Trước tác tiêu biểu của Phan Mạnh Danh từ năm 1900 đến năm 1930

Một phần của tài liệu Trước tác của Phan Mạnh Danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam (Trang 55)

B. Phần nội dung

2.2.2.Trước tác tiêu biểu của Phan Mạnh Danh từ năm 1900 đến năm 1930

Không trở thành một nhà khoa bảng nhưng chính “những áng thi văn bất hủ” [6, tr.16] đã vinh danh Phan Mạnh Danh trở thành “bậc danh sĩ tài danh đất Nguyệt hồ”. Do đặc điểm chữ ta và chữ Tàu đều là đơn âm ngữ nên các bậc thi gia xưa đã nghĩ ra lối thơ thuận nghịch độc. Thuận nghịch độc hay hồi văn là bài

thơ có thể đọc xuôi bình thường từ câu đầu cho đến câu cuối, cũng vẫn bài thơ đó, nếu đọc ngược lên từ chữ cuối câu cuối và chấm dứt bài thơ với chữ đầu của câu đầu bài thơ thì bài thơ vẫn đúng niêm luật, vần điệu và có ý nghĩa. Đây là một lối thơ rất khó làm vì mỗi khi làm một câu thơ lại phải đọc xuôi, đọc ngược làm sao cho cả hai cách đọc xuôi, đọc ngược đều phải có ý nghĩa và hợp vận luật. Phần nhiều đọc xuôi hay đọc ngược đều thành hai bài Nôm hoặc hai bài chữ. Song, do đặc điểm chữ Nôm có những chữ được cấu tạo là nguyên chữ Hán hoặc đọc cùng âm, hoặc đọc khác âm nên có thể làm ra một bài đọc xuôi thành thơ chữ, đọc ngược thành thơ Nôm được. Cú pháp trong Việt văn và trong Hán văn có nhiều chỗ khác nhau nên dùng chữ và đặt câu có phần công phu hơn là làm những bài thơ thuận nghịch độc toàn Nôm hoặc toàn chữ. Tìm trong số những sáng tác của Phan Mạnh Danh còn lưu lại được có 4 bài thơ làm theo lối thuận nghịch độc, trong đó có một bài Hán thi đọc xuôi đọc ngược đều thành thơ chữ (Trung tiêu đạo biệt) và 3 bài thơ đọc xuôi thành thơ chữ và đọc ngược thành thơ Nôm (Liễu âm tống biệt, Tích biệt – kỳ nhất, kỳ nhị). Ở đây ta khoan xét đến bài thơ chữ Trung tiêu đạo biệt. Chỉ ba bài thơ thuận nghịch độc sau đã thấy thi nhân là một bậc kì tài. Hầu hết cả ba bài đều đảm bảo được vận luật của một bài thơ thất ngôn bát cú đường luật (Trừ bài Tích biệt - Kỳ nhất, thơ Nôm đọc ngược từ bài chữ là không hợp vần). Về ý nghĩa, giữa bài đọc xuôi và đọc ngược có bài đúng nghĩa nhau (Tích biệt – kỳ nhị), có bài khác nhau ở một số câu

(Tích biệt – kỳ nhất), có bài tạo ra sự độc đáo, khác biệt từ cách lí giải sự tình ở

câu đầu hay câu cuối (Liễu âm tống biệt). Xin trích dẫn cả ba bài để cùng thưởng thức:

LIỄU ÂM TỐNG BIỆT

Bài Nôm: Đọc ngược bài thơ chữ ở dưới.

Đình trường đoản ấy để bi thương,

Canh vắng báo tàn kê giục điếm, Bạn lìa thương chiếc nhạn rời hàng. Thành sầu ngất vọi thêm huy lệ,

Khối giận toàn mang những đoạn trường. Tình tự biết bao tình viễn vọng,

Xanh xanh một sắc liễu Đài Chương.

(Mùa xuân năm 1903)

Giải nghĩa bài Nôm:

1 - Cái trường đình và cái đoản đình ấy là những nơi tiễn biệt để lại một mối thương xót.

2– Từ giã nhau rồi, về nhà trong lúc ban đêm người mỹ nhân sùi sụt ở dưới trăng, khác nào như cánh hoa dầm sương bên bóng nguyệt.

