Đánh giá rủi ro trong công trình đập hồ thuỷ điện

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ KHOA HỌC MÔITRƯỜNG VÀO VẤN ĐỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀTHUỶ ĐIỆN (THUỶ ĐIỆN SÔNG TRANH 2) (Trang 47)

Trong các loại nhà máy điện, sự mất an toàn của nhà máy điện hạt nhân gây thiệt hại lớn nhất, sau đó là đập thủy điện có tạo nên hồ chứa.

HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT K22 Trang 47

Hình 33: Bãi tập kết gỗ ven lòng hồ Sông Tranh 2 của lâm tặc.

- Một trong những rủi ro trong quá trình khai thác đập hồ thuỷ điện đó là việc thiếu nước tích trữ trong các hồ thuỷ điện. Nguyên nhân có thể do hạn hán kéo dài, biến đổi khí hậu làm tình hình khí hậu thời tiết có những biến đổi bất thường, do những những thay đổi về dòng chảy ở thượng lưu hay do việc xây dựng các hồ đập khác ngăn nước trên thượng nguồn. Vì lý do nào thì việc các hồ thiếu nước cũng đã khiến cho sản xuất điện cũng như tích nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp cho người dân hạ du gặp khó khăn. Trong thực tế hiện nay, tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên mặc dù mùa khô chưa đến nhưng hầu hết các nhà máy thủy điện đang ở trong tình trạng “đói” nước, đến mức sút giảm gần 50% so với các năm trước.

+ Từ đầu 2011 đến nay tình trạng thiếu nước ở thủy điện Trị An càng trờ nên gay gắt. Các năm trước, bình quân mỗi ngày thủy điện Trị An sản xuất gần 2,5 triệu kWh, hiện thời chỉ số này chỉ ở mức 1 triệu kWh/ngày. Tính đến đầu tháng 3-2011, sản lượng điện do nhà máy sản xuất chỉ bằng gần 30% so với cùng kỳ nhiều năm trước. Có thể coi đó là tình cảnh bi đát của 1 dự án thủy điện, nguyên nhân trực tiếp là do nguồn nước bị thiếu hụt nghiêm trọng.

+ Hồ thủy điện Hàm Thuận là nơi dự trữ và cấp nước cho các nhà máy thủy điện Đa Nhim, Đa Mi, Hàm Thuận, sông Pha với tổng công suất thiết kế lên đến 642 MW. Tính bình quân mỗi ngày, nếu lưu lượng nước đáp ứng yêu cầu, tổ hợp này có khả năng sản xuất được hơn 15 triệu kWh. Hiện thời mức sản xuất điện năng bình quân mỗi ngày chỉ đạt xấp xỉ 6 triệu kWh.

- Rủi ro lớn nhất đối với một công trình thuỷ điện đó chính là nguy cơ vỡ đập do các biến động địa chất hay các hiện tượng khí tượng tự nhiên vượt qua khả năng chống đỡ của công trình. Thuỷ điện Sông Tranh 2 có thể coi là một công trình thuỷ điện đang vấp phải dạng rủi ro này. Trong quá trình xây dựng các công trình thuỷ điện đều có tính đến khả năng chống đỡ của công trình đối với các biến động môi trường. Tuy nhiên, những sai sót trong các quá trình thiết kế, thi công, quản lý… đập hồ cùng với tình hình biến đổi bất thường của khí hậu cũng như địa chất trong những năm gần đây và do thời gian sử dụng đã quá lâu đã đe doạ ngày càng lớn đến độ an toàn của những công trình này.

* Thảm hoạ thuỷ điện lớn nhất từng xảy ra:

Nếu tính về thiệt hại nhân mạng đối với nhà máy thuỷ điện, sự cố vỡ Đập Bản Kiều ở Trung Quốc có thể xếp vào số 1.

- Đập thủy điện Bản Kiều chặn dòng sông Nhữ thượng lưu sông Hoài tại thị trấn Bản Kiều, huyện Bí Dương, tỉnh Hà Nam. Hồ chứa có dung tích 492 triệu m³ không chế diện tích 768 km vuông (gấp 4 lần diện tích 4 quận nội thành Hà Nội). Đập được thiết kế cơ sở tần suất lũ 1000 năm tương ứng lượng mưa 300 mm mỗi ngày mưa. Số

cửa xả tính toán ban đầu là 12 sau rút xuống còn 5, lưu lượng xả tối đa của mỗi cửa là 1742 m³/s. Đập ngăn dòng chảy để tạo ra một công suất điện 18 Gigawatt trong hệ thống thuỷ điện, tương đương với 9 nhà máy thủy điện Hòa Bình hay 20 lò phản ứng hạt nhân. Đập được làm bằng đất sét và cao 24,5m sau khi gia cố (*) được các chuyên gia xô viết đánh giá là “đập thép”.

