Những giải pháp chung về tăng cường nhận thức, cải tiến phương

Một phần của tài liệu Người tốt việc tốt trên báo chí hiện nay thực trạng và vấn đề đặt ra (Khảo sát trên các báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, Hà Nội mới, Lao động từ năm 2004 - 2006 (Trang 105)

phương pháp hoạt động tuyên truyền của báo chí

Nhận thức rõ được vị trí, vai trò, ý nghĩa của biểu dương trên báo chí để có quan điểm thống nhất, rõ ràng là cơ sở để cơ quan báo xác định rõ được trách nhiệm của mình đối với công tác này và đề ra các phương thức, các biện pháp tổ chức hoạt động cho phù hợp. Yêu cầu đặt ra là phải bám sát đường lối, quan

điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; có quan điểm biểu dương rõ ràng và thống nhất để có kế hoạch triển khai cụ thể.

Đây là vấn đề cốt yếu và tác giả muốn đưa vào đầu phần những giải pháp đưa ra, bởi có nhận thức đủ, đúng về tầm quan trọng của việc biểu dương gương “người tốt việc tốt” thì báo chí mới có thể thực hiện tốt được nhiệm công việc này. Qua khảo sát các chuyên mục trên 4 báo, cũng như qua tiếp xúc trực tiếp với những người phụ trách các chuyên mục về người tốt việc tốt trên các báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, Lao động, Hà Nội mới, tác giả nhận thấy một điều, hầu hết các chuyên mục viết về gương người tốt việc tốt vẫn chưa được quan tâm đúng mực, việc duy trì các chuyên mục chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu của bạn đọc, từ sự cần thiết phải tuyên truyền của thông tin. Biểu hiện rõ nhất của điều này là ở việc các báo đã duy trì chuyên mục này một cách “lay lắt”, số lượng bài viết ngày một giảm dần, cách bố trí cũng không còn được chú trọng, ngày càng bị đẩy dần vào trang sau. Có thể khẳng định đây là bước thụt lùi của các chuyên mục.

Một thực trạng cũng cần nhận thấy hiện nay, việc xây dựng và duy trì chuyên mục người tốt việc tốt trên báo đang gặp những khó khăn từ nguyên nhân khách quan như các phong trào thi đua, bình bầu các danh hiệu trong cuộc sống hiện nay đang bị làm hết sức hình thức và không thực sự là động lực để người lao động, các nhân tố điển hình thấy đủ tự hào về những vinh danh của cộng đồng. Từ thực tế đó, vấn đề đặt ra cho mỗi đơn vị phải xuất phát từ tình hình thực tiễn của mình, bám sát nhiệm vụ chính trị của mỗi tờ báo, tập trung tuyên truyền các nhân tố mới, những điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, học tập, văn hoá, văn nghệ, nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật trong chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cây trồng.

Chính vì vậy, cần nâng cao nhận thức, tư duy cho phù hợp với xu thế đổi mới đất nước, đổi mới báo chí. Các nhà lãnh đạo cần có cái nhìn đúng đắn

và đầy đủ hơn nữa về gương tốt việc tốt, cũng như công tác tuyên truyền, giới thiệu, biểu dương các gương tốt đó. Bên cạnh đó, cần có những hoạt động tổng kết đánh giá các hoạt động biểu dương gương người tốt việc tốt trên báo chí. Từ việc tổng kết, đánh giá mới rút ra được những kinh nghiệm, nhiều bài học quý giá, chỉ ra được các nguyên nhân; đề ra nhiều giải pháp, biện pháp khắc phục mới định hướng tốt công tác tuyên truyền về gương tốt việc tốt cho các cơ quan báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng đi đúng hướng, đúng mục tiêu đã định; từ đó dấy lên các phong trào thi đua yêu nước, mới tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến xuất sắc, phong tặng các danh hiệu cao quý như anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua trở thành động lực to lớn thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển.

Tác giả Lê Phú Khả, trong cuốn Nhà báo- Anh là ai? đã nói: “Viết cái tốt thật khó. Song, nếu quả thức cuộc sống có cái tốt, còn cái tốt và được ngòi bút chúng ta tái hiện một cách chân thực thì tác động lại vô giá. Cái tốt được miêu tả một cách chân thực còn có khả năng thổi bùng lên trong tâm hồn bạn đọc ngọn lửa căm thù với cái xấu như thế đó”.

Một phần của tài liệu Người tốt việc tốt trên báo chí hiện nay thực trạng và vấn đề đặt ra (Khảo sát trên các báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, Hà Nội mới, Lao động từ năm 2004 - 2006 (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)