Cảm hứng Phật giáo trong văn chương Hồ Anh Thái

Một phần của tài liệu Văn hóa Ấn Độ trong danh sách của Hồ Anh Thái (Trang 49)

B. Phần nội dung

2.3. Cảm hứng Phật giáo trong văn chương Hồ Anh Thái

Trong những nhân tố tạo lập nên tư tưởng văn chương của Hồ Anh Thái có lẽ nhân sinh quan Phật giáo đóng vai trò quan trọng. Phải nói rằng dấu ấn của tôn giáo lớn này in đậm trong văn xuôi của Hồ Anh Thái, tạo thành một nguồn cảm hứng sáng tác dồi dào trong anh (mà khoảng thời gian sống và làm việc trên đất Ấn là một cơ duyên hiếm có). Không kể hai truyện ngắn Đến muộn, Kiếp người đi qua (trong Tiếng

thở dài qua rừng kim tước) và tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi trực tiếp viết

về hình ảnh Đấng Giác Ngộ, Hồ Anh Thái còn có những tác phẩm lấy cảm hứng từ giáo lý nhà Phật như: Cõi người rung chuông tân thế, Bốn lối vào nhà người. Và chính nguồn cảm hứng Phật giáo này đã ảnh hưởng và chi phối khá nhiều tới phong cách văn chương của Hồ Anh Thái, mang lại cho ngòi bút của anh một chất giọng đặc trưng: chất triết lý và thiền định sâu lắng.

2.3.1 Vai trò của Phật giáo trong xã hội Ấn Độ

Ấn Độ là nơi khai sinh ra hai tôn giáo lớn và lâu đời bậc nhất trên thế giới là đạo Hindu và đạo Phật cùng một số tôn giáo nhỏ hơn như đạo Sikh, đạo Jain… và chấp nhận cả những tôn giáo được truyền đến từ những vùng đất khác nhau như đạo Hồi, đạo Thiên chúa, đạo Thờ Lửa…. Các tôn giáo này có rất nhiều điểm khác nhau, thậm chí là bất đồng, và trong lịch sử đã có không ít xung đột mang động cơ và màu sắc tôn giáo. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng các tôn giáo đã tìm thấy ở Ấn Độ một mảnh đất lý tưởng cho sự tồn tại song song và hòa bình với những tôn giáo khác, đã bổ sung tính đa dạng cho phong tục tập quán, văn hóa xã hội Ấn Độ.

Ra đời khoảng 500 năm trước CN, đạo Phật là một trong những tôn giáo lâu đời nhất của loài người. Theo các nhà nghiên cứu, đạo Phật không hẳn là một tôn giáo mà đúng hơn là một hệ thống triết lý nhân sinh và quy tắc đạo đức. Còn theo J.Nehru, “đạo Phật là sản phẩm điển hình của tư duy và văn hóa Ấn Độ”. Mặc dù đã có thời cực thịnh phát triển mạnh hơn cả đạo Hindu, tuy nhiên trong quá trình phát triển, đạo Phật ở Ấn Độ ngày này chỉ chiếm khoảng 0,75% dân số với khoảng gần 10 triệu tín đồ. Nhưng ảnh hưởng và vai trò của đạo Phật vẫn rất mạnh mẽ trong ý thức và sinh hoạt của người dân Ấn. Phật giáo đã ăn sâu vào phong tục tập quán, lối nghĩ và hành xử của người Ấn, trở thành một nét đặc trưng văn hóa tạo nên tính cách dân tộc Ấn. Ví dụ như tập tục ăn chay trước là của Phật giáo nhưng đã được Hindu giáo học tập và trở thành một trong những tập tục phổ biến trên cả nước. Do vậy, muốn cắt nghĩa và truy tìm cội rễ văn hóa Ấn Độ không thể bỏ qua vai trò và sức ảnh hưởng của Phật giáo.

