B. Phần nội dung
2.3. Giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1942
2.3.1. Đời sống xã hội và văn học
sách đàn áp về quân sự, chuyên chế về chính trị, bóc lột về kinh tế và đầu độc về văn hóa. Về quân sự và chính trị chúng tập chung chĩa mũi nhọn về phía Đảng Cộng sản và các phong trào cách mạng khiến cho hàng nghìn chiến sĩ cách mạng bị bắt giam, bị tử hình, bị đày biệt xứ; hàng trăm các cuộc khởi nghĩa bị dìm trong bể máu… Về kinh tế, chúng kết hợp phương thức bóc lột tư bản với phương thức bóc lột phong kiến lạc hậu: chúng biến Việt Nam trở thành thuộc địa cung cấp nguồn nhân công rẻ mạt và nguyên liệu béo bở cho chính quốc, cho vay nặng lãi với giá cắt cổ và thu thuế vô tội vạ… Về văn hóa, chúng kiểm duyệt gắt gao các sách báo cộng sản, chúng thi hành chính sách ngu dân, “chúng mở nhà tù nhiều hơn trường học, chúng bắt con em các trường tư thục từ 18 tuổi trở lên phải đóng thuế thân để con em nghèo không được đi học. Mặc dù, qua các nhà trường Pháp – Việt, qua sách báo học sinh sinh viên vẫn tiếp thu được một phần nền văn hóa tiến bộ của nước Pháp trên các lĩnh vực triết học, văn học; song, họ lại bị đầu độc bởi chủ nghĩa siêu hình, chủ nghĩa chủ quan duy tâm, chủ nghĩa ngụy biện, chủ nghĩa hoài nghi khiến cho họ không biết “tin vào đâu?”. Trong lĩnh vực văn học diễn ra cuộc đấu tranh, cũng là sự tác động qua lại giữa văn học cách mạng, văn học hiện thực phê phán và văn học lãng mạn. Văn học cách mạng được Nguyễn Ái Quốc nhen nhóm lên từ những năm 20 với các vở kịch Con rồng tre (1922), Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) thì từ đây (1930) văn học cách mạng đã trở thành một hiện tượng quần chúng, một dòng chảy liên tục, lớn mạnh qua các thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ. Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh đã làm xuất hiện nhiều áng thơ văn Xô viết Nghệ - Tĩnh với các thể loại vè (Kể chuyện tranh đấu ở Nam Đàn, Kể chuyện tranh đấu ở Thanh
Chương…), hát dặm (Những ngày khó khăn ở Yên Thành, Cái nạn bang tá…),
văn truy điệu (Văn truy điệu các chiến sĩ hy sinh ở truông Cồn Đọi ngày 7 – 9 –
Bằng chính sách khủng bố trắng, thực dân Pháp đã giết hại và bắt giam nhiều chiến sĩ cách mạng ưu tú của Đảng. Không chịu khuất phục, những người cộng sản đã biến nhà tù trở thành trường học, thành trường đấu tranh cách mạng, thành nơi rèn luyện những cán bộ lãnh đạo của Đảng. Nhiều áng thơ văn cách mạng cũng đã ra đời trong các nhà tù đế quốc và trở thành một bộ phận quan trọng của thơ ca cách mạng. Từ 1929 đến 1931 Nguyễn Công Hoan đã khẳng định sự ra đời của phương pháp hiện thực phê phán qua hàng loạt các truyện ngắn: Răng con chó của nhà tư sản, Oẳn tà roằn, Người ngựa và ngựa người…
Năm 1932 cũng đánh dấu bước phát triển đột biến của dòng văn học lãng mạn với sự ra đời của phong trào Thơ mới, văn xuôi Tự lực văn đoàn… Từ 1930 đến 1935 có hàng loạt các cuộc tranh luận lớn nhỏ: cuộc tranh luận về Nho giáo, cuộc tranh luận xung quanh vấn đề “Thơ mới”, cuộc tranh luận về vấn đề mới và cũ, hôn nhân và gia đình trên các báo Phong hóa và Phụ nữ tân văn. Tất cả các cuộc tranh luận đó phản ánh cuộc đấu tranh chống lễ giáo phong kiến, ủng hộ chủ nghĩa cá nhân, bênh vực tình yêu lứa đôi; chống những khuôn khổ gò bó, lối suy nghĩ và ngôn ngữ khuôn sáo trong thơ ca của một lớp người đã lỗi thời, đã tàn tạ. Sang thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936 – 1939) dòng văn học cách mạng và văn học hiện thực phê phán đã chiếm ưu thế. Văn học cách mạng thời kì này đã có những chuyển biến về chất, bên cạnh thể loại thơ ca cách mạng đã xuất hiện thể loại tiểu thuyết, truyện kí, lí luận phê bình (Hải Triều, Hải Thanh, Bùi Công Trừng, Sơn Trà…). Hàng loạt các cuốn tiểu thuyết của dòng văn học hiện thực phê phán đã ra đời, và lần đầu tiên văn học hiện thực phê phán xây dựng được những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình (chị Dậu trong Tắt đèn, Nghị Hách trong Giông tố, Xuân tóc đỏ trong Số đỏ…). Văn học lãng mạn cũng trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng, tác động của hai dòng văn học trên nên có những phân hóa theo hướng tiến bộ. Một số nhà văn lãng mạn có tác
phẩm thiên hẳn về khuynh hướng hiện thực (Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam,
Con trâu của Trần Tiêu, Lầm than của Lan Khai). Trong địa hạt thơ ca người ta
bắt đầu đề xuất xóa bỏ hai chữ “Thơ mới” bởi lẽ “hai chữ thơ mới là biểu hiện một cuộc cách mệnh đương bồng bột” mà “cuộc cách mệnh về thi ca ngày nay đã yên lặng như mặt nước hồ thu”1, nghĩa là sự toàn thắng của thơ mới tới năm 1936 là quá rõ rệt khiến người ta không cần phải bàn cãi, tranh luận nữa. Thơ mới đã giành được quyền sống.
