Hiện trạng về truyền hình số

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Khảo sát đặc điểm hình thái và sự lai tạo giữa Ếch đồng Việt Nam (Rana Rugulosa) và ếch Thái Lan (Ranna Tigerina Tigrina) (Trang 58)

Với sự ưu việt của truyền hình số so với truyền hình analog, việc số hóa lĩnh vực truyền hình là một điều tất yếu. Tuy nhiên số hóa toàn bộ hệ thống truyền hình nghĩa là chuyển tín hiệu tương tự sang dạng số từ camera truyền hình, máy phát, kênh truyền đến máy thu hình. Trong thực tế số hóa hoàn toàn cả hệ thống truyền hình là một điều hết sức khó khăn và tốn kém vì truyền hình tương tự còn rất phổ biến, đồng thời phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị còn rất mới mẽ và đắt tiền, nên người ta chỉ thực hiện số hóa từng phần. Việc số hóa hệ thống truyền hình hiện nay được thực hiện chủ yếu ở phía đài phát, còn ở phía đầu thu thì sử dụng set-top-box kết nối với máy thu hình (tivi) analog (hiện số lượng còn sử dụng rất lớn) để xem chương trình truyền hình số.

1.1.2 Sơ đồ của hệ thống truyền hình số

Tín hiệu audio-video sau khi đưa qua hệ thống audio-video (nén và mã hóa) cùng với các dòng dữ liệu (dữ liệu phụ và dữ liệu điều kiển) được đưa vào hệ thống ghép kênh tạo ra một dòng số duy nhất. Sau đó dòng dữ liệu này được đưa vào bộ mã hóa kênh (nếu có) rồi tiếp tục đưa đến bộ điều chế (tùy vào môi trường truyền mà chọn cách điều chế cho phù hợp). Sau đó tín hiệu được đưa đến hệ thống phát (để đưa tín hiệu đến máy thu). Tín hiệu qua môi trường truyền và hệ thống thu được đưa đến máy thu (tivi) để tái tạo lại âm thanh, hình ảnh.

Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống truyền hình số

1.2 Tín hiệu video số

1.2.1 Khái quát về video

Hình ảnh là tập hợp các màu sắc, hình dạng, kích thước, … của tất cả các vật xung quanh mà mắt người cảm nhận được. Thực chất của quá trình nhìn thấy được màu sắc của mắt người là sự tác động của các bức xạ điện từ có bước sóng nằm trong vùng khả kiến (từ 400 nm đến 700 nm) tác động mạnh đến các tế bào cảm thụ ánh sáng trong mắt. Có 3 loại tế bào cảm thụ ánh sáng trong mắt người (tế bào cảm giác màu đỏ, màu lục và màu lam), cảm nhận 3 vùng quang phổ khác nhau (tức ba màu đỏ, lục và lam). Sự kết hợp cùng lúc 3 tín hiệu từ 3 loại tế bào này tạo nên những cảm giác màu sắc phong phú.

Video là sự biểu diễn điện tử của một chuỗi các ảnh liên tiếp. Những ảnh này là những ảnh tĩnh và được gọi là các frame. Chuỗi các frame xuất hiện với tốc độ rất nhanh sẽ cho ta cảm giác chuyển động liên tục (tối thiểu là 25 frame/giây). Mặc dù mỗi frame có sự khác nhau, cần thiết phải có tốc độ frame cao để đạt được cảm giác chuyển động thực sự. Tốc độ frame và độ phân giải của mỗi frame là các nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng video. Trong truyền hình thông thường độ phân giải của truyền hình là 720x576 và tốc độ frame là 25 hoặc 30 Hz. Quá trình camera ghi hình là quá trình chuyển ánh sáng thành tín hiệu điện.