3- Con gà ở nơi lều tranh nó gáy giục khi canh đã sắp tàn

4- Con nhạn bay ra ngoài hàng lẻ loi, lại thương bạn cũng như con nhạn ấy. 5- Thành sầu cao ngất, trông chừng không sao vượt được nên phải rơi lệ. 6- Khối giận rất sâu, cho nên đều khiến phải đứt ruột

7- Kể tự tình, thì kể sao cho xiết những tình xa xôi.

8 - Là: nhớ cội liễu Chương Đài nay đã nẩy lá xanh xanh.

(Thi sỹ Tôn Thất Lương giải nghĩa)

Bài chữ

Chương Đài liễu sắc một thanh thanh, Viọng viễn tình bao biệt tự tình.

Trành đoạn nhưng mang toàn hận khối, Lệ huy thiêm bội ngật sầu thành.

Sương nhiễm lũng hoa biên nguyệt vậng (?), Thương bi để ý đoản tràng đình.

(Mùa xuân năm 1903)

Giải nghĩa bài chữ

1- Trông xa xa màu xanh khóm liễu Chương Đài đã khuất, 2- Ấy là tình ly biệt nó bao hàm với tình tương tư.

3- Ruột đã đứt, nhưng vẫn còn bận bịu vướng vít, toàn là vì khối hận, 4- Mà thành sầu cao bao nhiêu, thì càng rơi lệ nhiều bấy nhiêu.

5- Thấy con nhạn đã lẻ hàng, càng cảm tình với bạn,

6- Nghe con gà nó báo sáng, mới biết mình đã thức suốt canh dài.

7- Bông hoa ở đầu non, vầng trăng ở biên trấn xa xôi đang khi sương nặng giọt,

8- Đau xót thay vì đâu? Vì nơi đoản tình và trường đình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Thi sỹ Tôn Thất Lương giải nghĩa)

TÍCH BIỆT – KỲ NHẤT

Bài Nôm: đọc ngược bài thơ chữ ở dưới

Mang sầu mượn cảnh tả tương , Tin báo xuân mai luống đợi chờ. Hàng nhạn rưới thêm đôi lệ ngọc, Tiện hồng nhân ký một phong thơ. Hương hoa đượm gác sương đầm thấm, Sắc nguyệt lồng lâu liễu phất phơ. Thương tự vì ai đành cách trở, Trường đình ghi giận biết từ xưa.

(Mùa xuân năm 1903)

1- Mang mối sầu mượn phong cảnh trước mắt mà tả nỗi tương tư, 2- Hoa mai đã báo tin xuân đến, càng thêm mong đợi.

3- Trông thấy hàng nhạn lạc bầy, nên nước mắt rơi, 4- Nhân tiện có con chim hồng, lại gởi một phong thư

5- Sương đọng vào hoa, hoa nẩy hương thơm, là khi ở gác cao đầm ấm, 6- Trăng lồng bóng lầu cao, cành liễu phất phơ, càng minh mỵ đến xuân. 7- Thương nhớ, nhưng thương nhớ vì ai? Vì ai xui nên cách trở?

8- Nghĩ thế, lại nhớ ra rằng: nỗi giận này đã ghi lòng từ khi biệt nhau ở chốn trường đình.

(Thi sỹ Tôn Thất Lương giải nghĩa)

Bài chữ:

Sơ từ biệt hận ký đình trường

Trở cách thành ai vị tự thương. Phi phất liễu lâu lung nguyệt sắc, Thấm đàm sương các đạm hoa hương. Thư phong một ký nhân hồng tiện, Ngọc lệ đôi thên sái nhạn hàng. Từ đãi lũng mai xuân báo tín, Tư tương tả cảnh mạn sầu mang.

(Mùa xuân năm 1903)

Giải nghĩa bài chữ:

1- Từ khi mới biết nhau cho đến nay, còn ghi nhớ cảnh trường đình, 2- Cách trở nhau nên đau xót, vì mình tự thương mình.

3- 4- 5- 6- (Đúng nghĩa những câu Nôm) 7- Thong thả chờ tin mai ở nơi Xứ Lũng,

8 -Chỉ bởi nỗi sầu man mác, mà đối cảnh tả lòng tương tư.

