Thuỷ điện Sông Tranh 2 & Phát triển bền vững của địa phương

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ KHOA HỌC MÔITRƯỜNG VÀO VẤN ĐỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀTHUỶ ĐIỆN (THUỶ ĐIỆN SÔNG TRANH 2) (Trang 53)

- Trước tình hình các trận động đất kích thích thường xuyên xảy ra do việc tích nước trong hồ chứa thuỷ điện Sông Tranh 2 cho thấy việc tiếp tục đưa vào sử dụng công trình đập hồ này là bất khả thi.

- Bên cạnh đó, Sông Tranh 2 lại không có cửa xả đáy, dù ở mực nước chết cao trình 140 mét, trong lòng hồ chứa vẫn có tích nước tự nhiên khoảng 240 triệu mét khối đe doạ nhấn chìm trực tiếp người dân ở hạ lưu con sông này trước những rung chấn động đất. Đặc biệt trong mùa mưa lũ sắp vào cao điểm tháng 12 cuối năm, nước trong hồ chứa có thể gia tăng đến mức độ nào là điều chưa thể biết trước, và nguy cơ vỡ đập ngày càng nặng nề.

Theo kịch bản trong trường hợp vỡ đập thì 4 huyện Bắc Trà My, Nông Sơn, Tiên Phước, Hiệp Đức của Quảng Nam sẽ có hơn 31.000 dân bị ảnh hưởng nếu vỡ đập Thuỷ điện Sông Tranh 2. Cụ thể huyện Bắc Trà My là 12.000 dân, huyện Hiệp Đức là 13.000 dân, các huyện khác một vài nghìn dân.

- Giải pháp sơ tán người dân ra khỏi khu vực này là điều rất khó thực hiện vì cần diện tích tái định cư lớn, kinh phí khổng lồ, xáo trộn vô cùng lớn cuộc sống của người dân...

- Việc rút hết nước tại các hồ chứa mà không cần phải phá bỏ bờ đập chính thường có thể thực hiện được bằng cách đắp đê quai qua khu đập chính và đào một đường

thoát nước. Tuy nhiên, Sông Tranh 2 có địa hình hai bên vách núi cao, con đập chặn ngang, với độ sâu lòng hồ tính từ đáy lên đến đỉnh đập gần 200 m, nên không thể xây dựng đê quai để khai thông dòng chảy mới bên vai đập. Đây là điều không tưởng. Còn nếu đặt các máy bơm công suất lớn để hút suốt ngày đêm khoảng hơn 270 triệu m3 cũng không thể vì lượng nước đến liên tục.

* Theo các chuyên gia thủy lợi, việc rút cạn nước hồ chứa Sông Tranh 2 là không thể ngoại trừ phá đập chính để xả nước. Qua phân tích các vấn đề trên, ta có thể nhận thấy để đảm bảo sự phát triển bền vững của địa phương, đảm bảo cuộc sống ổn định của người dân thì việc phá bỏ thuỷ điện Sông Tranh là điều không thể tránh khỏi. Sau đó cần có các biện pháp yêu cầu bồi thường thiệt hại từ các tác động tiêu cực của việc vận hành Sông Tranh 2 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nhằm cải thiện, bồi thường những tổn thất mà người dân phải gánh chịu trong thời gian qua. Vấn đề bây giờ là liệu Chính quyền có nhấp nhận mất hơn 5.100 tỷ đồng vốn đầu tư cho Sông Tranh 2 để đổi lấy cuộc sống ổn định cho 48.000 người dân ở hạ lưu hay không.

KẾT LUẬN

Quan niệm về thủy điện như một “nguồn năng lượng sạch” và “rẻ” cần phải được thay đổi và phổ biến rộng rãi để nâng cao nhận thức tới người dân cũng như các nhà quản lý về tác động tiêu cực của đập thủy điện, trong đó có tác động liên quan đến sự phát triển bền vững của loài người.