2.3.2 Tinh thần giải thiêng Đức Phật

Trong tâm thức nhân gian, các bậc đại tôn sư, những người khai sinh các tôn giáo lớn trên thế giới hầu như tồn tại bằng sắc màu lấp lánh của huyền thoại nhiều

hơn là bằng di sản tư tưởng hoặc hành trang thực tế của cuộc đời họ. Đức Jesus Christ của đạo Thiên Chúa, hay Đức Phật Thích Ca của đạo Phật đều là những nhân vật như vậy. Vì quần chúng tìm thấy ở các nhà tư tưởng khai sinh tôn giáo một đấng Thượng đế nhân hình, một quyền năng sinh tạo và huỷ diệt mạnh mẽ đến mức có thể thoả mãn mọi cầu khẩn của chúng sinh. Tâm thức như vậy khi đi vào trong sáng tác văn học tạo nên những huyền thoại sống động và đầy màu sắc kỳ ảo. Cũng viết về đề tài Phật giáo và lấy Đức Phật làm hình tượng trung tâm nhưng Hồ Anh Thái có cách tiếp cận và xử lý chất liệu rất đặc biệt. Anh không có ý định xây dựng Đức Phật của mình theo mẫu hình mà Võ Đình Cường đã làm trong Ánh Đạo Vàng, cũng không rập khuôn công

thức của mà của nhà sư Thích Nhất Hạnh ứng dụng trong Đường xưa mây trắng, tức

là không biến nhân vật Đức Phật của mình thành một đấng giác ngộ huyền bí với những năng lực siêu nhiên. “Viết về sự phát tích của Đức Phật, Hồ Anh Thái không chỉ viết tiểu sử Phật bằng những huyền thoại mà dựng hình ảnh Đức Phật lịch sử. Anh đã khai thác triệt để nguồn văn minh sông Hằng, văn hoá Ấn Độ, bóc dỡ những lớp sương mù huyền thoại tôn giáo để tìm ra vấn đề thuộc vào cốt lõi con người Đức Phật, và cõi tâm linh sâu thẳm” [42].

Cuốn sách của Hồ Anh Thái được hình thành trên cấu trúc luân phiên (không đều nhau) giữa các chương Tôi, Đức Phật, Savitri. Trong đó, các chương Đức Phật được kể lại bằng giọng điệu khách quan của một nhân vật người kể chuyện “biết tuốt”. Nó khác với các chương Savitri, vốn là tự thuật của nàng Savitri về tiền kiếp của mình (người kể xưng Ta); khác với các chương Tôi, vốn là lời kể của nhà nghiên cứu Ấn Độ về quá trình cùng Savitri hành hương trên đất Phật (người kể xưng Tôi). Với những chương được kể từ điềm nhìn của người kể chuyện “biết tuốt” cuộc đời của Đức Phật được kể lại một cách chân xác ở những mốc quan trọng nhất từ khi còn là hoàng tử Siddhartha, khi trở thành Đấng Giác Ngộ truyền bá giáo lý cho chúng sinh đến khi nhập diệt vào cõi Niết Bàn ở tuổi 80. Nhưng nếu chỉ có vậy thì những trang viết của Hồ Anh Thái có khác gì so với những sự kiện đã được ghi chép trong kinh Phật? Cái mới của Hồ Anh Thái là quan điểm trong việc xử lý những tư liệu liên quan xa gần đến Đức Phật mà anh đã dày công thu thập được trong suốt sáu năm sống trến đất Ấn Độ. Quan điểm và tinh thần đó có người gọi là tinh thần “giải thiêng” Đức Phật. Còn theo phát biểu của Hồ Anh Thái với báo chí thì nhà văn “tôn trọng những ý

