Trước tác tiêu biểu của Phan Mạnh Danh từ năm 1930 đến năm 1942

Một phần của tài liệu Trước tác của Phan Mạnh Danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam (Trang 85)

B. Phần nội dung

2.3.2.Trước tác tiêu biểu của Phan Mạnh Danh từ năm 1930 đến năm 1942

Từ năm 1930, khi đó Phan Mạnh Danh đã ở vào cái tuổi 65. Đây là thời gian tinh thần ông được thư thái nhất sau khi trong số những người con cũng đã có người thành tài, gia tư bắt đầu thư thái, ông có nhiều thời gian dành cho việc đi ngao du ngắm cảnh hưởng thú vui tuổi già. Đi tới đâu ông cũng có thơ đề vịnh đến đó. Hiện nay trong cuốn Thi văn tập trích lục còn in lại 29 bài thơ Hán (đã trừ 5 bài Nguyệt hồ bát vịnh đã nói ở phần 2.1) trong đó phần lớn là thơ vịnh cảnh: khi đến chùa Hương ông đã làm một chùm 6 bài thơ về quần thể di tích chùa Hương: Hương tích tuyền độ, Xả chu đăng ngạn, Đề giải oan tự, Thiên trù

tự, Hương tích thạch động, Tiên sơn tự; đến vịnh Hạ Long ông có làm bốn bài

thơ: Hỏa huyền trung Hạ Long loan diểu vọng, Phiếm chu du Hạ Long loan, Đề

Hạ Long kì quan động, Đề Đào nương hác; vào kinh thành Huế ông có làm ba

bài thơ: Yến lịch đại đế vương lăng cảm tác, Kinh thành duyệt lãm cảm hoài,

Phiếm chu du Hương Giang; trên đường từ Huế vào Đà Nẵng ông lại có dịp

dừng chân ngắm cảnh đèo Hải Vân và tham quan động Huyền Không: Hải Vân

quan diểu vọng, Thủy sơn Huyền Không động… ngoài ra còn có các địa danh

khác được lưu dấu trong thơ ông: Xuân trọng du Yên Tử sơn ngẫu chiếm, Chapa

chấn nạp lương… Những bài thơ này đều không đề năm sáng tác, do vậy khi soi

chiếu vào hành trạng của tác giả trong cuộc đời chúng tôi phỏng đoán rằng những bài thơ này được làm trong khoảng từ năm 1930 đến 1935 – thời gian tác giả cùng các con đi du ngoạn các danh thắng nhiều nhất. Trong số những bài thơ vịnh danh lam thắng cảnh ấy có nhiều bài không chỉ miêu tả cảnh mà còn ẩn chứa cả những suy ngẫm, triết lí nhân sinh của tác giả về cuộc đời. Bài Đề Đào

nương hác là một ví dụ:

ĐỀ ĐÀO NƯƠNG HÁC

đào nương ca xướng kỳ trung, lưu liên vong phản; triều thủy trướng dật, bất đắc xuất, tốt tử ư thử. Chí kim hác trung thạch như vân cẩm, do tưởng kiến y thường chi sắc; phong xuy thiên lại diệc thời văn ti trúc chi thanh. Tục danh Hang Cô Đào.

Sinh ngộ hồng nhan, ngộ nhất sinh, Hàm điền chung cổ hải nan bình. Đông sơn dĩ tự cung đào tả, Tương thủy vô tu oán bạc tình. Vân sắc mê li nghi phục sắc,

Phong thanh ẩn ước tạp cầm thanh. Đương kim thảng một trầm luân hận, Ná đắc thiên thu thượng hữu danh. Giải nghĩa bài Đề hang Cô đầu:

Hang này bề dài gần một hải lý, thuyền đi từ sớm tới trưa mới tới nơi. Xưa có người đem cô đầu vào hát xướng ở trong, lưu niên quên cả về, rủi bị nước bể dâng lên tràn ngập, ra không được, sau chết ở đó. Đến nay ở trong hang đã như mây gấm, trông thấy còn tưởng vẻ y phục diềm dà, gió thổi tiếng véo von như vẳng tiếng đờn tiếng sáo. Tục gọi nơi ấy là hang Cô đầu.

