Khu vực trên đập

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ KHOA HỌC MÔITRƯỜNG VÀO VẤN ĐỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀTHUỶ ĐIỆN (THUỶ ĐIỆN SÔNG TRANH 2) (Trang 30)

1. Tác động tiêu cực của công trình đập hồ thuỷ điện

1.1.Khu vực trên đập

* Đối với môi trường:

1) Nhấn chìm rừng đầu nguồn, gia tăng nạn phá rừng; giảm lượng CO2 trong không khí được hấp thụ

- Dễ thấy rằng, việc xây dựng những hồ chứa nước thủy điện đã nhấn chìm không ít khu rừng đầu nguồn cũng đồng nghĩa với việc làm mất đi những bể chứa CO2 hữu hiệu. Hay làm tăng phát thải CO2 vào khí quyển. Giới phân tích cho biết, để tạo 1MW công suất thủy điện, phải mất đi từ 10 – 30 ha rừng và để có 1.000 ha hồ chứa nước cũng cần san phẳng, giải phóng từ 1.000 - 2.000 ha đất ở phía thượng nguồn.

+ Đến năm 2012, tại nước ta có đến 119 thủy điện liên quan đến 47 khu rừng đặc dụng, mỗi khu bảo tồn của vườn quốc gia cõng 2,5 dự án thủy điện. VQG Cát Tiên có 6 dự án, Hoàng Liên có 6 dự án, khu bảo tồn Sông Tranh có 7 dự án...

+ Đơn cử như tỉnh Phú Yên, theo báo cáo kết quả giám sát quá trình triển khai các dự án thủy điện trên địa bàn của Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên vào đầu năm 2012, Phú Yên có 3 thủy điện lớn đang hoạt động là Sông Hinh, Sông Ba Hạ và Krông H’Năng với tổng công suất 354MW. Ba thủy điện này ngốn hơn 10.024 ha đất nông nghiệp, lâm nghiệp, gồm hơn 1.000 ha rừng tự nhiên, rừng phòng hộ,

rừng đầu nguồn. Và trong quy hoạch, tỉnh Phú Yên sẽ tiếp tục phát triển 12 thủy điện nhỏ với tổng công suất 71,2 MW, theo đó nhiều diện tích rừng sẽ tiếp tục bị mất do thủy điện.

+ Không chỉ tỉnh Phú Yên, mà nhiều địa phương khác như: Quảng Nam, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Kon Tum… để thực hiện các dự án thủy điện, nhiều khoảnh rừng nguyên sinh hoặc rừng phòng hộ đã bị mất. Theo Ths Nguyễn Đăng Thạch, giảng viên ĐH Bách khoa Đà Nẵng, sự ra đời ồ ạt của hàng trăm thủy điện vừa và nhỏ là thủ phạm gây nên đại nạn phá rừng… Theo TS Lê Thị Nguyện - ĐH Huế, Quảng Nam chỉ mới triển khai 4 nhà máy thủy điện trên tổng số ban đầu là 62 dự án (nay rút lại còn 47 dự án - PV) mà đã mất trên 4.000 ha rừng liên quan, phục vụ cho các công trình xây dựng và 6.000 ha rừng phải chặt bỏ để kéo đường dây điện. Còn TS Đào Trọng Hưng cũng đưa ra dẫn dụ về thủy điện Hương Sơn (Hà Tĩnh), với công suất 33MW, qua mấy lần chuyển đổi… rừng mất dần, tổng cộng đã làm mất đến 400ha rừng...

- Việc xây dựng các công trình thuỷ điện cũng là nguyên nhân làm gia tăng nạn phá rừng, làm suy giảm tài nguyên rừng . Thủy điện phát triển tràn lan, người dân vùng tái

HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT K22 Trang 31

Hình 18: Rừng bị chặt để làm thủy điện ở Gia Lai Ảnh: Phạm Tuyên .

định cư bị đẩy sâu vào vùng lõi rừng phòng hộ, người dân không có đất sản xuất nên phải vào rừng, phá rừng để canh tác. Thủy điện tích nước tạo điều kiện cho lâm tặc “tiếp cận” với rừng để chặt phá rừng và vận chuyển lâm sản trái phép.

