1. Tính cách nhiệt kho lạnh.
1.3.1. Kết cấu cách nhiệt vách mạn phải (nhìn từ lái), vách mũi, trần kho lạnh và các vách ngăn.
lạnh và các vách ngăn.
- Kết cấu của trần, vách mũi buồng II, các vách ngăn, vách phải của các buồng đều là thép L đều cạnh có kích thước 100x100x8mm. Để đơn giản cho việc thiết kế kết cấu cũng như trong quá trình tính toán chọn kết cấu ở các khu vực trên là như nhau:
Hình 3.1: Kết cấu cách nhiệt trần, vách mạn phải, vách ngăn.
Trong đó:
1. Tôn mạn có chiều dày δ = 10mm.
2. Thép góc L đều cạnh có kích thước: L = 100 x 100 x 8. 3. Bu lông thô đầu 6 cạnh: M15 x 90.
4. Gỗ bao kích thước 200 x 20 mm. 5. Lớp tôn tráng kẽm dày: δt = 0,75 mm. 6. Vật liệu cách nhiệt.
7. Thanh gỗ chịu lực xếp ngang: 100 x 80. 8. Lớp chống ẩm dày: 1,5 mm
9. Đinh thép φ 4 x 65.
- Gỗ chịu lực là gỗ thông thớ dọc đặt theo chiều ngang với khoảng cách giữa các thanh là 400 mm.
+ Với trước buồng I là 2550 mm/1 thanh.
+ Với vách trước buồng II là 1200 mm/1 thanh, vách trước buồng đệm là cửa để đi vào các buồng lạnh có kích thước 1650x600mm.
- Vách trái buồng I và vách phải buồng II mỗi vách bố trí 1 cửa để đi vào buồng lạnh, có kích thước 1650 x 600. Các phần còn lại xếp 5 thanh gỗ chịu lực có chiều dài là: 850, 900, 550, 1100mm.
- Trần các buồng gồm có 10 thanh gỗ chịu lực trong đó buồng I có 6 thanh, buồng II và buồng đệm mỗi buồng có 2 thanh. Gỗ chịu lực liên kết với thép L đều cạnh bằng các bu lông thô đầu 6 cạnh M15 x 100, chiều dài mỗi thanh là:
+ Với trần buồng I là 2400 mm/1 thanh.
+ Với trần buồng II và buồng đệm là 2400 mm/1 thanh.
- Các lớp chống ẩm, vỏ bọc tráng kẽm liên kết với kết cấu nhờ đinh thép φ 4 x 65, đóng vào thanh gỗ chịu lực.
- Gỗ bao là tấm gỗ xẻ ghép với gỗ chịu lực bằng mộng và đinh.
Vậy chiều dày cách nhiệt của vách mạn phải vách trước và trần kho lạnh là: δ = 223 (mm).