1- Sinh ra ở đời mà gặp khách hồng nhan thì cũng là nhầm một đời người, 2- May có hóa ra chim tinh vệ ngậm đá mà lấp bể kia thì lấy sao cho bằng

được.

3- Về phần các quan viên thì như Tà An đời Tấn tự cung lấy thú phong lưu mà để lại về sau cái tiếng “Đông sơn ty trúc”,

4- Còn như các bà phu nhân ở nhà, thì khi tiếc thương như Nga Hoàng, Nữ Anh ở sông Tiêu Tương, xin chớ oán kẻ bạc tình đã bỏ mình.

ngọn cỏ,

6- Vẻ áo xiêm của tiên nữ mặc khi múa hát, nay còn tưởng tượng thấy ở nơi vẻ ráng chòm mây.

7- Nói tóm lại, thì nếu lúc bấy giờ không gây nên cái nạn chìm đắm,

8- Thì dễ đâu mà được cái nghìn năm về sau còn để lại cái danh tiếng “Hang Cô đầu”.

(Phê bình: Từ câu 1 đến câu 6, toàn dùng một hơi lãng mạn phóng khoáng và những điểm nhã khiến ta như mắt thấy những tao ông chở mỹ nhân trên làn nước biếc. Mãi đến câu thứ 7, 8 mới thấy im lặng giữa tình thi hận hải. Độc giả nên rót rượu mà ngâm cao.)

(Thi sỹ Tôn Thất Lương giải nghĩa và phê bình)

Tham quan vịnh Hạ Long, dạo thuyền trên mặt nước xanh thẳm, len lỏi giữa những hòn đảo lớn nhỏ đủ các hình dạng, du khách “có cảm giác đang lướt trên làn nước Nhược” [25, tr.109] như Phan Mạnh Danh đã nói trong bài Phiếm

châu du Hạ Long loan:

Sơn thành điệp điệp thủy trùng trùng, La tận kỳ quan nhập nhãn trung. Thạch động tàng yên ưng tị hạc, Thiên môn vị vũ cố tiềm long. Hủy hoa lạc mịch phi hồng biến, Đài lạ đê mê ỷ thúy không. Bồng đảo mang mang hà sứ thị, Dao thiên hảo tống nhất phàm phong. Vũ Mộng Hùng dịch:

Thu vào cảnh lạ mắt xa nom. Hạc chừng mến khói hình xa tắp, Rồng hãy chờ mưa khúc uốn khom. Lác đác cỏ cây chiều đỏ ối, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lờ mờ đài tạ bóng xanh om. Non Bồng thăm thẳm là đâu tá? Nhờ gió xa đưa một cánh buồm.

(Dạo thuyền chơi vịnh Hạ Long)

Ngắm cảnh Tây Hồ ở Hà Nội, Pham Mạnh Danh cũng làm bài vịnh Tây Hồ. Cảnh hồ được thi nhân miêu tả với vẻ sầm tịch, trang nghiêm, thơ mộng. “Người xưa” trong câu kết bài thơ lại gợi lên không khí lịch sử thời Trưng Trắc, Trưng Nhị nổi lên đánh đuổi quân Tô Định ra ngoài bờ cõi, nhưng sau bị Mã Viện mang quân sang đánh lại, hai bà bị thua ở Tây Hồ và tự tận ở sông Hát Giang. Bài thơ lại tái hiện được nếp sống sinh hoạt, nếp văn hóa đặc trưng của người dân xung quanh hồ. Đó thực là một bức tranh sinh động, hiếm có. Khác với các bài thơ vịnh cảnh khác, bài Tây Hồ được viết theo thể lục bát, có in trong cuốn Thắng cảnh Việt Nam qua thi ca của Phan Phong Linh:

Hồ Lãng Bạc, đất Long Thành, So cùng Bành Lãi, Động Đình kém đâu.

Cuộc đời nay bể mai dâu, Mà hồ kia vẫn còn sâu mấy trùng.

Bốn bề khói nước mênh mông, Đôi bên sông Nhị non Nùng bao la.