Điển hình: từ khi khởi công thủy điện Sông Bung 4 (Quảng Nam), nạn phá rừng ở vùng giáp ranh hai huyện Nam Giang - Tây Giang cũng diễn ra nghiêm trọng… Năm 2010, Kiểm lâm Quảng Nam phát hiện và lập biên bản 1.581 vụ phá rừng; khởi tố, chuyển hồ sơ vi phạm để điều tra truy tố 11 vụ, tịch thu 856 m3 gỗ tròn, 1.964 m3 gỗ xẻ và nhiều loại phương tiện khác, thu nộp ngân sách 17,7 tỷ đồng. Từ tháng 9/2011 đến nay, riêng tại huyện Phước Sơn đã phát hiện 27 vụ vi phạm, tạm giữ gần 100m3 gỗ, khởi tố 2 vụ.

2) Phá vỡ sự cân bằng hệ sinh thái xung quanh; ngăn cản sự sinh sản, di trú của nhiều loài cá.

Các nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng các dự án nhà máy thuỷ điện lớn có thể phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái xung quanh, biến những đoạn sông nước chảy xiết thành những cái ao tù đọng. Gây hại đến môi trường như hiện tượng mất đa dạng sinh học, làm giảm sút hệ thủy sinh, mất những loài cá di cư đẻ trứng vùng thượng nguồn.

- Xây dựng đập trên dòng chính sông sẽ dẫn tới việc lắng đọng phần lớn phù sa trong lòng hồ mới hình thành. Khi phù sa lắng đọng lại trong hồ, xảy ra một hiệu ứng gọi là “thừa mứa dinh dưỡng” có thể làm cho lượng ôxy cung cấp bị suy giảm, làm ảnh hưởng hệ sinh thái trong hồ. Đó là do lúc này, lượng dinh dưỡng trở nên nhiều hơn và nhiều sinh vật tập trung ở đó hơn để tiêu thụ nguồn dinh dưỡng dồi dào này, cũng có nghĩa là tiêu thụ nhiều ôxy hơn, gây ra hiện tượng suy giảm ôxy trong hồ chứa. Việc phá rừng đào hồ, xây đập chặn dòng đã làm biến đổi lớn hệ sinh thái trong và xung quanh hồ, làm mất cân bằng hệ sinh thái.

- Từ xa xưa, các hệ động, thực vật đều dựa vào dòng chảy để sinh sản, di trú. Việc xây dựng đập làm thay đổi dòng chảy đến các cửa sông, ngăn cản những con đường di cư của loài cá, và gây nguy hiểm cho các khu vực cá đẻ và ấp trứng được coi là nguyên nhân làm sụt giảm nghiêm trọng nguồn cá tại vùng vịnh Mexico, Biển Đen, Caspien hoặc San Francisco... Cũng theo các nhà sinh học, khoảng 20% loài sinh vật nước ngọt trên bờ vực tuyệt chủng do tác động của những con đập ngăn các dòng sông.

Điển hình: Các đập nước dọc theo bờ biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương của Bắc Mỹ đã làm giảm lượng cá hồi vì chúng ngăn cản đường bơi ngược dòng của cá hồi để đẻ trứng, thậm chí ngay khi đa số các đập đó đã lắp đặt thang lên cho cá. Cá hồi non cũng bị ngăn cản khi chúng bơi ra biển bởi vì chúng phải chui qua các tuốc-bin .

Điều này dẫn tới việc một số vùng phải chuyển cá hồi con xuôi dòng ở một số khoảng thời gian trong năm.

3) Sản sinh một lượng lớn khí nhà kính: metan và carbon dioxi, gây biến đổi khí hậu toàn cầu

Ngày càng có nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, các hồ chứa nước, đặc biệt ở vùng nhiệt đới, là nguồn đáng kể gây ô nhiễm khí nhà kính quy mô toàn cầu. Các nhà nghiên cứu Brazil ước tính năm 2007 rằng, khí metan từ các hồ chứa, đập thủy điện chịu trách nhiệm đối với 4% biến đổi khí hậu do con người gây ra.

