Nguyên nhân những tồn tại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chương trình xúc tiến trực tuyến của công ty TNHH Niềm Tin (Trang 46)

 Nguyên nhân khách quan:

Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức được lợi ích khi ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, do tâm lý còn e ngại của khách hàng về mức độ bảo mật và an toàn nên những hợp đồng có giá trị lớn vẫn được khách hàng mua theo hình thức tiền mặt trao tay. Do vậy, chương trình xúc tiến trực tuyến còn gặp khá nhiều khó khăn, cản trở. Khách hàng đến với chương trình xúc tiến của doanh nghiệp chủ yếu là khi có chương trình khuyến mại, bảo hành, bảo trì miễn phí chứ không vì mục đích mua hàng. Ngoài ra, hệ thống pháp lý tại Việt Nam chưa hoàn thiện. Hệ thống các văn bản pháp luật, các nghị định hướng dẫn thi hành ban hành còn chưa được quan tâm thực sự, cụ thể về lĩnh vực xúc tiến trực tuyến chưa có một văn bản pháp luật nào đề cập đến.

Mặt khác, tình trạng an ninh mạng ở Việt Nam vẫn còn bất ổn và có nhiều lỗ hổng an ninh nghiêm trọng được phát hiện, hình thức tấn công thay đổi và có rất nhiều cuộc tấn công của giới tội phạm công nghệ cao vào các hệ thống thông tin của doanh nghiệp và chính phủ. Trong ba tháng đầu năm 2011 đã có 32 Website bị tấn công, gây ảnh hưởng đến tâm lý và lòng tin của khách hàng.

 Nguyên nhân nội tại:

Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu của công ty cả về chất lượng và số lượng. Do công ty kinh doanh truyền thống đã lâu năm, đội ngũ cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử chưa có nên chương trình xúc tiến trực tuyến được giao

cho bộ phận marketing và phòng kinh doanh. Chương trình xúc tiến trực tuyến là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo cũng như kiên trì. Nguồn nhân lực hiện tại của công ty chưa được đào tạo bài bản về thương mại điện tử, marketing thương mại điện tử do vậy mà kết quả chương trình xúc tiến trực tuyến của công ty chưa cao.

3.1.4. Những hạn chế của quá trình nghiên cứu và những vấn đề cần nghiên cứu trong tương lai

Trong quá trình thực tập và nghiên cứu tại công ty TNHH Niềm Tin, do thời

gian và khả năng có hạn nên nghiên cứu vẫn còn mắc phải một số hạn chế như sau. Thứ nhất, do điều kiện khách quan, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực tiễn cho công ty TNHH Niềm Tin. Do vậy khả năng tổng quát hóa của đề tài còn chưa cao. Tính tổng quát của đề tài sẽ cao hơn nếu phạm vi nghiên cứu được mở rộng trên phạm vi cả nước hay toàn bộ các doanh nghiệp thuộc ngành cung cấp thiết bị thông tin liên lạc và viễn thông đầu cuối.

Thứ hai, do đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực tiễn tại công ty TNHH Niềm Tin nên số liệu đề tài đưa ra còn chưa phong phú và có tính tổng quát cao.

3.2. DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ QUAN ĐIỂM GIẢI QUYẾT NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN TRỰC TUYẾN CỦA CÔNG TY TNHH NIỀM TIN

3.2.1. Dự báo tình hình xúc tiến trực tuyến trong thời gian tới

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, để tăng sức cạnh tranh của mình các doanh nghiệp cần có sự hiểu biết và đầu tư cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động kinh doanh. Việt Nam ra nhập WTO là cơ hội và cũng là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp. Do vậy nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin nhằm giảm chi phí và những khó khăn trong hoạt động kinh doanh là rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp các sản phẩn hệ thống thông tin liên lạc viễn thông...,nhưng các sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu chất lượng cũng như các dịch vụ chuyên nghiệp cho khách hàng nhất là các khách hàng là các doanh nghiệp lớn thì rất ít. Các công ty có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này chỉ đếm được trên đầu ngón tay, trên thị trường chủ yếu là các doanh nghiệp mới thành lập chưa lâu, thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các hệ

thống thông tin liên lạc viễn thông với quy mô lớn. Phần lớn nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp thiếu khả năng chuyên môn để tiếp cận với các công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Triển vọng phát triển của công ty trong lĩnh vực này trong nước vẫn là rất lớn.

Theo cuộc điều tra của Bộ Công Thương với 2004 doanh nghiệp trên cả nước năm 2009 thì gần như 100% các doanh nghiệp đã tổ chức triển khai ứng dụng thương mại điện tử ở nhiều quy mô và mức độ khác nhau. Có 98% doanh nghiệp đã kết nối Internet dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó 96% là kết nối bằng băng thông rộng (ADSL) và đường truyền riêng (leased line). Các doanh nghiệp cũng đã chú trọng tới việc khai thác ứng dụng cơ bản của thương mại điện tử là thư điện tử (e-mail) với 86% doanh nghiệp sử dụng email cho mục đích kinh doanh, trong đó tỷ lệ sử dụng của các doanh nghiệp lớn là 95%, doanh nghiệp nhỏ và vừa là 78%. Theo số liệu thống kê mới nhất của Công ty Nghiên cứu thị trường Cimigo, hiện cả nước có trên 23 triệu người Việt Nam đang sử dụng internet, số người sử dụng tập trung ở độ tuổi từ 15 - 40. Đây chính là môi trường lý tưởng và quan trọng để các doanh nghiệp triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại điện tử.

Hiện nay, marketing tại Việt Nam vẫn chưa thực sự lớn mạnh do nhiều khách hàng, thậm chí doanh nghiệp lầm tưởng rằng quảng cáo trên điện thoại di động có nghĩa là gửi tin nhắn tràn lan (spam). Bên cạnh đó, hạ tầng mạng trong nước chưa thực sự ổn định, dẫn đến hạn chế trong quá trình triển khai dịch vụ qua WAP và tin nhắn đa phương tiện. Ngoài ra, những bất cập từ phía các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông như quy định về tin nhắn rác, giá cước sử dụng SMS để quảng cáo chưa rõ ràng cũng là tác nhân gây nên sự chậm trễ trong tiến trình triển khai dịch vụ marketing.

Đối với tổ chức sự kiện trực tuyến, đã có một số công ty Việt Nam tiến hành hội họp qua Internet từ lâu, nhưng chủ yếu vẫn mang tính nội bộ hoặc ban giám đốc họp với đối tác nước ngoài. Hình thức hội thảo khoa học trực tuyến có sự tham gia của đại biểu từ nhiều nước vẫn chưa diễn ra ở Việt Nam mặc dù về mặt công nghệ, Việt Nam hoàn toàn có thể hội thảo trực tuyến ở quy mô lớn. Nguyên nhân là do doanh nghiệp chưa quen với hình thức này.

Hiện nay tại Việt Nam, các công cụ xúc tiến được áp dụng phổ biến là banner quảng cáo, lựa chọn vị trí, google Adsense, E – mail. Tuy nhiên hiệu quả các chương trình xúc tiến trực tuyến ở Việt Nam còn rất thấp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là các doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam thiếu lòng tin vào thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chương trình xúc tiến trực tuyến của công ty TNHH Niềm Tin (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w