Nước non dấu cũ chưa nhòa, Mà nay phong cảnh lại là khác xưa.

Đám mây phủ tán hạt mưa nặng thuyền. Thơ Quan Thánh, kệ am tuyền, Đá rêu yên thạch, chuông rền bồ lao.

Người đi lại, kẻ ra vào,

Họp tan buổi học xôn xao chợ chiều. Bụi xe, dấu ngựa đã nhiều, Má hồng mặt trắng dập dìu đua chen.

Gió đưa thoang thoảng mùi sen, Vừng giăng thủy để ngọn đèn ngư gia.

Bãi bằng cát trắng nhạn sa, Cánh cò bay lẫn bóng hà phất phơ.

Lâu đài ánh điện xa đưa,

Long lanh ngấn nước, tỏ mờ bóng mây. Tiếng quyên ca, tiếng vạc bay, Tiếng thoi dệt cửi tiếng chầy đập bông.

Một vùng bát ngát xa trông, Thử đem giăng gió vào trong phẩm đề.

Kìa ai vui thú sơn khê,

Hỏi giăng ngâm gió chớ hề làm thinh. Thợ Giời âu hẳn đa tình,

Đố ai vẽ được bức tranh nào tầy. Nghìn xưa danh tiếng còn đây, Người xưa man mác nước mây chốn nào?

Từ năm 1935 đến 1940 khi đã ngoài 70 tuổi, Phan Mạnh Danh lại lựa chọn trong nhiều tập thơ cổ và một ít văn cổ để đem dịch ra quốc văn, theo nguyên điệu. Cuốn sách có tên Cổ thi trích dịch (Hán – Sở, Đường, Ngũ Đại,

Tống – Nguyên, Minh, Thanh) in lần đầu năm 1953. Trong sách này tác giả họ Phan cũng trích dịch nhiều truyện và thơ ca trong Tình sử loại lược của Long Tử Do, xem ra chữ “tình” cũng vấn vít và hầu như chưa bao giờ buông tha học giả đạo Khổng. Cũng dịch nhiều truyện trong Tình sử loại lược nhưng khác với cuốn

Tình sử dịch hồi năm 1920, lần này dịch giả tập trung hơn vào dịch thơ của những tài tử giai nhân hơn là kể tình tiết các câu chuyện tình. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhan đề của cuốn sách là Cổ thi trích dịch. Còn xét về tài dịch, chúng tôi xin mượn lời của Tử tấn Đào Sỹ Nhã: “Tiên sinh [tức Phan Mạnh Danh] chẳng những đã lột hết được tinh thần của nguyên tác, mà lời văn chải chuốt thanh tao, cú điệu tự nhiên, khiến người đọc quên cả là thơ văn dịch.” [6, tr.15]

Trong làn gió phục cổ vào đầu những năm 1940, mặc dù đã tuổi già sức yếu, Phan Mạnh Danh vẫn muốn góp một phần sức lực của mình để dóm lại lò văn xưa kia, vì vậy, ông lại “cặm cụi với bút nghiên trong thư phòng nhỏ tại Bút hoa trang Nam Định”, ông tìm “chép lại những bài văn Nôm đã làm trong mấy chục năm trước, và biên soạn thêm nhiều bài mới” [6, tr.15]. Những bài này sau được tập hợp in trong cuốn Thi văn tập trích lục (chúng tôi đã nói ở các phần trước)

Đầu năm 1941, Phan Thế Roanh có mục đích biên soạn một bộ điển cố do chính cổ nhân ghi chép để làm tư liệu cho đời sau khi học tập thơ văn cổ. Ý định đó xuất phát chính ở đặc điểm thơ văn của ta ngày trước thường DỤNG ĐIỂN, khiến cho “ý tứ dồi dào tuy lời văn thưa thớt, điều nhận xét được chứng dẫn phân minh, câu nhạt nhẽo thì tô nên vẻ đậm đà, mà chiều thô lậu cũng đổi ra màu thanh nhã” [38, tr.5]. Ý định đó được đem trình với cha – tức Phan Mạnh Danh thì được ủng hộ nhiệt tình. Từ đó mấy cha con lại cùng nhau sưu tầm các sách Tàu, tìm những chuyện lạ thơ hay mà nhà nho ta thường dùng làm điểm trong