- Khí nhà kính, chủ yếu methane (CH4) và carbon dioxide (CO2), được phát thải từ tất cả vài chục hồ chứa nước được khảo sát. “Nhiên liệu” cho những phát thải này là việc thối rữa, phân hủy trong môi trường kỵ khí của chất hữu cơ có trong thực vật và đất đai bị ngập nước khi hồ chứa lần đầu tích nước. Metan bay vào khí quyển khi nước được xả từ đập để làm quay turbin. Do hệ thống ống dẫn nước cho các tua-bin thủy điện thường được đặt sâu dưới đáy hồ, dưới điều kiện áp suất cao, khí mêtan trong nước dễ dàng thoát ra ngoài. Khí thoát ra từ bề mặt hồ chứa, các turbin, đập tràn và hàng chục cây số phía hạ nguồn. Carbon trong sinh vật phù du và thực vật sống và chết trong hồ chứa, mảnh vụn (cát, sỏi…) bị rửa trôi từ nguồn nước phía trên và tình trạng ngập lụt theo mùa khu vực xung quanh hồ chứa khiến việc phát thải khí nhà kính kéo dài liên tục, chừng nào hồ chứa còn tồn tại.

Hình 19: Các yếu tố chính ảnh hưởng phát thải khí nhà kính của đập nước (Đồ họa: International Rivers)

- Lượng phát thải lớn nhất ở vùng khí hậu nóng. Các nhà máy thủy điện công suất lớn ở vùng nhiệt đới có thể tác động việc trái đất ấm lên với mức độ lớn hơn rất nhiều so với những nhà máy chạy bằng năng lượng hóa thạch có cùng sản lượng điện. Theo bản báo cáo của Uỷ ban Đập nước Thế giới (WCD), ở nơi nào đập nước lớn hơn so với công suất phát điện (ít hơn 100 watt trên mỗi km 2 diện tích bề mặt) và không có việc phá rừng trong vùng được tiến hành trước khi thi công đập nước thì khí nhà kính phát ra từ đập có thể cao hơn những nhà máy nhiệt điện thông thường. Ở các hồ chứa

phía Bắc Canada và Bắc Âu, sự phát sinh khí nhà kính khoảng 2 đến 8% so nhà máy nhiệt điện.

4) Thay đổi kết cấu địa chất dữ dội

- Cuối cùng, các đập nước lớn làm thay đổi kết cấu địa chất dữ dội đến mức đó có thể là nguyên nhân dẫn đến các thảm họa kinh khủng như động đất hay lũ lụt. Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Columbia (Mỹ) cho thấy trận động đất kinh hoàng làm 80.000 người chết và mất tích ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc tháng 5/2008 có thể khởi nguồn sâu xa từ việc tích trữ 320 triệu tấn nước ở hồ chứa Zipingpu, cách nơi xảy ra động đất hơn 1,5km. Lời giải thích là việc nén một lượng nước quá lớn ở một khu vực chật hẹp có thể gây ra những nứt gãy bên dưới các lớp địa chất mới hình thành.

5) Tăng lượng mưa, thay đổi khí hậu địa phương

- Các nhà khoa học cũng đã tập trung vào tác động của các đập nước đến khí hậu địa phương. Có nhiều số liệu thu được đã chứng minh rằng lượng nước có trong hồ chứa bốc hơi đã làm thay đổi chế độ mưa xung quanh một khu vực rộng lớn. Mặt khác bầu khí quyển trên mặt nước hồ có độ ẩm cao thường gây ra sương mù dày đặc, gần như mưa phùn. Những tác động như vậy rất đáng kể. Trong một nghiên cứu thấy rằng hồ chứa nước như đập thủy điện có thể tăng 4% lượng mưa mỗi năm.

- Chẳng hạn, một nghiên cứu của các nhà khoa học ĐH Talca Chile, đã kiểm tra dữ liệu của hàng trăm 50 vũ lượng kế, đo lượng mưa gần hồ chứa nước ở các khu vực khác nhau trên khắp đất nước họ đã thấy rằng lượng mưa cao nhất tại các trạm khí tượng ở gần các nguồn nước, rõ nhất ở các vùng khí hậu khô.

TS. Pablo Garcia – Chevesich, ĐH Aiona cho biết: “Nếu tại địa phương xây một đập chứa nước lớn thì nhiều yếu tố khí hậu sẽ thay đổi thậm chí điều đó dẫn đến ngập lụt.”

* Đối với con người: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc xây dựng các công trình đập hồ thuỷ điện cần rất nhiều nước và đất. Điều đó

tốn kém rất nhiều thời gian và tiền bạc, đồng thời làm xáo trộn cuộc sống của người dân trong vùng. Làm biến dạng cấu trúc của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số.

1) Mất diện tích đất ở và đất canh tác

- Xây dựng đập hồ không những làm mất rừng đầu nguồn mà còn nhấn chìm một diện tích lớn đất ở và đất canh tác để làm hồ chứa. Điều này đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.