1.2.2 Ghi và lưu trữ video analog

Việc ghi video analog được thực hiện nhờ máy camera analog. Tín hiệu ánh sáng của hình ảnh được camera thu nhận và chuyển thành tín hiệu điện và tín hiệu

Video Audio Hệ thống video Hệ thống audio Nén và mã hoá tín hiệu video Nén và mã hoá tín hiệu audio Hệ thống Ghép kênh Mã hoá kênh Điều chế Hệ thống phát Hệ thống thu Môi trường truyền Dữ liệu phụ

Dữ liệu điều kiển

điện này được chuyển thành tín hiệu từ để ghi lên các băng từ định dạng analog gồm VHS, super VHS, v.v… Với định dạng analog, hình ảnh và tiếng được ghi trực tiếp lên một băng từ, các băng từ này có kích thước khác nhau tùy theo từng định dạng cụ thể. Chất lượng video analog dĩ nhiên thường kém hơn so với chất lượng video kĩ thuật số. Các băng từ này có thể được chuyển sang các định dạng analog khác, sao chép hoặc xem trược tiếp từ máy quay kết nối với một chiếc tivi.

1.2.3 Tín hiệu video số

Tín hiệu video số có được chủ yếu là nhờ chuyển đổi tín hiệu analog thành tín hiệu số nhờ bộ chuyển đổi ADC (Analog Digital Conversion). Biến đổi tín hiệu video tương tự thành video số là biến đổi thuận, còn biến đổi tín hiệu video số thành tương tự là biến đổi ngược. Trong hệ thống truyền hình số có nhiều bộ biến đổi thuận và ngược. Khi biến đổi tín hiệu video màu tương tự thành tín hiệu video màu số ta có thể dùng 2 phương pháp sau:

Phương pháp 1: Biến đổi trực tiếp tín hiệu màu tổng hợp NTSC, PAL,

SECAM, sản phẩm của phương pháp này ta được tín hiệu video số tổng hợp.

Hình 3.2: Biến đổi A/D tín hiệu màu tổng hợp

Phương pháp 2: Biến đổi riêng từng tín hiệu thành phần (tín hiệu chói Y, tín

hiệu R-Y và B-Y hoặc các tín hiệu màu cơ bản R, G, B) sản phẩm của phương pháp này ta được tín hiệu video số thành phần.

Hình 3.3: Biến đổi A/D tín hiệu màu thành phần

Đồng bộ Lọc thông

thấp Lấy mẫu Lượng tử Mã hoá Tín hiệu video tổng hợp digital Tín hiệu video

tổng hợp analog

Lọc thông

thấp Lấy mẫu Lượng tử Mã hoá

Đồng bộ Tín hiệu video thành phần analog Tín hiệu video thành phần digital EB - EY EB - EY Lọc thông

thấp Lấy mẫu Lượng tử Mã hoá

ER - EY ER - EY

Lọc thông

thấp Lấy mẫu Lượng tử Mã hoá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp biến đổi riêng các tín hiệu thành phần (của tín hiệu màu) thành tín hiệu số sẽ làm tốc độ bit tăng cao hơn so với việc biến đổi tín hiệu màu video tổng hợp. Cách này có ưu điểm là không phụ thuộc các hệ thống truyền hình tương tự, thuận tiện cho việc trao đổi các chương trình truyền hình. Cũng có thể giảm tốc độ bit nếu sử dụng mã thích hợp. Do mã riêng các thành phần tín hiệu màu, nên có thể khử được nhiễu qua lại (nhiễu của tín hiệu lấy mẫu với các hài của dải tần màu).

Vì những nguyên nhân trên cho nên cách biến đổi số các tín hiệu thành phần ưu việt hơn cách biến đổi trực tiếp tín hiệu video màu tổng hợp. Do đó, tổ chức truyền thanh truyền hình quốc tế khuyến cáo nên dùng loại này cho trung tâm truyền hình (studio), truyền dẫn, phát sóng và ghi hình. Việc chuyển đổi từ tín hiệu analog sang tín hiệu số của bộ chuyển đổi ADC cần chú ý các vấn đề sau đây:

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Khảo sát đặc điểm hình thái và sự lai tạo giữa Ếch đồng Việt Nam (Rana Rugulosa) và ếch Thái Lan (Ranna Tigerina Tigrina) (Trang 58)