những áng văn Nôm để đem dịch góp thành bộ Điển cố. Khởi thảo cuốn sách chẳng được bao lâu thì Phan Mạnh Danh thấy trong người đã suy nhược nhiều, cần phải nghỉ ngơi. Sau Phan Thế Roanh đã phải cùng với một số nhà biên soạn khác cũng ưa chuộng thơ văn cổ tiếp tục công việc. Đến khi vừa đủ 80 điển, sắp xếp theo trình tự A B C thì vì cuộc chiến tranh mà công việc bị bỏ dở và bản thảo cũng bị thất lạc nhiều. Vì thế, vào năm 1953, khi cuốn Điển cố truyện và

thơ thường dùng làm văn liệu được in chỉ có 3 truyện do Phan Mạnh Danh dịch,

đó là: Hứa Tuấn – Liễu Chương đài, Vu Liên Súy – Khách qua đường, Vân Anh – Cầu Lam; và ý định sắp xếp bộ Điển cố theo trật tự A B C cũng không thực hiện được.

Những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, khi sức khỏe đã suy sụp nhiều, khi thời tiết mỗi ngày lại thêm giá lạnh, Phan Mạnh Danh vẫn cố gắng, tranh thủ những khi được đỡ để làm phần Thơ cổ tập Kiều (cuối năm 1941) và Thơ cổ tập

truyện Nôm (đầu năm 1942).

Vẫn một lối chơi thơ tài hoa, tài tử của 40 năm trước Phan Mạnh Danh làm 10 bài Thơ cổ tập Kiều theo Lối thơ thổng ả đào. Tác giả giải thích lối chơi này như sau: “Theo lối này thì chọn lấy nguyên một bài thơ cổ thất ngôn tứ tuyệt trong sách Tàu, đọc vần xuống bốn câu Kiều lảy, mà những câu Kiều lẩy ấy lại dùng để phiên dịch bài thơ cổ kia. Bài thơ cổ nào, của thi sĩ nào và trích ở sách nào đều có chua rõ.”[6, tr.139] Theo lối này thì đúng là tác giả đã “dùng Kiều để dịch thơ cổ”. Các bài thơ cổ được “dịch” cũng phải lựa chọn nội dung na ná như những câu Kiều. Bài Tích trung tác (Sầm Tham – Đường thi) được PGS.TS Trần Thị Băng Thanh đánh giá là hay nhất trong số 10 bài Thơ cổ tập Kiều:

TÍCH TRUNG TÁC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ gia kiến nguyệt lưỡng hồi viên. Kim dạ bất tri hà xứ túc,

Bình sa vạn lý tuyệt nhân yên. PGS.TS Trần Thị Băng Thanh dịch nghĩa:

THƠ LÀM TRÊN SA MẠC

(Sầm Tham – Thơ Đường)

Ruổi ngựa về phía tây, tưởng sắp lên được trời, Từ giã nhà đến nay đã hai lần thấy trăng tròn. Đêm nay không biết trú ngụ ở nơi nào,

Bãi cát phẳng mênh mông vạn dặm, tuyệt không có khói bếp.

Đoạn Kiều lẩy:

Dặm hồng bụi cuốn chinh yên,

Sân thu giăng (trăng) đã hai phen đứng đầu. Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu,

Trông vời cố quốc biết đâu là nhà.

Phan Mạnh Danh cũng lựa chọn trong số 21 truyện Nôm có tiếng của ta như: Bích câu kì ngộ, Cung oán, Chinh phụ ngâm, Hoa tiên, Hoàng Trừu, Lục Vân Tiên, Tống Trân, Ngọc Hoa, Thạch Sanh… để viết thành mười bài Thơ cổ

tập truyện Nôm. Cách làm lối thơ này cũng giống như làm Thơ cổ tập Kiều. Có

thể là do số lượng truyện Nôm dùng vào để “dịch” thơ cổ phong phú hơn việc chỉ dùng một tác phẩm Truyện Kiều để “dịch” thơ cổ nên hầu hết cả mười bài

Thơ cổ tập truyện Nôm “đều đạt độ tín nhã” về ý và lời. Xin lấy một bài làm ví

dụ:

BIỆT CỐ NHÂN

Dương tử giang đầu dương liễu xuân, Dương hoa sầu sát độ giang nhân. Sổ thanh phong địch, ly đình vấn,

Quân hướng Tiêu tương, ngã hướng Tần.