Việc phân tích các tác động tiêu cực của đập thủy điện từ những kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam trên đây không có nghĩa là phản đối việc phát triển nguồn năng lượng thủy điện của Việt Nam khi mà trong giai đoạn hiện nay nhu cầu điện sinh hoạt và sản xuất ở nước ta còn chưa được đáp ứng đủ, mà nguồn năng lượng sạch thay thế còn chưa sẵn sàng. Tuy nhiên, vấn đề phát triển thủy điện như thế nào để có thể đảm bảo được rằng những tiêu cực do đập thủy điện gây ra không vượt quá mức độ mà trong chiến lược về thủy điện của quốc gia quy định cũng đáng để các nhà quy hoạch và quản lý quan tâm và cân nhắc kỹ lưỡng. Đặc biệt là khi sự kiện Thuỷ điện Sông Tranh 2 đang trở thành một vấn đề nóng bỏng, được sự quan tâm của cả nước, là tiếng chuông báo động cho tình trạng phát triển không bền vững của thuỷ điện Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Cục Quản lý tài nguyên nước - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ: Thống kê, điều tra, thu thập bổ sung thông tin dữ liệu các hồ chứa có dung tích từ 500.000 m3 trở lên trên toàn quốc. - Cục QLTNN, Bộ TN&MT, 2009

[2]. Lê Bắc Huỳnh - Thực trạng suy giảm nguồn nước ở hạ lưu các lưu vực sông và những vấn đề đặt ra đối với quản lý - Tạp chí TNMT số 4, 2008.

[3]. Lê Diên Dực, Hàn Tuyết Mai - Đập thủy điện-nhân tố tác động đến biến đổi khí hậu - Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[4]. PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng – Biến đổi thuỷ văn các sông vùng ven biển miền Trung những năm gần đây và những vấn đề đặt ra cho phát triển bền vững – Viện Thuỷ văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu, Đại học Thuỷ lợi.

[4]. Nguyễn Đình Huấn – Kỹ thuật môi trường – Đại học Bách Khoa Đà Nẵng. [5]. http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7y_%C4%91i%E1%BB%87n/ [6]. http://baigiang.violet.vn/present/same/entry_id/7577877/ [7]. http://ttngbt.blogspot.com/2011/11/tieng-no-trong-long-at-co-do-dung-nam.html [8]. http://www.vncold.vn/ [9]. http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/91179/dia-diem-xay-thuy-dien-song-tranh-2-- co-van-de--.html

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Mô hình phân tử nước...4

Hình 2: Vòng tuần hoàn nước...6

Hình 3: Phân bố nước trên Trái Đất...7

Hình 4: Sông Hồng và vùng Đồng bằng Bắc Bộ...10

Hình 5: Kênh rạch sông Cửu Long với hàng dừa nước...10

Hình 6: Phân bố dung lượng nước hình thành ở trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam ở một số sông chính...15

Hình 7: Hạn hán ở miền Trung...15

Hình 8: Ô nhiễm nước nghiêm trọng tại TP.HCM...16

Hình 9: Miền Tây mùa nước lũ...18

Hình 10: Xây dựng công trình đập hồ chứa để điều hoà dòng chảy...20

Hình 11: Các thành phần của công trình đập hồ thuỷ điện...21

Hình 12: Tuốc bin nước và máy phát điện...21

Hình 13: Đập Tam Hiệp - “Vạn Lý Trường Thành” trên sông Dương Tử...22

Hình 14: Hồ TĐ lớn nhất nước ta...23

Hình 15: Đập thuỷ điện Sông Tranh 2...25

Hình 16: Bản đồ đứt gãy kiến tạo khu vực...27

Hình 17: Công trường thủy điện thi công...28

Hình 18: Rừng bị chặt để làm thủy điện ở Gia Lai Ảnh: Phạm Tuyên ...31

Hình 19: Các yếu tố chính ảnh hưởng phát thải khí nhà kính của đập nước...33

Hình 20: - Nhà xây san sát như nhà phố không phù hợp với tập quán của đồng bào dân tộc...36

Hình 21: Bên dưới chân đập thủy điện là các...36

Hình 22: Các bãi sỏi thường là nơi đẻ trứng của nhiều loài cá...38

Hình 23: Thuỷ điện gây ra lũ “nhân tạo...39

Hình 24: Chiều 15/11, trận động đất mạnh chưa từng thấy đã xảy ra tại Sông Tranh 2 khiến cả tỉnh...40

Hình 25: Công nhân cố gắng xử lý nước tuôn trào từ thân đập Sông Tranh 2 vào chiều 21/3/2012...41

