2. Hiện trạng ở thuỷ điện Sông Tranh 2 và tác động tiêu cực của công trình này
2.2. Tác động tiêu cực của thuỷ điện Sông Tranh 2
Qua việc phân tích tình hình hiện trạng ở thuỷ điện Sông Tranh 2, ta có thể thấy công trình này hiện đang có rất nhiều vấn đề cấp bách và đã gây tác động lớn đến môi trường cũng như cuộc sống người dân trong khu vực.
1) Gây ra các trận động đất kích thích
Việc tích nước trong hồ chứa cùng với việc lựa chọn sai lầm vị trí xây dựng Thuỷ điện Sông Tranh 2 là nguyên nhân gây ra hàng loạt các trận động đất kích thích gần đây.
- Theo thống kê, từ năm 1715 đến năm 2003, tại khu vực này chỉ xảy ra 8 trận động đất. Tuy nhiên, chỉ 1 tháng sau khi tích nước ở Thuỷ điện Sông Tranh 2 thì hàng loạt các trận động đất đã xảy ra. Điều này đã xác định những trận động đất này là động đất kích thích, xảy ra do chịu sự tác động của việc tích nước vào đập và đưa đập Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 đi vào hoạt động gây ra.
- Các trận động đất kích thích do xây dựng đập thủy điện chỉ xảy ra khi hội đủ 3 điều kiện: độ cao của đập (thường từ 80m trở lên), đập nằm trong khu vực có đới đứt gãy hoạt động và dung lượng của hồ (cỡ khoảng 1 tỉ m3 trở lên). Những trận động đất này thường xảy ra khi hồ chứa tích nước được một thời gian, làm biến đổi ứng suất lộ rỗng của đất đá trong đới đứt gãy đó. Tiếng nổ phát ra trong lòng đất là do độ sâu chấn tiêu của trận động đất quá nông. Khi hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 được tích nước, tải trọng nước trong hồ sẽ làm gia tăng trường ứng suất của đất đá trong khu vực hồ chứa. Hiện tượng thẩm thấu nước xuống độ sâu làm thay đổi ứng suất lỗ rỗng, giảm ma sát các mặt trượt. Cùng với việc xây dựng Sông Tranh 2 trên các đới đứt gãy đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát sinh động đất kích thích.
2) Đe doạ sự an toàn của người dân trong khu vực
- Sông Tranh 2 được xây dựng trên nền đá granite bị cà nát bởi nhiều hệ thống đứt gãy đang hoạt động là điểm yếu nhất của công trình này, khả năng tự hủy hoại của nền
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT K22 Trang 43
Hình 26: Chuỗi quan trắc mực nước hồ và hiện tượng động đất tại thủy điện Sông Tranh 2.
đá granite này là rất lớn. Cùng với các trận động đất ngay trong khu vực Thuỷ điện cùng với những sai sót trong quá trình thi công hiện đã gây ra các vết nứt trên thân đập Sông Tranh, và quan trọng hơn là đặt Sông Tranh 2 trước nguy cơ bị phá huỷ, gây áp lực trực tiếp đến cuộc sống của người dân trong khu vực.
- Bên cạnh đó, Đập thủy điện Sông Tranh 2 thiết kế không có cửa xả đáy nên phần lớn lượng nước mưa, lũ sẽ lưu lại hồ chứa. Hồ tích nước ở cao trình 140 mét trở lên thì nước mới xả tràn, còn dưới 140 mét thì phía hạ lưu khô cạn. Ngoài ra, nếu trong tình huống xấu, công trình gặp sự cố thì áp lực nước ở cao trình 140 mét kèm theo những trận lũ lớn bất ngờ tràn về thì cũng đủ
sức gây nguy hiểm cho đập, hiểm họa khó lường cho hạ lưu.
- Nền móng của đập thủy điện Sông Tranh 2 đã bị đặt trên một khu vực địa tầng quá xấu và phức tạp. Cấu trúc địa chất dưới móng công trình được hình thành bởi diorit, granodiorit, granit với tổ hợp khoáng vật kém bền vững khi bị nước tác động. Các thành tạo granit là một trong những loại đá chịu đựng kém nhất với tác nhân phong hóa. Bằng chứng là sự trượt lở ở khu vực Bắc Trà My quá mạnh, ở đây đá đã biến thành bột. Hiện tượng nứt và sụt lở đất trong khu vực thủy điện Sông Tranh 2 có biểu hiện rất mạnh dọc theo đới đứt gãy. Cụ thể, đá granite tại lòng hồ Sông Tranh 2 bị cà nát, đập vỡ mạnh dọc đới đứt gãy, tạo nên nguy cơ về tai biến trượt và sạt lở đất rất cao, có thể gây ảnh hưởng tới các công trình dân sinh và hoạt động an toàn của đập cũng như gây lấp lòng hồ, chặn dòng chảy… mỗi khi có động đất mạnh xảy ra.