kiến phê bình cho rằng tiểu thuyết của tôi nhằm mục đích giải thiêng. Nhưng tôi không tán thánh ý kiến này. Tôi chỉ muốn qua trang viết của mình, xây dựng một hình ảnh Đức Phật gần gũi, giản dị đến được với mọi người, gạt mây mù và ánh sáng huyền thoại bao quanh đời Phật… Những bậc vĩ nhân là những hình ảnh rất thiêng liêng. Không thể có bất cứ một mục đích hay mưu toan nào có thể thực hiện việc “giải thiêng” hình tượng của họ” (Theo evan.com.vn). Nhưng theo người viết, xét về một mặt nào đó thuật ngữ “giải thiêng” cũng không phải là hoàn toàn đi ngược lại quan điểm của nhà văn nhưng quan trọng là ta cần phải xác định lại nội hàm của thuật ngữ này để tránh những hiểu nhầm. Hồ Anh Thái đã sử dụng phuơng thức giải thiêng trong việc xây dựng hình tượng Đức Phật. Và giải thiêng ở đây không có nghĩa là báng bổ thánh thần mà theo nghĩa quét sạch mây mù huyền thoại bao quanh cuộc đời Đức Phật để làm hiển lộ chân dung một nhà hiền triết, một nhà tư tưởng đã tìm ra con đường giải thoát cho chúng sinh khỏi những nỗi khổ trần gian.

Xuyên suốt các chương Đức Phật người đọc nhận thấy thường xuyên có một sự phản biện ngầm của tác giả trước những chi tiết mang màu sắc huyền thoại về Đức Phật mà kinh điển Phật giáo đã ghi lại. Với sự kiện Phật ra đời, Ánh Đạo Vàng miêu tả như một sự kiện đầy kỳ lạ “Sớm mai này trong vườn Lâm-tì-ni, chim thi nhau chuốt giọng trên cành; hoa thi nhau trải màu trên lá; và hương từ bốn phương dồn lại, xông lên ngào ngạt khắp vườn. Hoàng hậu Ma-gia thấy sự lạ, ngự ra xem. Ngài khoan thai đi từng bước một, lòng khoan khoái và nhẹ nhàng như có cánh bay. Đi đến gốc cây Vô ưu thì Ngài sinh thái tử. Mặt trời xuất hiện ở phương Đông, hồng hào và tròn trĩnh như mặt Người vừa xuất thế! Hào quang phóng từng luồng dài, xoè ra như cánh quạt quét sạch những bóng đêm. Bầu trời trong xanh như đúc bằng ngọc thạch. Từng luồng gió thơm mát ngân vui trong lá mừng”. Còn trong Đức Phật, nàng Savitri và tôi, sự kiện đó được kể lại một cách khách quan và người kể không quên chêm vào đó

những lời bình luận mang tính “giải thiêng” như: “Hoàng hậu chửa trâu, người ta bảo nhau, có mang mười tháng rồi mà vẫn chưa lâm bồn”; hay “Hoàng tử mới ra đời thì hoàn toàn tỉnh táo. Trắng hồng bụ bẫm. Xứ Ấn da trắng như vậy thì cũng coi như toả hào quang”. Hồ Anh Thái cố tình “lờ” đi nhiều chi tiết mang tính huyền thoại khác – việc Đức Phật dùng phép thần thông để dẹp trừ các ma vương chẳng hạn- trong khi chú ý tăng cường các chi tiết hết sức đời thường về Đức Phật: Phật chỉ có thể làm

chậm lại, chứ không thể ngăn cản việc bộ tộc Thích Ca của Ngài bị tàn sát dưới ngọn lửa hận thù của vua Vidudabha; Phật cũng đành bất lực trước những xích mích vẫn còn âm thầm kéo dài giữa các phe phái ở Kosambi cũng như sự khô đạo của vua Udena… Sự kiện Đức Phật nhập diệt thường được thuật lại như một sự huyền bí linh thiêng của một Đấng chí tôn đi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng Hồ Anh Thái lại dựng lại với những chi tiết khá trớ trêu: Người chết vì những thứ bệnh hết sức “đời thường” như đau khớp, đường ruột, huyết lị; trước thi thể của bậc đại giáo chủ, các đệ tử còn phải phân bua một hồi mới đóng góp được một chút tiền lo cho việc tang lễ, để rồi trên giàn hoả táng “đôi chân Phật bọc trong vải trắng vẫn còn thìa ra khỏi bệ củi. Lượng củi gỗ thu thập được quá ít ỏi”.