(Thi sỹ Tôn Thất Lương giải nghĩa)

TÍCH BIỆT – KỲ NHỊ

Bài Nôm: Đọc ngược từ bài thơ chữ ở dưới

Duyên bạc than hoài vị biệt nhau, Tin mai chây vẳng cách sương thu. Tiên hoa điểm mực hòa châu lệ, Chữ gấm đề thơ tả mạch sầu. Bên gối báo tàn kinh giọt gấp,

Ngoài lầu huyên động giục chuông thâu. Sen lìa giếng ngọc, hương lìa gác,

Điên đảo vì tình ở khứ lưu.

(Mùa xuân năm 1903)

Bài Hán:

Lưu khứ ư tình vị đảo điên, Các ly hương ngọc tỉnh ly liên.

Thâu chung xúc động huyên lâu ngoại, Cấp lậu kinh tàn báo chẩm biên.

Sầu mạch tả thi đề cẩm tự, Lệ châu hòa mặc điểm hoa tiên. Thu sương cách vĩnh trì mai tín, Nhiêu biệt vi hoài thán bạc duyên.

(Mùa xuân năm 1903) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1- Vì duyên bạc phải cách biệt nhau, nên cứ than thở hoài,

2- Cách mấy lần sương, cách mấy lần thu qua, cứ mong đợi tin xuân mãi, nhưng tin thưa thớt và chậm trễ.

3- Tờ giấy hoa, đem viết thư bằng mực hòa với nước mắt, 4- Đề thơ hồi văn để tả nỗi sầu tuôn.

5- Giọt lậu báo tin canh tàn, bên gối giật mình sợ,

6- Tiếng chuông thu kêu rền ở ngoài lầu, cũng như tiếng đồng hồ bên gối. 7- Gẫm nỗi cách trở nầy như thế nào? Như hoa sen đã lìa giếng ngọc, như

hương thơm đầm ấm đã lìa gác,

8- Cho nên phải điên đảo vì tình, khi kẻ ở người đi.

(Thi sỹ Tôn Thất Lương giải nghĩa)

Nền văn học mới đã xuất hiện và dần đi vào thế ổn định, phát triển, song có lẽ do chính sách dung hòa Âu – Á, nhiều vị khoa bảng có tiếng vẫn được khuyến khích tổ chức các buổi xướng họa, thi thơ lớn. Hưng Yên hồi ấy là nơi có nhiều bậc danh nho; tỉnh lại có nhiều thắng cảnh như: hồ Bán nguyệt, phố Hiến Nam, đền Mậu Dương, tòa Văn miếu…; “các vị đường quan bấy giờ lại là những bậc văn hay” [11, tr.59]. Vì thế trừ những kì thi Hương, Hưng Yên nghiễm nhiên trở thành nơi gặp gỡ của các bậc danh nho ngày trước. Ở đây cũng có nhiều cuộc thi thơ diễn ra: Cuộc thi Hoa dương bát vịnh, Văn miếu bát vịnh do Hoàng Cao Khải tổ chức; cuộc thi thơ Hiến Nam hoài cổ do Phạm Văn Toán tổ chức, cuộc chơi đèn có thơ đố do Nguyễn Hữu Tường tổ chức… Cuộc thi Đề Thanh Tâm

Tài Nhân lục cũng được tổ chức tại đây.

Bước sang thế kỉ XX, Truyện Kiều càng khẳng định được tầm ảnh hưởng của mình qua việc xuất hiện hàng loạt những bài bình Kiều, vịnh Kiều... Vịnh chính tác phẩm Truyện Kiều chưa đủ, người ta lại tìm về với lam bản Truyện Kiều để làm mới nó. Năm 1905, Tổng đốc Lê Hoan có tổ chức cuộc thi thơ ĐỀ