- Sự cố bất ngờ xảy ra hai lần trong năm 1975. Lần đầu con đập này đã bị cơn bão Nina tấn công với lượng mưa lớn, lên tới 63 inch. Ngày 5.8.1975, cơn bão lớn thứ 3 trong năm đó tại Trung Quốc đổ bộ vào tỉnh Hà Nam. Ảnh hưởng của bão, những trận mưa lớn kéo dài tại khu vực này với lưu lượng lên đến 400 - 1.000 mm từ ngày 5 - 7.8.1975, vượt quá các lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 800 mm trong khi đài Bắc Kinh dự báo lượng mưa chỉ trong khoảng 100mm. Vì thế, mực nước ở vùng thượng lưu của các con sông trong vùng nhanh chóng dâng cao, gây sức ép lên các hồ chứa nước và dần biến thành lũ lớn. Khi cơn lũ tràn qua, các đập nước lần lượt bị vỡ và Trú Mã Điếm, nơi có đập Bản Kiều, trở thành rào chắn cuối cùng. Vào lúc 21 giờ ngày 7.8.1975, mực nước tại con đập này chỉ còn cách đỉnh 2 cm. Lúc ấy, con đập Thạch Mạn Than nhỏ hơn ở kế bên, được thiết kế chịu được lũ tần suất 500 năm, đã vỡ tan tạo ra cơn đại hồng thủy phá hủy hoàn toàn đập Bản Kiều. Gần 10 tỉ m3 nước tạo ra những cơn sóng cao 10 m, với tốc độ chảy gần 30 dặm một giờ, cuốn phăng 60 con đập khác dọc đường đi. Sau khi vừa sửa chữa và xây lại, một cơn lũ lớn đã làm đập vỡ toang.

- Nước lũ gây ra cơn sóng thần rộng 10 ngàn mét, cao từ 3 đến 7 m ở Toại Bình lan với tốc độ 50 km/h, gần như quét sạch một khu vực rộng 15 km dài 55 km, làm ngập lụt 7 huyện trải dài trên 12 ngàn km vuông. 7 huyện đó là Toại Bình, Tập Bình (không có Cận), Nhữ Nam, Bình Dư, Tân Thái, Lạc Hà và Lâm Tuyền. Hậu quả hết sức nặng nề. Mãi đến năm 2005 hậu quả đó mới được công bố cụ thể: 175.000 người thiệt mạng (26.000 người chết trực tiếp vì lũ lụt và 145.000 người chết do dịch bệnh và nạn đói sau đó), trên 11 triệu người mất sạch nhà cửa do 5 triệu ngôi nhà bị phá hủy, giao thông gián đoạn suốt 16 ngày. Dĩ nhiên, Trung Quốc cũng đã mất một nguồn năng lượng khổng lồ.

Chương 4: THUỶ ĐIỆN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1. Thuỷ điện & Phát triển bền vững của nhân loại:

Theo Hội đồng Nước thế giới (WWC), hiện nay có khoảng 26 quốc gia với tổng số 300 triệu dân được coi là khan hiếm nước và dự kiến đến 2050 sẽ là 66 quốc gia, nghĩa là 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước. Việt Nam không nằm ngoài danh sách trên. Vì vậy, hồ chứa thủy điện sẽ là đóng góp quan trọng trong việc cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh, hiện nay chưa có phương án thay thế. Rõ ràng, phát triển thủy điện là cần thiết. Đó là nguồn năng lượng sạch và tái tạo. Trong bối cảnh các nguồn năng lượng hóa thạch (than, dầu mỏ...) đang cạn dần, các nhà máy điện hạt nhân tiềm ẩn nguy cơ thiếu an toàn, người ta đặc biệt chú trọng đến các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó có thủy điện. Tuy nhiên, phát triển thủy điện thế nào cho hiệu quả, phát triển đảm bảo tính bền vững là vấn đề đang rất cần phải bàn đến. Việc xây dựng đập hồ thuỷ điện cần phải tính toán để hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực đến môi trường và con người.