Tinh thần giải thiêng còn được thể hiện qua việc phát triển đạo pháp và xây dựng giáo hội của Đức Phật. Ngài chinh phục được các đại vương vùng Bắc Ấn không phải bằng phép thuật thần kỳ mà bằng chính trí tuệ và tấm lòng từ bi của Ngài. Về phương diện này, Đức Phật là một lãnh đạo giáo đoàn khôn khéo và thông minh. Mặt khác, ở nhiều chi tiết rải rác, Hồ Anh Thái cũng chủ ý làm nổi bật một thực tế rằng nguyên tắc tổ chức giáo hội và hệ thống giáo lý, giới luật của Phật giáo không hề là kết quả của một sự mặc khải “một lần cho tất cả”. Nó là cả một quá trình điều chỉnh liên tục để đi dần đến hoàn thiện. Ví như luật cấm người xuất gia uống rượu (giới tửu), luật thu nhận thêm các ni (sư nữ) bên cạnh các tăng… “Cứ thế, từ tốn trong cách kể và kiên trì với tinh thần giải thiêng triệt để, tác giả rút tỉa từ khối tư liệu của mình những chi tiết khả tín và đắc dụng, sắp xếp chúng để tạo nên một truyện kể của riêng mình về cuộc đời Đức Phật. Đức Phật đã trở thành nhân vật của Hồ Anh Thái. Nhân vật này hiện lên với diện mạo của một hiền giả, một triết gia, một nhà tư tưởng vĩ đại nhưng vẫn không thôi đậm chất Người” [43].

Và sự tồn tại của nàng công chúa Savitri cùng “tình yêu dữ dội” (chữ dùng của Hồ Anh Thái) dành cho hoàng tử Siddhartha đã hoàn tất quá trình giải thiêng hình ảnh Đức Phật. Một vài chi tiết trong cuộc đời Đức Phật đã được kể lại trong chương Đức Phật lại tiếp tục được kể lại qua sự hồi tưởng về tiền kiếp của Savitri với cái nhìn đậm màu sắc chủ quan. Với người đời Đức Phật là Đấng giác ngộ, là bậc Khai sáng, đấng chí tôn, là Buddha… nhưng đối với Savitri bao giờ và lúc nào đó cũng chỉ là hoàng tử Siddhartha mà cô đã “trộm yêu” từ năm lên bốn. Người phụ nữ có dục tình

mạnh mẽ, có khát vọng yêu cháy bỏng này luôn khao khát có thể “chiếm đoạt” được thân thể Đức Phật, dù chỉ là một lần. Cô không hề giấu giếm ý định ấy của mình: “Ta chiếm đoạt Yasa. Mường tượng mình đang chiếm đoạt hoàng tử Siddhartha. Ta gục xuống nằm yên lặng bên Yasa. Mường tượng mình đang ôm ngang người Siddhartha mà thiếp đi”; “Ta chỉ mong những người xung quanh lập tức biến đâu mất như có phép lạ. Chỉ còn mình ta với Siddhartha. Lúc ấy người đàn bà trong lốt vị sư hiền lành sẽ trở thành hổ dữ. Ta thầm hỏi phương cách cưỡng đoạt bất ngờ đã làm với Yasa có thể thành công với Yasa được không. Không dám chắc. Trừ phi tìm ra cơ hội để thử”. Dục vọng luôn theo đuổi và cuối cùng người đàn bà này đã hoàn thành tâm nguyện của mình nhưng là khi Đức Phật đã đi vào cõi Niết bàn “Thời thanh xuân, ta biết bao lần mơ được chạm vào người chàng như thế này. Mơ được tắm cho chàng. Giờ thì ta đã được tự tay múc nước tắm cho chàng. Lần duy nhất. Ta đi đến tận cùng thoả nguyện”. Xây dựng hình ảnh Savitri với dục lạc bao quanh như thế Hồ Anh Thái không mục đích báng bổ, nhạo báng hình ảnh thánh thần. Mà như anh nói “Phần lớn sách nghiên cứu đều miêu tả Đức Phật là người đàn ông cực kỳ quyến rũ. Trong sử sách cũng ghi nhiều chuyện ngài bị phiền vì phụ nữ và phải chịu nhiều vụ án oan. Vì thế, tôi nghĩ mình có đủ cơ sở để tin rằng trong đời Phật có nhiều phụ nữ theo đuổi ngài nồng nàn và mãnh liệt như nàng Savitri”. Đó hoàn toàn là logic của đời sống và quy tắc của sự hư cấu nghệ thuật mà “sự phân tâm và lãng quên của thời gian và lịch sử” (Đức Phật, nàng Savitri và tôi) đủ cho phép người nghệ sĩ sáng tạo lên những