THANH TÂM TÀI NHÂN LỤC tại tỉnh lỵ Hưng Yên. Trong cuốn Nhà thơ Chu

Mạnh Trinh của tác giả Lê Văn Ba có chú thích rõ về cuộc thi vịnh Kiều đó như

sau: Người dự thi phải làm: 1) Một bài tựa bằng chữ Hán, thể văn tứ lục. 2) Một bài thơ đề từ (bài tổng vịnh). 3) 20 bài thơ Đường luật, hoặc chữ Hán hoặc chữ Nôm, vịnh 20 hồi của Truyện Kiều, ở đầu mỗi bài vịnh có hai câu tổng thi (thơ nêu đại ý bài vịnh). Ban chấm thi gồm có Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến và Giải nguyên Dương Lâm là các vị danh sĩ đương thời. Người tham gia dự thi có: Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh (nguyên án sát Hưng Yên, lúc này đã cáo quan về nhà nghỉ); Nguyễn Tấn Cảnh (cử nhân, tri huyện Văn Lâm, Bắc Ninh); Nguyễn Trí Đạo (cử nhân, tri phủ Khoái Châu, Hưng Yên); Phan Thạch Sơ (tú tài, vốn là người Tàu từ đời ông nội đã nhập tịch Việt Nam, nhà ở Hà Nội); Chu Thấp Hy (cử nhân, người làng Đào Xá, huyện Kim Động, Hưng Yên); Nguyễn Kỳ Nam (cử nhân, người làng Nam Dư, huyện Thanh Trì, Hà Nội); Đặng Đức Cường (cử nhân, người làng Hành Thiện, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định); Tú Trà (người Nam Sang, tỉnh Hà Nam)… Phan Mạnh Danh cũng tham gia cuộc thi này. Ông “làm một bài tựa chữ Hán, 21 bàì thơ chữ Hán, 21 bài thơ Nôm phỏng theo những bài chữ” [6, tr.11].

Cũng theo sách này thì kết quả cuộc thi: Chu Mạnh Trinh nhất thơ chữ Nôm; Chu Thấp Hy nhất thơ chữ Hán.

Trong cuốn Thi văn tập trích lục, trước khi trích in phần thơ dự thi, Phan Mạnh Danh có chú thích rõ “Tại sao có tập văn này?”. Như Phan Mạnh Danh nói thì sau khi ngồi Án sát tỉnh Hưng Yên rồi đổi sang Hà Nam lui về cố quận, Chu Mạnh Trinh “vẫn thường qua lại chốn Nguyệt hồ”. Nhân xem cuốn Truyện Kiều

của Nguyễn Du, ông nghè Phú thị Chu Mạnh Trinh mới khởi xướng cuộc thi thơ Đề Thanh Tâm Tài Nhân lục. Tổng đốc Hưng Yên là Lê Hoan được mời làm chủ tọa (như đã nói ở trên). Còn về kết quả cuộc thi thì “tiếc thay! Cuộc thi đó bị tan

trước khi đem ra tuyên bố” [11, tr.60]. Với những cứ liệu trên, có thể nhận định rằng: xưa nay người ta vẫn tự ý trao giải cho cuộc thi Đề Thanh Tâm Tài Nhân lục chứ thực hư thế nào còn chưa ngã ngũ; hoặc cũng có thể giải cuộc thi thì đã chấm xong, chỉ có điều chưa kịp công bố trước mọi người, vì lí do cá nhân mà Phan Mạnh Danh đã khéo léo nói: “nhưng tiếc thay! Cuộc thi đó bị tan trước khi đem ra tuyên bố”.

Với yêu cầu thứ nhất, Phan Mạnh Danh đã làm một bài tựa bằng chữ Hán theo lối biền ngẫu. Theo lối này thì một bài tựa biền ngẫu thường gồm toàn những câu đối ghép lại, thỉnh thoảng mới chen vào một câu đệm; những câu đối ấy phải xếp đặt theo niêm luật riêng thì đọc lên nghe mới êm tai; số chữ trong một câu cũng phải thay đổi cho cú điệu mỗi chỗ một khác; cũng nên lựa chọn âm thanh khi bổng khi trầm, lúc khoan, lúc nhặt như một khúc đàn hay để người nghe cũng tỏ được tâm tình của người viết.