* Đối với các dự án thuỷ điện sẽ xây dựng:

- Dự án, kế hoạch xây dựng công trình thủy điện cần được xem xét một cách thận trọng. Điều tra, đánh giá thực trạng tác động của các hồ chứa từ khâu quy hoạch, xây dựng đến quản lý vận hành các công trình đến đời sống nhân dân vùng bị ảnh hưởng, đến tài nguyên và môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội, phát hiện và kiến nghị giải pháp khắc phục bất cập trong quy hoạch, xây dựng, quản lý vận hành công trình, bảo đảm để thủy điện, thủy lợi phát triển bền vững. Hạn chế đến mức thấp nhất sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên. Cần phải cân nhắc kỹ các dự án thuỷ điện

gây thiệt hại lớn về rừng. Nếu xây dựng đập hồ thì cần phải đưa ra các giải pháp bảo vệ và phát triển rừng trong vùng ven hồ và rộng ra nữa là cả lưu vực của hồ chứa.

- Dự án xây dựng công trình đập hồ phải dựa trên nguyên tắc cải thiện chất lượng sống của người dân kể cả trong khu vực xây dựng công trình lẫn người dân dưới hạ lưu. Lấy vai trò thuỷ lợi của công trình đập hồ làm mục tiêu của dự án, đảm bảo cung cấp nước cho người dân và đóng vai trò quan trọng trong việc cắt lũ.

- Dự án xây dựng công trình thuỷ điện phải đặt trong mối quan hệ với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Tránh vì lợi ích kinh tế mà đua nhau làm thuỷ điện, có lợi trước mắt nhưng gây ra hệ lụy lâu dài. Việc các dự án thủy điện mọc lên tràn lan với chất lượng thất, trình độ quản lý xây dựng yếu kém, thiếu trách nhiệm sẽ gây hậu quả cực kì nghiêm trọng, không thể lường hết được. Thế nên, cần kiểm soát chặt chẽ tác động của việc xây dựng các công trình thủy điện thông qua các chỉ số kỹ thuật, cũng như các báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng các công trình này là tối cần thiết và không được buông lỏng.

- Phải có kịch bản liên quan đến các sự cố đập và các phương án phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại cho cộng đồng liên quan trong phạm vi ảnh hưởng của đập.

- Việc phát triển thủy điện cần phải tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng, đảm bảo an toàn và ổn định cho cuộc sống của người dân, đặc biệt chú ý đến chính sách tái định cư cho người dân bị di dời, nơi ở mới đảm bảo diện tích đất canh tác cho người dân, phải thỏa mãn các nhu cầu về cả văn hóa tinh thần và vật chất... để họ có cuộc sống mới ổn định.

Đối với công tác di dân tái định cư trong các dự án thuỷ điện lớn, cần tiến hành các nghiên cứu xã hội học nghiêm túc, bài bản, nắm vững nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng, phong tục, tập quán, lối sống và thực trạng sinh kế của cộng đồng các dân tộc bị ảnh hưởng, tránh đưa ra những quyết sách duy ý chí và thiếu khoa học, mà hậu quả thì khôn lường.

Khi lập và phê duyệt kế hoạch tái định cư, cần chú trọng tính thích ứng về đất sản xuất (bao gồm chất lượng đất và diện tích đất), nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt cần thiết nhằm đảm bảo cho cả cộng đồng dân đến định cư và cộng đồng dân sở tại ổn định cuộc sống đồng thời trên nhiều mặt, tránh được những rủi ro do di dân tái định cư gây nên.

Cần có quy định hình thành quỹ phục hồi thu nhập sau tái định cư để hỗ trợ lâu dài cho người dân.

- Quy định việc cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt cho phát điện phải thực hiện ngay trong giai đoạn chuẩn bị để bảo đảm việc tuân thủ các quy định của pháp luật về tài nguyên nước trong giai đoạn đầu tư, thiết kế, xây dựng công trình, để

bảo đảm rằng, ngay từ khi chuẩn bị đầu tư xây dựng đã có các giải pháp kỹ thuật công trình cần thiết.

