Chọn vị trí buồng bảo quản.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp ngành đóng tàu Thiết kế hệ thống làm lạnh bảo quản thực phẩm tàu hàng 4000 tấn (Trang 28)

Việc bố trí buồng bảo quản thực phẩm ở vị trí sao cho gọn, việc bố trí đường ống được đơn giản, gần nhà bếp để tiện cho việc lấy thực phẩm. Thuận tiện cho việc xuất cũng như nhập thực phẩm.

Do buồng máy và cabin của tàu được bố trí phía đuôi tàu (từ Sn7ữ Sn27). Do đó việc bố trí máy nén và bầu ngưng được bố trí trong buồng máy, để cho việc đi ống từ máy nén, bầu ngưng đến buồng bảo quản được đơn giản, bố trí buồng bảo quản thực phẩm ở trên boong chính, theo bố trí bên vỏ ta có kho lạnh được bố trí ở giữa tàu từ Sn2 ữ Sn6. Để nhiệt độ bảo quản trong hai buồng bảo quản luôn ổn đinh ngay cả khi mở cửa kho lạnh, bố trí thêm 1 buồng đệm ở giữa hai buồng.

- Theo kết cấu của tàu từ Sn6 ữ Sn8 là hành lang vào các buồng của boong chính, bên mạn trái của tàu từ Sn2 ữ Sn6 nhìn từ lái là buồng giặt phơi. Còn bên mạn phải của tàu là kho lương thực được bố trí từ Sn2 ữ Sn6 và hành lang để đi vào buồng máy lái, hành lang rộng 1m. Từ Sn-6 ữ Sn2 là buồng máy lái, buồng máy lái tiếp giáp với vách sau kho lạnh.

- Từ những thiết kế kết cấu bên vỏ và cách bố trí các buồng ở trên ta có vị trí của các vách tiếp giáp như sau:

+ Vách trái kho thịt lạnh tiếp giáp với buồng giặt phơi có chiều rộng 3m. + Vách phải tiếp giáp với hành lang đi vào buồng máy lái rộng 1m và kho lương thực rộng 3m.

+ Vách sau tiếp giáp với buồng máy lái.

+ Giữa hai kho thịt lạnh và rau lạnh bố trí thêm 1 buồng đệm không khí để tránh hiện tượng nhiệt lượng xâm nhập vào kho lạnh khi mở cửa có chiều rộng 0,8m.

+ Sàn kho lạnh tiếp giáp với buồng máy. + Trần kho lạnh tiếp giáp với boong nâng lái.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp ngành đóng tàu Thiết kế hệ thống làm lạnh bảo quản thực phẩm tàu hàng 4000 tấn (Trang 28)