hình tượng theo cách thức riêng của mình!

2.3.3. Sự biểu hiện tư tưởng Phật giáo

Qua các chương về Đức Phật trong tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi, Hồ Anh Thái không chỉ dựng lại câu chuyện biên niên về cuộc đời Đức Phật mà qua cuộc đời của Đấng Giác Ngộ những nguyên lý cơ bản của học thuyết Phật giáo đã được chuyển tải một cách nhuần nhuyễn, chủ yếu là tư tưởng về sức mạnh của tình yêu thương và lòng từ bi. Khi một người làm điều xấu thì tương lai người đó sẽ đau khổ, còn một khi hành động với tình yêu thương thực sự thì người đó sẽ gặt hái được niềm vui và hạnh phúc”, “khi không còn hận thù, trái tim con người chỉ còn tràn đầy lòng yêu thương; và “chính lòng từ bi này sẽ đem đến bình yên và hạnh phúc”, “chỉ

có tình thương mới diệt trừ được hờn oán. Lấy oán trả oán thì oán còn”; là tư tưởng về nghiệp báo, về luân hồi… (được nói rõ hơn trong phần giọng điệu ở chương 3).

Tư tưởng nhà Phật không chỉ được thể hiện thông qua những lời giáo huấn trực tiếp của Đức Phật mà còn được chuyển tải qua cuộc đời và số phận của các nhân vật. Hồ Anh Thái đã lý giải số phận con người bằng cái nhìn Phật giáo. Đó là quy luật nhân quả, luật luân hồi và sức mạnh của tình thương, của sự giác ngộ qua cuộc đời của tên cướp Anguli Mali, cuộc đời của Ajatasatru và cuộc đời của công chúa Savitri. Anguli Mali đã xuống tay hãm hại biết bao người và trở thành một tên cướp lạnh lùng khét tiếng. Tưởng như không gì có thể làm rung động trái tim của tên cướp máu lạnh đó. Nhưng tấm lòng và sự từ bi của Đức Phật đã cảm hoá được Anguli và đưa anh trở về con đường chính đạo, làm một người lương thiện. Nhưng quá khứ không dễ dàng ngủ yên. Con người phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những hành động và lỗi lầm trong quá khứ của mình. Anguli đã phải trả giá cho quá khứ để đổi lấy sự thanh thản và bình yên tuyệt đối “Thưa Đấng giác ngộ, con giờ mới thực hiểu giáo lý của người. Nỗi đau con chịu đựng ngày hôm nay đã giúp con xoá được nỗi đau của quãng đời lầm lỗi. Con đã chịu đựng đau đớn trong sự thấu hiểu và tình thương với mọi sinh linh, đặng xoá bỏ cho được hận thù muôn đời”. Như vậy theo

Một phần của tài liệu Văn hóa Ấn Độ trong danh sách của Hồ Anh Thái (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)