3) Gây thiệt hại nặng nề về tài sản, trì trệ hoạt động kinh tế, mất an dân trong khu vực.
Tác động lớn nhất của Thuỷ điện Sông Tranh chính là làm ảnh hướng lớn đến cuộc sống của người dân trong khu vực xây dựng thuỷ điện cũng như người dân dưới hạ du công trình. Thiệt hại từ những trận động đất xảy ra thường xuyên, cùng với sự lo lắng bất an về tình hình đập thủy điện kém chất lượng sau sự cố rò rỉ, hiểm họa vỡ đập vẫn còn "treo" lơ lửng đã xáo trộn trầm trọng cuộc sống của người dân nơi đây:
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT K22 Trang 44
Hình 27: TT. Bắc Trà My – Địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ TĐ. Sông Tranh 2
- Theo thống kê của huyện Bắc Trà My, đến ngày 5/11 đã thống kê được hơn 900 nhà dân và công trình công cộng bị hư hỏng do động đất. Theo thống kê sơ bộ về hậu quả trận động đất ngày 23/10, trên địa bàn huyện Bắc Trà My đã có 256 nhà dân bị nứt tường, hư hỏng. Trong đó tại thị trấn Trà My là 15 nhà, Trà Tân: 21 nhà, Trà Đốc: 35 nhà, Trà Sơn: 78 nhà, Trà Bui bị thiệt hại nặng nhất với 97 nhà dân. Tổng thiệt hại ước
tính ban đầu lên đến 1,2 tỷ đồng. Rất may không có thiệt hại về người. Tuy nhiên, hàng trăm người dân tại khu vực huyện Bắc Trà My đã hoảng loạn bỏ chạy ra khỏi nhà giữa đêm khuya khi trời đang mưa tầm tã. Rung chấn làm nứt nhà điều hành được xây dựng chắc chắn trên đỉnh đập. Nhà ở, trường học, công trình công cộng khác ở Bắc Trà My vốn đã bị nứt tường, sụt móng, nay đã tiến tới chỗ rơi mái. Hàng chục nghìn ngôi nhà của bà con trong vùng động đất đang đối mặt với nguy cơ cao về sập nếu động đất tiếp tục diễn ra với cường suất lớn như hiện nay.
- Bên cạnh những thiệt hại về vật chất, người dân trong khu vực Sông Tranh 2 luôn phải sống trong sự hoang mang thấp thỏm lo sợ vỡ đập và chạy động đất cả ngày lẫn đêm. Cuộc sống không ổn định, lòng dân lo lắng, hoạt động sản xuất, làm ăn vì thế cũng bị trì trệ. Những mối quan tâm về lương thực, nạn đói ngày càng gia tăng. Tại Bắc Trà My, nơi mà những trận động đất xảy ra như “cơm bữa”, thì đã có tới 38 hộ dân phải bỏ đi nơi khác. Người dưới xuôi
lên đây lập nghiệp an cư đã lâu, nhưng từ ngày xảy ra động đất, họ ngậm ngùi bán rẻ tài sản, vườn tược, trở về quê cũ. Phần vì hoang mang, lo sợ cho tính mạng của bản thân, phần cũng vì tại đây, họ không có đất để sản xuất.
4) Làm mất diện tích đất ở, đất sản xuất của người dân
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT K22 Trang 45
Hình 28: Nứt tường nhà dân do động đất kích thích
Hình 29: Lo sợ động đất, nhiều hộ dân ở huyện Bắc Trà My đã treo biển bán nhà, về ở
- Việc xây dựng Thuỷ điện Sông Tranh 2 đã lấy đi đất ở và sản xuất bao đời của người dân trong khu vực dự án (Đa số người dân nhường đất cho thủy điện Sông Tranh 2 là người dân tộc Ca Dong). Để dành đất cho dự án thủy điện Sông Tranh 2, 834 hộ dân ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam phải từ bỏ nhà cửa, ruộng vườn. Trong số này, có 421 hộ - là người
dân tộc Cadong. Tuy BQL dự án thuỷ điện 3 đã tiến hành xây dựng các khu tái định cư cho người dân nhưng khó khăn về đất sản xuất, nước sinh hoạt, nhà TĐC xây dựng ở nơi ẩm thấp, mùa mưa hay bị bùn lầy, không phù hợp với tập quán sinh hoạt của người dân thêm nữa chất lượng nhà tái định cư quá kém trong tình trạng động đất luôn xảy ra là những lý do để ngày
càng có thêm nhiều người dân rời bỏ khu tái định cư (TĐC) Thủy điện Sông Tranh 2, nhiều người khác lại phá rừng phòng hộ làm nhà sàn, và có nguy cơ quay trở lại tình trạng du canh du cư. Trường lớp thì tạm bợ, thiếu thốn khiến người dân càng lo lắng cho tương lai của chính mình và thế hệ sau.
- Ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND H.Bắc Trà My cho hay, công trình thủy điện Sông Tranh 2 thực hiện giải tỏa TĐC cho hơn 1.000 hộ dân với hơn 5.000 nhân khẩu ở các xã Trà Đốc, Trà Bui, Trà Giác (H.Bắc Trà My) và Trà Dơn, Trà Leng (H.Nam Trà My). Tuy nhiên đến nay, trong số hơn 300 hộ đồng bào dân tộc Ca Dong được TĐC ở H.Bắc Trà My, đã có 32 hộ bỏ nhà TĐC vì nhà xuống cấp nghiêm trọng,
trong đó xã Trà Bui có 12 nhà, Trà Đốc 19 nhà và Trà Giác 1 nhà.
5) Thay đổi dòng chảy, phá huỷ cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến sinh kế của người dân
- Việc xây đập thuỷ điện Sông Tranh 2 chặn dòng nước đã khiến
HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT K22 Trang 46
Hình 30: Người dân rời bỏ khu TĐC dựng lều, nhà sàn tạm bợ tránh động đất
Hình 31: Trường Tiểu học thôn 3 xã Trà Đốc do Ban QL Thủy điện 3 xây dựng xuống
cấp nghiêm trọng.
Hình 32: Người dân cố mưu sinh trên dòng sông Tranh cạn đáy
vùng hạ du Sông Tranh cạn kiệt. Đặc biệt là trong tình trạng hiện nay, khi thuỷ điện Sông Tranh 2 buộc ngừng hoạt động, mực nước duy trì ở mực nước chết, đồng thời do Sông Tranh 2 không có cửa xả đáy cấp nước cho vùng hạ du nên khu vực này hiện này có thể coi là cạn trơ đáy, làm biến đổi hệ sinh thái trầm trọng ở khu vực này. Bao đời nay, dòng sông đã nuôi sống không ít người dân. Nhưng với tình trạng lòng sông Tranh bị biến dạng thành con lạch nhỏ cố len lỏi ven theo những tảng đá, dải cát trắng như hiện nay thì điều đó không còn. Cuộc sống mưu sinh của người dân càng trở nên khó khăn.
6) Giảm diện tích đất rừng, tăng tỉ lệ rừng bị tàn phá, tạo điều kiện cho lâm tặc hoạt động
- Một diện tích lớn rừng phòng hộ Quảng Nam đã bị phá huỷ để xây dựng đập hồ thuỷ điện Sông Tranh 2, tuy nhiên công tác đầu tư trồng rừng mới vẫn chưa được chủ đầu tư công trình thực hiện như quy định.
- Bên cạnh đó, việc xây dựng thuỷ điện Sông Tranh 2 đã đẩy hơn 340 hộ dân vào các khu tái định cư trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rất khó khăn trong việc tạo quỹ đất cho người dân đã khiến rừng phòng hộ Sông Tranh 2 bị tàn phá nghiêm trọng. Theo BQL Rừng phòng hộ Sông Tranh, sau 6 năm xây dựng Thủy điện Sông Tranh (2007), diện tích rừng phòng hộ Sông Tranh đã mất hơn 46 ha mà nguyên nhân chính vẫn là dân vùng TĐC bị đẩy sâu vào vùng lõi rừng phòng hộ. Chỉ trong ba tháng đầu năm 2010 đã có 6,4 héc ta rừng phòng hộ bị chặt phá, bị đốt lấy đất làm rẫy. Sở dĩ đồng bào phải phá rừng vì họ không được cấp đất làm rẫy cũng như không hề có cách nào khác để kiếm sống.
- Ngoài ra, xây dựng hồ chứa Sông Tranh 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho lâm tặc khai thác và vận chuyển gỗ trái phép theo lòng hồ Sông Tranh 2 đưa đi tiêu thụ. Khu vực này là khu vực rừng phòng hộ, có nhiều loại gỗ quý hiếm, nằm giáp ranh với huyện Bắc Trà My. Từ ngày có thủy điện Sông Tranh 2, lâm tặc thường xuyên vào tiểu khu 790 khai thác gỗ trái phép.