Kết cấu cách nhiệt của sàn:

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp ngành đóng tàu Thiết kế hệ thống làm lạnh bảo quản thực phẩm tàu hàng 4000 tấn (Trang 42)

1. Tính cách nhiệt kho lạnh.

1.3.2.Kết cấu cách nhiệt của sàn:

- Đặc điểm:

+ Chịu tải trọng của các giá treo đặt thực phẩm, chịu nghiêng, lắc, chúi trong quá trình hành hải.

+ Dễ bị đọng nước khi tẩy tuyết, vệ sinh.

- Vì vậy, yêu cầu của sàn phải có độ vững chắc cần thiết, không thấm ẩm, dễ vệ sinh.

- Trên sàn các buồng hàn các đoạn thép góc L đều cạnh 80 x 80 x 8, dài 120 mm, có khoan lỗ φ 16 để bắt bu lông, cách nhau theo chiều dài buồng là 500mm, theo chiều rộng buồng I, buồng II là 800mm và buồng III là 400mm.

Hình 3.2: Kết cấu cách nhiệt sàn.

Trong đó:

1. Tôn mạn có chiều dày δ = 12mm. 2. Đinh thép φ 5 x 100mm.

3. Bu lông thô đầu 6 cạnh: M15 x 120. 4. Gỗ bao kích thước 200 x 20mm. 5. Lớp tôn tráng kẽm dày: δt = 0,75mm. 6. Vật liệu cách nhiệt.

7. Lớp chống ẩm dày: 1,5mm.

8. Thanh gỗ chịu lực xếp ngang: 140 x 100mm.

9. Thép góc L đều cạnh có kích thước: L = 80 x 80 x 8.

- Gỗ chịu lực là gỗ thông thớ dọc đặt theo chiều ngang với khoảng cách giữa các thanh là 400 mm.

- Vậy sàn buồng I có 6 thanh, sàn buồng II và buồng đệm mỗi buồng có 2 thanh gỗ chịu lực, chiều dài mỗi thanh là 2400mm.

- Các lớp chống ẩm, vỏ bọc tráng kẽm liên kết với kết cấu nhờ đinh thép φ 4 x 65, đóng vào thanh gỗ chịu lực.

Gỗ bao là tấm gỗ xẻ ghép với gỗ chịu lực bằng mộng và đinh.

Vậy chiều dày cách nhiệt của vách mạn phải vách trước và trần kho lạnh là: δ = 183 (m

Sơ đồ kết cấu:

Hình 3.3: Kết cấu cách nhiệt vách lái, vách mạn trái.

Trong đó:

1. Tôn mạn có chiều dày δ = 10mm. 2. Đinh thép φ 4 x 65mm.

3. Bu lông thô đầu 6 cạnh: M15 x 120. 4. Gỗ bao kích thước 200 x 20mm. 5. Lớp tôn tráng kẽm dày: δt = 0,75mm. 6. Vật liệu cách nhiệt.

7. Lớp chống ẩm dày: 1,5mm.

8. Thanh gỗ chịu lực xếp ngang: 120 x 100mm.

9. Thép góc L đều cạnh có kích thước: L = 70 x 70 x 6.

- Giống tương tự kết cấu cách nhiệt sàn các buồng. Hàn các đoạn thép góc L đều cạnh 70 x 70 x 6, chiều dài mỗi đoạn là 100mm, khoảng cách giữa hai đoạn theo chiều cao buồng lạnh là 500mm, theo chiều dài là 600mm. Gỗ chịu lực có kích thước 120 x 100 mm, có khoan lỗ φ16 để liên kết với thép góc L bằng các bu lông M15 x 120.

- Gỗ bao là gỗ tấm xẻ có kích thước 200 x 20mm.

- Để việc tính toán được đơn giản ta bỏ qua chiều dày lớp giấy dầu chống ẩm và lớp tôn tráng kẽm.

- Hệ số truyền nhiệt qua các cửa buồng lạnh được tính như của các vách ngăn, sự chênh lệch được bù trong hệ số tính toán.

- Mỗi phương pháp tính toán đều có các giả thiết riêng. Nhưng tất cả các phương pháp đều phải dựa trên một giả thiết chung sau:

+ Không tính tới nhiệt trở từ hai phía của kết cấu cách nhiệt 1/α1 và 1/α2. Vì giá trị của nó không đáng kể so với nhiệt trở chung của toàn kết cấu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chọn phương pháp tính gần đúng có tên là: “Phương pháp nhiệt vòng”. Đây là phương pháp tính dựa trên các giả thiết thu được từ phương pháp đồng dạng Nhiệt - điện. Nó tương đối đơn giản và gần đúng với số liệu thực tế nên được ứng dụng rất rộng rãi trong tính cách nhiệt tàu thủy.

- Để xác định hệ số truyền nhiệt theo phương pháp nhiệt vòng ngoài giả thiết chung, còn phải dựa trên các giả thiết riêng sau:

+ Nhiệt độ tại tất cả mọi điểm của kết cấu thép đều bằng nhau và bằng với nhiệt độ môi trường bao quanh kết cấu.

+ Các đường đẳng nhiệt song song với kết cấu thép ở những vùng phẳng của kết cấu.

+ Dòng nhiệt do sườn tạo ra sẽ đi theo hình vòng tròn có tâm nằm tại đỉnh mép sườn.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp ngành đóng tàu Thiết kế hệ thống làm lạnh bảo quản thực phẩm tàu hàng 4000 tấn (Trang 42)