- Cần tuân thủ 7 nguyên tắc Chiến lược mà Ủy hội Đập thế giới đã đưa ra: + Cần có sự chấp nhận của công chúng;

+ Cần đánh giá toàn diện các phương án khác nhau có thể; + Đánh giá về tác động của các đập hiện có;

+ Bảo đảm bền vững cho con sông và sinh kế cho người dân; + Công nhận quyền và chia sẻ lợi ích;

+ Đảm bảo tuân thủ pháp lý quốc tế, khu vực, quốc gia, quy trình…; + Sử dụng các sông vì mục đích hòa bình, phát triển và an ninh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Đối với các công trình thuỷ điện đã xây dựng:

- Rà soát toàn bộ các quy hoạch hồ chứa trên các lưu vực sông, bảo đảm yêu cầu cơ bản là phải sử dụng tài nguyên nước đa mục tiêu, cân bằng giữa lợi ích kinh tế và lợi ích về xã hội, môi trường, bảo đảm phát triển thủy điện bền vững. Cần quy định rõ các nhiệm vụ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên ngay từ giai đoạn quy hoạch.

- Rà soát nhiệm vụ, quy trình vận hành hiện nay của các hồ chứa và hệ thống hồ chứa; điều chỉnh bổ sung nhiệm vụ phòng chống lũ và cấp nước cho hạ du, trong đó quy định, điều chỉnh cụ thể dung tích để thực hiện các nhiệm vụ đó trong từng thời kỳ. Bố trí nhiệm vụ điều tiết dòng chảy cắt giảm lũ chính vụ với dung tích phòng lũ hợp lý ở mỗi công trình và bảo đảm cấp nước cho hạ du vào mùa khô.

- Yêu cầu tất cả các chủ đầu tư hồ chứa thủy điện, thủy lợi:

+ Khẩn trương tự rà soát và tự điều chỉnh nhiệm vụ để bảo đảm khả năng vận hành điều tiết cắt lũ cho hạ du vào mùa lũ chính vụ;

+ Cấp nước như yêu cầu phục vụ đời sống, sản xuất và bảo vệ môi trường, các hệ sinh thái thủy sinh;

+ Bảo đảm biện pháp kỹ thuật cần thiết để loại trừ các đoạn sông chết do xây dựng công trình;

+ Thực hiện việc xin cấp phép khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt như quy định của pháp luật nhằm thống nhất việc quản lý tài nguyên nước nói chung và khai thác sử dụng tài nguyên.

- Trồng lại diện tích rừng và đất rừng do dự án chiếm đất. Ổn định và phát triển sản xuất cho đồng bào vùng tái định cư: Ưu tiên hỗ trợ về phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cả về kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, hỗ trợ giống, kinh phí khuyến nông khuyến lâm… Đó là việc thiết thực và cần thiết lấy lại cân bằng sinh thái, tạo môi trường bền vững.

* Ngoài ra:

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, bảo vệ, khai thác tài nguyên và môi trường các hồ chứa.

- Ban hành cơ chế phối hợp cần thiết để trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước về hồ chứa thủy điện, thủy lợi ở TW cũng như các Sở, ngành và chủ công trình ở địa phương.

- Quản lý thống nhất số liệu và hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường các hồ chứa; Xây dựng và sớm ban hành để thực hiện quy trình vận hành liên hồ trên các lưu vực sông.

- Các chủ công trình phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, về di dân tái định cư, về bảo vệ đa dạng sinh học và các pháp luật liên quan khác.

- Những bất cập phát sinh từ thực tế đối với cơ chế quản lý và chính sách bồi thường, đền bù, hỗ trợ hiện nay đòi hỏi bộ máy quản lý dự án di dân tái định cư thuỷ điện phải đề cao trách nhiệm, gắn bó và nhiệt tình với công việc, sâu sát, lắng nghe, xử lý được những vướng mắc, nắm bắt và giải quyết kịp thời, dứt điểm những khó khăn trong qúa trình thực hiện chính sách ở cơ sở, đảm bảo tiến độ di dời tái định cư vận hành theo hướng đồng bộ, thống nhất.

2. Thuỷ điện Sông Tranh 2 & Phát triển bền vững của địa phương

- Trước tình hình các trận động đất kích thích thường xuyên xảy ra do việc tích nước trong hồ chứa thuỷ điện Sông Tranh 2 cho thấy việc tiếp tục đưa vào sử dụng

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ KHOA HỌC MÔITRƯỜNG VÀO VẤN ĐỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀTHUỶ ĐIỆN (THUỶ ĐIỆN SÔNG TRANH 2) (Trang 47)