Hình 26: Chuỗi quan trắc mực nước hồ và hiện tượng động đất tại thủy điện Sông Tranh 2...43

Hình 27: TT. Bắc Trà My – Địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ TĐ. Sông Tranh 2...44

Hình 28: Nứt tường nhà dân do động đất...45

Hình 29: Lo sợ động đất, nhiều hộ dân ở huyện Bắc Trà My đã treo biển bán nhà, về ở các huyện đồng bằng (Ảnh: VNE)...45

Hình 30: Người dân rời bỏ khu TĐC dựng lều, nhà sàn tạm bợ tránh động đất...46

Hình 31: Trường Tiểu học thôn 3 xã Trà Đốc do Ban QL Thủy điện 3 xây dựng xuống cấp nghiêm trọng...46

Hình 32: Người dân cố mưu sinh trên dòng sông Tranh cạn đáy...46

Hình 33: Bãi tập kết gỗ ven lòng hồ Sông Tranh 2 của lâm tặc...47

Hình 34: Đập Bản Kiều sau thảm hoạ...49

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Các chu kỳ tuần hoàn nước trong thuỷ quyển...7 Bảng 2: Ước tính phân bố nước toàn cầu...8 Bảng 3: Trữ lượng nước ngầm đã được đánh giá ở các vùng khác nhau trên nước ta (1995)...12 Bảng 4: 10 nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới (xếp loại theo công suất nhà máy)....22 Bảng 5: Một số đập hồ thuỷ điện lớn của nước ta:...24 Bảng 6: Trữ năng kinh tế kỹ thuật của các hệ thống sông chính theo thứ tự từ Bắc vào Nam...25 Bảng 7: Ước tính diện tích đất-rừng bị mất do xây dựng công trình thủy điện ở nước ta...34 Bảng 8: Ước tính tổng diện tích đất - rừng bị mất do các hồ chứa thủy điện trên các lưu vực sông ở Bắc Trung Bộ...35

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...2

1. Mục tiêu nghiên cứu...3

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...3

3. Phương pháp nghiên cứu...3

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC...4

1. Một số khái niệm về nước và tài nguyên nước...4

2. Vòng tuần hoàn nước...6

3. Phân bố nước trên Trái Đất...7

4. Vai trò của nước...8

5. Quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam...9

5.1. Tài nguyên nước ở Việt Nam...9

5.2. Những khó khăn và thách thức trong việc quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam...13

5.3. Khủng hoảng nước tại Việt Nam và vấn đề quản lý hiệu quả tài nguyên nước ...19

Chương 2: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ THUỶ ĐIỆN...20

1. Giới thiệu đập hồ thuỷ điện...20

2. Hiện trạng và tiềm năng thuỷ điện trên thế giới và Việt Nam...21

2.1. Thế giới ...21

2.2. Việt Nam...23

3. Sơ lược về thuỷ điện Sông Tranh 2...25

4. Vai trò của công trình đập hồ thuỷ điện...29

4.1. Vai trò Thuỷ lợi...29

4.2. Vai trò Thuỷ điện...29

Chương 3: CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN...30

1. Tác động tiêu cực của công trình đập hồ thuỷ điện...30

1.1. Khu vực trên đập...30

1.2. Khu vực dưới đập...36

2. Hiện trạng ở thuỷ điện Sông Tranh 2 và tác động tiêu cực của công trình này....40

2.1. Thực trạng thuỷ điện Sông Tranh 2...40

2.2. Tác động tiêu cực của thuỷ điện Sông Tranh 2...42

3. Đánh giá rủi ro trong công trình đập hồ thuỷ điện...47

Chương 4: THUỶ ĐIỆN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG...50

1. Thuỷ điện & Phát triển bền vững của nhân loại:...50

2. Thuỷ điện Sông Tranh 2 & Phát triển bền vững của địa phương...53

KẾT LUẬN...54

TÀI LIỆU THAM KHẢO...55

DANH MỤC HÌNH...56

DANH MỤC BẢNG...58

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ KHOA HỌC MÔITRƯỜNG VÀO VẤN ĐỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀTHUỶ ĐIỆN (THUỶ ĐIỆN SÔNG TRANH 2) (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w