã hội.
Cần phải tiến hành đồng thời việc biểu dương gương người tốt việc tốt với việc đấu tranh chống những hiện tượng lạc hậu, trì trệ và mọi biểu hiện tiêu cực khác. Hơn lúc nào hết, công tác tư tưởng - văn hoá phải đổi mới để thực hiện sự nâng cao chất lượng trong nhiệm vụ “xây”. Phải đi vào bồi dưỡng từng con người, từng tổ chức trong hệ thống chính trị; đương nhiên muốn “xây” tốt phải gắn chặt với “chống”, nhưng “xây” vẫn là chính. Trong chiến tranh, do chúng ta làm tốt việc xây dựng con người, xây dựng tổ chức, xây dựng hậu phương tốt đã tạo nên sức mạnh vĩ đại để chúng ta chiến thắng các thế lực xâm lược hung bạo nhất. Ngày nay, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới vĩ đại, toàn bộ hoạt động tư tương phải hướng vào xây dựng thành công, phát huy mạnh mẽ nguồn lực con người trong mọi lĩnh vực, gắn chặt xây dựng vững mạnh toàn bộ hệ thống chính trị. Một trong những hướng đổi mới quan trọng của công tác tư tưởng là phải hướng mạnh xuống cơ sở, bám sát thực tiễn đối thoại giữa cán bộ các cấp với nhân dân ở cơ sở.
Đảng ta đã chỉ rõ chức năng của báo chí là thông tin, giáo dục và chỉ đạo. Chức năng thông tin là bảo đảm quyền được thông tin của người dân, nhưng thông tin phải có định hướng vì mục đích phát triển xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Chức năng giáo dục chính là việc góp phần hướng dẫn công chúng thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội. Chức năng chỉ đạo là việc thông tin, bình luận có định hướng đối với những vấn đề mà nhân dân quan tâm. Báo chí góp phần chỉ dẫn cách thức hành động vì lợi ích chung và không như các cơ quan Đảng, Nhà nước chỉ đạo trực tiếp mà báo chí như một người bạn chỉ đường. Do đó, công tác biểu dương đóng vai trò rất quan trọng, không chỉ có tác dụng thông tin, phản ánh mà còn giáo dục, hướng dẫn, định hướng dư luận, khuyến khích sự phát triển của cái mới, cái tốt, cái hay,
nhân tố tích cực; đồng thời đấu tranh đẩy lùi những cái xấu, chưa tốt của xã hội. Điều đó cho chúng ta thấy báo chí giữ vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, báo chí còn có vai trò tập hợp lực lượng, đoàn kết, cổ vũ toàn dân hăng hái tiến hành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
b. Biểu dương nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt là phương thức hoạt động có tính quy luật của báo chí cách mạng
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta cũng đã khẳng định: "Muốn xây dựng được chủ nghĩa xã hội thì cần phải có con người mới xã hội chủ nghĩa". Muốn xây dựng con người mới thì phải triệt tiêu những cái xấu, cái ác và khơi dậy những tính thiện, cái đẹp tồn tại trong mỗi con người. Là phương tiện thông tin đại chúng, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân, báo chí cũng không nằm ngoài mục đích và nhiệm vụ nhân rộng cái tốt, triệt tiêu cái xấu trong xã hội.
Báo chí cách mạng có đặc trưng nổi bật là thông tin chân thực mọi mặt của đời sống xã hội, mà trong xã hội thì luôn song song tồn tại những mặt tốt và những yếu tố tiêu cực, báo chí phản ánh chân thực cuộc sống thì không được chỉ phản ánh một thái cực tốt hoặc xấu. Báo chí cần phản ánh chân thực cả cái tốt và cái xấu. Phản ánh tiêu cực là vạch trần, phê phán cái xấu, cái ác, để mọi người cùng tránh xa và rút kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn của mình. Vì vậy, phê phán cái xấu hay nêu gương người tốt, việc tốt đều là hai mặt của một vấn đề phê bình trên báo chí.
Trên góc độ tâm lý tiếp nhận của công chúng, một mặt, công chúng rất tò mò thích nghe những vấn đề tiêu cực, những chuyện không hay của xã hội; mặt khác, những câu chuyện ấy lại có một tác động không tích cực đến tâm trạng của công chúng. Thông thường, bắt đầu một ngày, nếu người ta nghe tin
buồn, một chuyện không hay (như một vụ giết người rùng rợn hoặc một vụ tham nhũng của quan chức...) thì cả ngày hôm đó họ ở trong trạng thái nặng nề, hiệu quả làm việc giảm sút rất nhiều. Nếu bị tác động thường xuyên bởi những yếu tố không tích cực trong xã hội ta, người ta sẽ luôn ở tâm trạng nặng nề và mất niềm tin vào cuộc sống. Ngược lại, nếu như người đó nghe được một tin vui, một bài viết phản ánh những việc làm cao đẹp trong xã hội sẽ khiến người ta tin yêu cuộc sống hơn, tâm trạng phấn chấn, vui vẻ. Do đó, việc đưa ra những gương tốt, việc tốt để cổ vũ, động viên tinh thần lao động, học tập của nhân dân ta là một việc làm cần thiết, là cách thức tuyên truyền tất yếu trên báo chí xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Bác Hồ - nhà báo cách mạng vĩ đại, đã sử dụng rất thành công báo chí như một vũ khí chính trị sắc bén trong việc đấu tranh chống các thế lực thù địch, chống cái xấu, cái ác đã rất chú trọng đến vấn đề nêu gương người tốt, việc tốt để giáo dục quần chúng nhân dân lao động. Người dạy: "Lấy gương tốt trong quần chúng và trong cán bộ để giáo dục lẫn nhau là một phương pháp sinh động và có sức thuyết phục rất lớn ... Mỗi người tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp". Bác cũng khẳng định: Trong xã hội ta, xã hội xã hội chủ nghĩa, cái ác, cái xấu tuy vẫn còn nhưng những nhân tố tiến bộ là chủ yếu. Vì vậy, biểu dương nhân tố mới, điển hình tiên tiến, nêu gương người tốt, việc tốt trên báo chí là một yêu cầu tất yếu, là một phương thức hoạt động mang tính quy luật của báo chí cách mạng.
Những thành tựu của công cuộc đổi mới đã và đang tạo thế và lực mới cả bên trong lẫn bên ngoài để chúng ta bước vào thời kỳ phát triển mới. Trong tiến trình thực hiện công cuộc đổi mới, với chủ trương phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế... phong trào thi đua yêu nước đang ngày càng đi vào hiện thực cả về bề rộng và chiều sâu, nhiều vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra cần tổng kết, đúc rút thành lý luận. Báo chí không
thể không tập trung khai thác và phản ánh cho chân thật, hùng hồn trên nhiều khía cạnh của những vấn đề trên.
Trọng trách của báo chí to lớn như vậy nhưng thời gian vừa qua, trong khi nhiều cơ quan báo chí thực hiện nghiêm túc chức năng, nhiệm vụ của mình thì cũng còn không ít những tờ báo chạy theo thị hiếu tầm thường. Khuynh hướng thương mại hoá báo chí trong những năm gần đây là điều đáng báo động, thể hiện rõ nhất khuynh hướng này là biểu hiện xa rời mục đích, tôn chỉ, đối tượng phục vụ, coi nhẹ việc biểu dương, cổ vũ những nhân tố mới. Những sai lệch đó đã gây dư luận xấu đối với báo chí, làm giảm uy tín nghề nghiệp, làm sói mòn niềm tin của bạn đọc với báo chí.