Như vậy, trong suốt những năm 30 của thế kỉ XX trong đời sống xã hội (chủ yếu ở thành thị) hệ tư tưởng phong kiến đã lùi vào quá khứ chỉ còn lại trong dĩ vãng của một số người. Trên văn đàn văn học, trong hàng ngũ đông đảo thanh niên chịu ảnh hưởng của thơ văn Pháp nhiều người lại quay về với thơ Đường. Vẫn phê phán cái học khoa cử, những bài thơ vô nghĩa cứ học đi học lại nhưng “nhiều thiếu niên Tây học vẫn có người xem sách nho”, “họ chỉ cốt tìm một nguồn sống tinh thần”, “họ đi tới thơ Đường với một tấm lòng trong sạch và mới mẻ, điều kiện cần thiết để hiểu thơ” cho nên nhiều người trong số họ đã “hiểu thơ Đường hơn nhiều tay khoa bảng” [47, tr.42]. Thơ Đường vắng bóng đã lâu, nay (năm 1934) lại trở về trong thơ của J.Leiba2, sau đó là Thái Can, Đỗ Huy Nhiệm, Vân Đài, Lưu Kỳ Linh, Phan Khắc Khoan, Thâm Tâm… Nhưng trong số họ, mấy ai đã chạm được đến hồn thơ cũ?
Trước khi bước vào làng Thơ mới, các nhà thơ thuộc nhóm thơ Bình Định3 đều thử bút trên cánh đồng thi ca cổ truyền phương Đông. Có lẽ vì thế mà vào những năm 1932 – 1933, khi cuộc khẩu chiến Thơ mới – Thơ cũ diễn ra rầm rộ trên thi đàn thì các nhà thơ Bình Định vẫn khá bình thản. Hàn Mặc Tử và Quách Tấn đều có chung một quan niệm “Thơ không có mới cũ, chỉ có thơ dở và
1 Dẫn theo Hoài Thanh, Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam, trang 29.
2 J.Leiba (1912 – 1941) tên thật là Lê Văn Bái, là nhà báo, nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.
thơ hay”, nghĩa là với họ, quan niệm về thơ “bao hàm ý nghĩa mỹ học riêng, nghiêng về chất lượng nghệ thuật của thi ca và tài thơ của thi nhân”[49]. Hàn Mặc Tử đã so sánh thơ mới và thơ cũ bằng hình ảnh hóm hỉnh: “Thơ cũ là một cô gái xưa chít khăn mỏ quạ, mang chiếc nón na, một cô gái không phấn son, nền nếp trâm anh, tuy yêu kiều mà ngượng nghịu, tuy trang nghiêm mà nặng nề; trái lại, Thơ mới là một thiếu nữ tân thời, phấn son tô, y quan sặc sỡ, nhanh nhẹn như con chim buổi sáng đầu xuân, vừa mơ màng vừa kiều diễm” [16, tr.123]. Bước vào khuôn khổ nghiêm ngặt của thơ Đường, Hàn Mặc Tử có Lệ Thanh thi
tập (chưa xuất bản), Quách Tấn có Một tấm lòng (1939) và Mùa cổ điển (1941).
Tuy nhiên, trong nhóm thơ Bình Định sau này chỉ có thơ Quách Tấn là “cảm được người đàn bà khó chiều kia” – tức thơ cũ theo cách nói của tác giả Thi nhân
Việt Nam. Bích Khê sau khi đọc xong bản thảo Mùa cổ điển có nhận xét: “chỉ bài
Đêm thu nghe tiếng quạ kêu cũng đã dành cho anh một địa vị xứng đáng trong
làng thơ đất Việt, huống hồ Mùa cổ điển còn bao “kỳ cú, cao tình”” và từ đây Bích Khê “không làm thơ Đường nữa vì đã có anh rồi”; Yến Lan lại bình thơ Quách Tấn: “Tình tuôn ra lệ, lệ đọng thành châu, từng hàng từng hàng trên mặt nhung tuyết trải”1.
Như vậy, “mối lương duyên” (chữ dùng của tác giả Thi nhân Việt Nam) từ
Một tấm lòng đến Mùa cổ điển của Quách Tấn đã nhen lên một làn gió phục cổ
vào đầu những năm 40 khiến cho “thiếu niên nước nhà lại chú ý đến sách vở của nhà nho ngày trước” [6, tr.15]. Thế nhưng những bài thơ của Quách Tấn dù được hoan nghênh cũng khó lòng làm sống lại hệ thống thi pháp của thơ cổ phương Đông với những niêm, luật, vần, đối… vốn được quy định chặt chẽ. Không khí văn chương giai đoạn này nghiêng hẳn về phía những cái mới, những cái cũ có chăng cũng chỉ lóe lên như ánh hào quang của một thời kỳ đương sắp sửa tàn.