Bảng 7: Ước tính diện tích đất-rừng bị mất do xây dựng công trình thủy điện ở nước ta

Năm Tổng công suất lắp máy(MW) Diện tích đất - rừng bị mất(ha)

2010 10.211 275.697

2015 19.874 536.598

2020 24.148 651.996

Bảng 8: Ước tính tổng diện tích đất - rừng bị mất do các hồ chứa thủy điện trên các lưu vực sông ở Bắc Trung Bộ

TT Lưu vực sông Diện tích đất - rừng bị mất (ha)

Vận hành Đang xây Dự kiến Tổng

1 Mã 5908 17550 0 23458 2 Cả 13446 13918 2254 29618 3 Gianh 486 675 0 1161 4 Thạch Hãn 3116 918 0 4034 5 Hương 7965 2530 1507 12002 6 Các lưu vực khác 62 513 0 575 Tổng cộng 30983 36104 3761 70848

2) Thiệt hại kinh tế, xáo trộn cuộc sống người dân, tăng tỉ lệ thất nghiệp

- Chính sách đền bù, tái định cư cho người dân trong khu vực mới chỉ dừng ở việc đền bù sử dụng đất và các tài sản bị thiệt hại trực tiếp. Các thiệt hại gián tiếp và vô hình khác, về thu nhập, về kinh tế như lợi thế từ vị trí kinh doanh, đánh bắt cá, từ sản phẩm rừng… chưa được tính đến. Nhiều quy định chồng chéo và thay đổi liên tục, không căn cứ vào các quy định pháp luật khiến cho đời sống của người dân bị xáo trộn.

- Vấn đề di dân và tái định cư cho dân cư nông nghiệp sống trong vùng hồ chứa không đơn giản, tác động về mặt xã hội sẽ rất lớn và lâu dài. Vấn đề là phải dành một diện tích canh tác rất lớn để phân chia và xây chỗ ở cho các người tái định cư. Đối với trường hợp người nông dân sau định cư sẽ phải kiếm sống bằng những ngành nghề phi nông nghiệp nếu không có chính sách hỗ trợ dạy nghề, kiếm việc làm thì thất nghiệp là chắc chắn và Nhà nước lại phải tiếp tục hỗ trợ đời sống lâu dài.

3) Phá huỷ các công trình, địa điểm văn hoá có giá trị tinh thần, phá huỷ bản sắc văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số

- Trong nhiều trường hợp không một khoản bồi thường nào có thể bù đắp được sự gắn bó của họ về tổ tiên và văn hoá gắn liền với địa điểm đó vì chúng có giá trị tinh thần đối với họ. Hơn nữa, các địa điểm quan trọng về mặt lịch sử và văn hoá có thể bị biến mất, như dự án Đập Tam Hiệp ở Trung Quốc, đập Clyde ở New Zealand và đập Ilisu ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.

- Các công trình đập hồ thuỷ điện không chỉ tàn phá rừng núi, xâm hại môi sinh mà còn góp phần hủy hoại triệt để bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số bằn g các khu tái định cư. Mất văn hóa cũng đồng nghĩa với việc mất đi một phần sức bền xã hội, làm giảm sức bền của cộng đồng.

Đối với sự thiệt hại về kinh tế có thể làm lại được, nhưng sự mất mát các giá trị văn hóa thì vô phương khôi phục, hoặc có cố làm lại thì cũng chỉ

là thứ văn hóa giả, đơn cử trường hợp các làng tái định cư A Vương, Sông Tranh 2, 3, Đắc My... ở tỉnh Quảng Nam làm ví dụ.

4) Đe doạ đến sự an toàn của người dân trong khu vực

- Như ta đã biết, các đập nước lớn làm thay đổi kết cấu địa chất dữ dội đến mức đó có thể là nguyên nhân dẫn đến các thảm họa kinh khủng như động đất hay lũ lụt, đe doạ gây thiệt hại về người và tài sản của người dân trong vùng bị ảnh hưởng.

- Bên cạnh đó, các rủi ro có thể đến từ thuỷ điện như vỡ đập thuỷ điện… đặt cuộc sống của người dân trong sự bấp bênh, lo lắng.

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ KHOA HỌC MÔITRƯỜNG VÀO VẤN ĐỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀTHUỶ ĐIỆN (THUỶ ĐIỆN SÔNG TRANH 2) (Trang 30)