Bài tựa kể những duyên do, sự tình khiến cho truyện của Thanh Tâm Tài Nhân được viết ra, ấy là: phong lưu oan nghiệt, chữ mệnh vì chữ tài mà chịu ghen ghét, chữ tình vì chữ sắc mà phải vương mang. Tác giả vừa kể chuyện vừa bình luận sử dụng những điển tích để thâu tóm lời văn ngắn gọn đồng thời tái tạo lại không khí mới cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn lạ lẫm mà vẫn không làm thay đổi cốt truyện. Không dừng lại đó, tác giả bộc lộ quan niệm của mình để thương tiếc cho phận má hồng nói chung: Than ôi! Kẻ có tài sắc tuyệt vời thường mắc phải nửa đời lưu lạc, là bởi nợ yên hoa ác nghiệt, gốc ở nơi hồng tuyết nguyên do. Chớ bảo rằng: nhi nữ chuyện thường, nhi nữ nghìn thu còn để tiếng, nếu nhi nữ lại nhận mình là tri kỉ, cũng đủ thôi hờn. Nếu kiếp tái sinh ở giữa đời này, ta có thấy cũng sinh lòng yêu mến”1. Tác giả lại tự nhận mình là người đồng đạo, tri âm với Thanh Tâm Tài Nhân và cụ Tiên Điền, lại chỉ tưởng

tượng đến người (tức Thúy Kiều) nên mới “vẽ vợi ra bức sông thu đem treo đây” mà kể lể một trường xuân mộng. Bài tựa gồm toàn những câu đối, các câu đối lại được xếp đặt theo niêm luật, số chữ trong một câu luôn thay đổi, âm thanh khi bổng khi trầm như đã nói ở trên nên đã làm mất đi cái vẻ thô sáp của một tiểu thuyết chương hồi, cùng với đó là tấm lòng của tác giả được bộc bạch tri âm với Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều.

Với yêu cầu thứ hai, Phan Mạnh Danh làm một bài đề từ (bài tổng vịnh)1 Hán họa lại bài của cụ Phạm Lập Trai và một bài đề từ Nôm. Cái hay của hai bài này là “tác giả đã đem tinh thần của tự gia mà hóa đề từ thành điểm nhãn” (Tôn Thất Lương chú giải) nghĩa là ông đã tóm lược cả hai mươi hồi của Thanh Tâm

Tài Nhân lục (tên gọi của tác phẩm ghi lại truyện của Thanh Tâm Tài Nhân bằng

chữ Hán lưu hành trong xã hội ta thuở ấy) để vẽ nên bức họa một mĩ nhân bằng các nét điểm bút, có cốt cách tinh thần. Thi sỹ Tôn Thất Lương còn rất thích hai câu thơ Nôm:

Túc nghiệt xui ra nhầm một bước, Vô tình nên mới gặp hai lần.

Ông cho rằng hai câu ấy đã điểm tỉnh cho biết bao nhiêu nhà đọc Truyện Kiều xưa nay chưa từng dòm thấy cái điệu lý: Bởi cái nợ ấy mà trước nó xui ra chỉ lầm lỗi một bước đầu tiên, là tự vầy nên cuộc nhân duyên với Kim Trọng / Rồi hóa ra phải chịu chữ vô tình mà gặp chàng Kim lần trước rồi lại lần sau.

Tôn Thất Lương cho rằng: khi dự cuộc thi thơ này Phan Mạnh Danh mới chỉ là “cậu thư sinh đứng tuổi bên cạnh những nhà khoa hoạn, các bậc lão thành vào hồi ngoại bốn chục năm nay” nên văn chương có vẻ giữ gìn, không dám viết ra những lời bay bướm. Cộng thêm nữa, đầu đề mỗi hồi là một câu đối tóm tắt những ý cốt yếu trong hồi ấy. Người làm thơ phải theo ý đầu đề: hai câu thực và

hai câu luận mỗi câu phải nói đến một vế, cho nên những chữ dùng phải có ý nghĩa xa xôi, kín đáo. Vì thế tập thơ có tính cách nghiêm trang khác Xuân mộng, dễ thiên về lối văn chương cử nghiệp.

Bài thi tham dự cuộc thi này Phan Mạnh Danh đã làm “dôi” ra so với yêu cầu của cuộc thi: ông làm đủ 20 bài Hán và 20 bài Nôm tương ứng với 20 hồi trong Thanh Tâm Tài Nhân lục, và “tác giả dường như bắt đầu làm tập thơ chữ” rồi mới “nương theo thơ chữ mà dịch ra Nôm”1. So với 20 bài Nôm của Chu Mạnh Trinh phần thơ Nôm của Phan Mạnh Danh có phần thiếu đi sự bay bổng, vẻ sinh động. Song với cách làm bài thi như thế chỉ có thể cắt nghĩa bởi chữ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Trước tác của Phan Mạnh Danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam (Trang 55)