Bên sông liễu mới mừng xuân, Hoa tiên

Thấy hoa mà lại bội phần nhớ thương. Ngọc Kiều Lê

Xa đưa tiếng địch lầu sương, Vọng thu

Một Tần với một Tiêu tương một giời. Lữ hoài ngâm

Như vậy, đây là khoảng hơn mười năm cuối đời trong cuộc đời Phan Mạnh Danh. Thời gian này in dấu những cố gắng cuối cùng của ông vì mục đích “đem cổ học để mở đường tiến hóa”. Những lí do khách quan của đời sống xã hội lúc này cũng đã cho phép Phan Mạnh Danh phát biểu trực tiếp tâm nguyện giữ gìn, phục hưng tinh hoa văn học cổ truyền. Những hoạt động phiên dịch, biên tập điển cố, tập cổ, đề thơ Hán ở các nơi danh thắng đi qua… không chỉ là để thỏa thú vui văn chương của bản thân tác giả mà còn là để làm một việc cho muôn đời mà khi đó ít ai biết được.

Tiểu kết chương 2: Trong chương 2, chúng tôi đã hệ thống hóa lại toàn bộ những trước tác tiêu biểu, đặc sắc của Phan Mạnh Danh tương ứng với ba giai đoạn lịch sử văn học Việt Nam mà các nhà nghiên cứu đã phân chia. Trên cơ sở đó chúng tôi nhận thấy rằng: Phan Mạnh Danh có một quá trình hoạt động văn học liên tục không mệt mỏi ngay từ những trước tác đầu tiên cho đến trước tác cuối cùng; những trước tác của ông mang đậm đặc đặc điểm của lối văn chương truyền thống, đặc biệt đối với ông việc làm thơ cũng là một cách để chơi thơ nên mỗi khi đặt bút ông thường tìm đến một lối làm thơ kì thú, độc đáo (làm một tập

60 bài thơ vừa Hán vừa Nôm trong tập Xuân mộng, vịnh 20 hồi trong Truyện Kiều bằng 20 bài Hán và 20 bài Nôm, làm thơ thuận nghịch độc, làm thơ theo lối liên hoàn của Tô Đông Pha…); càng về cuối đời Phan Mạnh Danh càng tỏ rõ mong muốn lưu truyền lại cho đời sau nét đẹp của văn chương cổ truyền thống.

Chương 3:

PHAN MẠNH DANH – NHÀ NHO TÀI TỬ

TRONG BỐI CẢNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC VIỆT NAM 3.1. Nhìn chung về đặc điểm của lớp nhà nho tài tử trong văn học Việt Nam

3.1.1. Nhà nho tài tử và sự phát triển của văn học thế kỉ XVIII - XIX

Bước sang thế kỉ XVIII, về cơ bản loại hình nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật đã hoàn thiện đến “trình độ cổ điển” (chữ dùng của PGS.TS Trần Ngọc Vương), và với những thay đổi của điều kiện xã hội1 tất yếu làm nảy sinh một loại hình nhà nho mới – nhà nho tài tử. Xét về đặc điểm, nhà nho tài tử vẫn có những đặc điểm chung giống với nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật, song cũng có những đặc điểm riêng, đặc trưng khu biệt với hai loại nhà nho hành đạo và ẩn dật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà nho tài tử trước hết vẫn là nhà nho kể từ nguồn gốc xuất thân, học vấn, nhân sinh quan, thế giới quan. Sinh ra trong một gia đình vốn có truyền thống khoa bảng là một lợi thế với nhiều nhà nho tài tử như Nguyễn Du, Cao Bá

Một phần của tài liệu Trước tác của Phan Mạnh Danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam (Trang 85)