Việc lựa chọn hệ thống làm lạnh phụ thuộc vào loại hàng chuyên chở và chức năng của tàu trên thực tế người ta thường sử dụng các kiểu hệ thống làm lạnh sau đây.
- Hệ thống làm lạnh không khí bay hơi trực tiếp - Hệ thống làm lạnh bằng nước muối
- Hệ thống làm lạnh bằng không khí - Hệ thống làm lạnh bằng hỗn hợp
3.1. Hệ thống làm lạnh không khí bay hơi trực tiếp.
Làm lạnh bằng bay hơi trực tiếp là người ta cấp công chất làm lạnh lỏng vào dàn ống (các dàn bay hơi), hay các thiết bị làm lạnh không khí được bố trí ngay trong buồng lạnh. Quá trình trao đổi nhiệt giữa không khí ở trong buồng lạnh với công chất làm lạnh sôi ở bên trong ống thông qua diện tích trao đổi nhiệt của các dàn ống. Hệ thống làm lạnh bằng bay hơi trực tiếp có các ưu điểm sau.
- Hệ thống gọn nhẹ do không cần bầu bay hơi không cần chất tải nhiệt trung gian và các thiết bị liên quan đến chất tải nhiệt trung gian.
Tuy vậy hệ thống làm lạnh bằng bay hơi trực tiếp cũng tồn tại một nhược điểm là có nguy cơ rò rỉ công chất làm lạnh vào hàng hoá bảo quản tại những chỗ nối hoặc những chỗ hở do chấn động của vỏ tàu hoặc do va đập của hàng hóa trong khi bốc xếp hoặc xếp không chặt.
Chính vì lý do này mà Quy phạm không cho phép sử dụng hệ thống làm lạnh bằng bay hơi trực tiếp nhờ các dàn bay hơi trên các tàu đông lạnh chuyên dụng, chỉ cho phép sử dụng hệ thống làm lạnh bằng bay hơi trực tiếp với công chất làm lạnh là Frêon trong những buồng lạnh có dung tích nhỏ hơn 300m3.
3.2. Hệ thống làm lạnh bằng không khí.
Làm lạnh bằng không khí là người ta dùng quạt hút hút không khí làm lạnh ra đưa qua các bộ sử lý không khí (đưa qua các bộ làm lạnh không khí) sau đó không khí lại được thổi trở lại hầm hàng.
- Làm lạnh bằng không khí có các ưu điểm sau:
+ Nhờ có hệ số truyền nhiệt cao lên diện tích trao đổi nhiệt của bộ làm lạnh không khí nhỏ hơn.
+ Hệ thống làm lạnh bằng không khí cho phép thực hiện thông gió và tuần hoàn không khí cưỡng bức trong các buồng lạnh, làm cho nhiệt độ của không khí phân bố đều hơn ngăn cản sự tạo thành nấm mốc trên các bề mặt gỗ của buồng lạnh cũng như trên hàng hoá.
+ Làm lạnh bằng không khí tránh được hiện tượng rơi ẩm lên hàng hoá. Tuy nhiên hệ thống làm lạnh bằng không khí cũng có nhược điểm như sau: + Do tồn tại quạt gió với công suất lớn nên chi phí lạnh tăng một lượng tương ứng với công suất động cơ lai quạt
+ Tồn tại các dòng nhiệt xâm nhập qua kết cấu cách nhiệt ở bộ làm lạnh không khí bố trí ở bên ngoài buồng lạnh. Khi bố trí các bộ làm lạnh không khí ở bên trong buồng lạnh thì tránh được các tổn thất này tuy nhiên sẻ làm giảm không gian chở hàng và gây khó khăn cho việc bốc xếp hàng hoá
Những nhược điểm này làm giảm phạm vi ứng dụng của bộ làm lạnh không khí rất nhiều.
Theo Quy phạm thì cho phép sử dụng hệ thống làm lạnh không khí với công chất làm lạnh là Freon trên tất cả các tàu không phụ thuộc vào dung tích hầm hàng. Trừ một số tàu đánh cá được Đăng kiểm cho phép mới được sử dụng hệ thống làm lạnh bằng không khí với công chất làm lạnh là NH
3.3. Hệ thống làm lạnh bằng nước muối.
Ưu điểm cơ bản của hệ thống làm lạnh bằng nước muối là khai thác đơn giản khả năng tích lũy cao do nhiệt dung riêng của nước muối lớn. Được sử dụng trên tất cả các tàu và với mọi loại công chất.
3.4. Hệ thống làm lạnh hỗn hợp.
Sử dụng hệ thống làm lạnh hỗn hợp có thể bù đắp các ưu nhược điểm của hệ thống làm lạnh bằng không khí và hệ thống làm lạnh bằng nước muối ở một mức nào đó.
3.5. Kết luận.
* Từ những phân tích về các hệ thống và chất công tác ở trên, thấy rằng hệ thống làm lạnh không khí bay hơi trực tiếp là rất thích hợp với việc bảo quản các
kho thực phẩm dưới tàu.
* Vậy với nhiệm vụ thiết kế đề ra, chọn phương pháp trao đổi nhiệt giữa công chất làm lạnh và không khí trong kho thực phẩm là trao đổi trực tiếp nhờ các quạt thổi bố trí trong các kho lạnh.