Sức sống mãnh liệt và khao khát theo đuổi giá trị cuộc sống

Một phần của tài liệu Văn hóa Ấn Độ trong danh sách của Hồ Anh Thái (Trang 30)

B. Phần nội dung

2.1.2 Sức sống mãnh liệt và khao khát theo đuổi giá trị cuộc sống

Người Ấn sùng đạo, sống cam chịu và bền bỉ. Người Ấn ít nói và có cảm giác như mỗi cá nhân là một tiểu vũ trụ bất khả xâm phạm. Nhưng đằng sau dáng vẻ âm thầm và chịu đựng, sau vẻ lầm lì đến khó hiểu ấy lại chứa đựng những trái tim nhiệt thành, khát sống.

Tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi là một câu chuyện đan xen giữa giả tưởng và chân sử về một nhân vật có thực trong lịch sử Ấn Độ - Đức Phật. Và xét về một khía cạnh nào đó có thể coi như là cuốn hồi ký về cuộc đời của nàng công chúa Savitri. Sinh ra và lớn lên trong thân phận một công chúa lá ngọc cành vàng, trong một xã hội của những phép tắc và lễ nghi chằng chịt nhưng nàng công chúa này lại mang trong mình tư tưởng đi ngược lại tinh thần của thời đại. Nàng không quá sùng tín thần linh vì “thánh thần chỉ có sẵn có trong những câu chuyện đời xưa”; nàng không ham mê danh vọng và quyền quý vì “dòng dõi là gông cùm, danh hiệu là lưới bẫy”. Ngay từ hồi còn nhỏ, thay vì cố nhồi nhét những sách vở thánh hiền vào đầu thì nàng “chỉ mong ngóng hết giờ học với đạo sư để chạy sang học binh pháp võ nghệ với đám con trai”; không mặc sari đàn bà mà cũng quấn dhoti thành hai ống như đàn ông, lăn xả vào học cung kiếm và tập võ đấu vật, không thêu thùa may vá, không chơi chuyền… Trong mắt nàng công chúa “ngổ ngáo” này mọi giá trị linh thiêng nhất đều bị hạ bệ không thương tiếc. Chảy trong huyết quản của nàng chỉ duy nhất có một thứ đó là sự si tình và khao khát tình yêu, khao khát tận hưởng cuộc sống đến cháy bỏng. Trò chơi duy nhất nàng chơi khi còn nhỏ là “trò đám cưới”. Ngay từ khi bốn tuổi đã mang trong mình mối si tình với chàng hoàng tử đẹp trai Siddhartha và quyết lấy chàng cho bằng được. Và trong suốt cuộc đời, khi còn là công chúa Savitri hay khi là hoàng hậu của một tiểu vương 60 tuổi, khi mang trên mình tội danh bị truy nã khắp nơi hay khi đang sống trong hoan lạc với những người đàn ông khác (như Yasa) thì không lúc nào hình bóng của hoàng tử Siddhartha thôi quấy đảo tâm hồn cô. Vì chàng, cô công chúa nhỏ đã bỏ hoàng cung ra đi. Vì chàng, nàng đã lăn lộn và kiên quyết chống lại cái chết. Vì chàng, người phụ nữ này đã giả dạng là nữ tu trà trộn vào thiền viện của Đức Phật. Vì chàng, nàng vẫn còn mục đích để tồn tại. Với thiên hạ,

Đức phật là đấng giác ngộ, đấng cứu thế. Nhưng với người đàn bà si tình này mãi mãi đó vẫn là hoàng tử Siddhartha rực rỡ trong vành khăn xếp màu đỏ năm nào, dẫu cả khi Ngài đã nhập diệt vẫn còn đó khát khao của kẻ quên mình vì yêu “Thời thanh xuân, ta biết bao lần mơ ước được chạm vào người chàng như thế này. Mơ được tắm cho chàng. Giờ thì ta đã được tự tay múc nước tắm cho chàng. Lần duy nhất. Ta đã đi đến tận cùng thoả nguyện”. Phải chăng vì thế có nhà nghiên cứu đã cho rằng Đức Phật, nàng Savitri và tôi là huyền thoại về một tình yêu và so sánh mối tình của

Savitri - Đức phật với bi kịch tình yêu giữa Mecghi và đức cha Ranphơ (trong Tiếng

chim hót trong bụi mận gai)?

Hai nghìn năm trước có một cô công chúa đã dám chống lại luật lệ của một quốc gia và chấp nhận cuộc sống bị truy nã vì khát sống; hai nghìn năm trước có một người đàn bà si tình coi tình yêu như lẽ sống cuộc đời… hai nghìn năm sau, con người Ấn Độ vẫn mải miết trong những cuộc kiếm tìm và định lượng giá trị của cuộc sống. Chàng Raja vẫn âm thầm trong hi vọng kiếm tìm một tình yêu đích thực. Tiếng sáo của chàng vẫn mải miết vang lên chờ đợi một tiếng đồng vọng. Khi Nilam bỏ nhà chồng ra đi, chàng đã lang thang khắp núi đồi để tìm người yêu. Và khi Nilam dắt tay chàng, chỉ vào một cây kim tước to nhất khu rừng và nói rằng đó chính là nàng Nilam thì “Raja quỳ xuống, ôm lấy một gốc cây kim tước mà vưốt ve, mà gọi tên Nilam, xin được cưới Nilam làm vợ” (Tiếng thở dài qua rừng kim tước). Vì quá si tình mà lú

lẫn? Vì quá đau đớn, thất vọng mà thành ra ngớ ngẩn? Hay vì tin tưởng vào một điều mơ hồ không nói rõ thành lời, đặng giữ lại chút gì đó để tự huyễn hoặc với bản thân, để có cớ mà cầm cự với đời? Suy cho cùng, cả cuộc đời Raja chính là cuộc kiếm tìm Nilam, truy tìm hạnh phúc và tình yêu thánh thiện giữa cuộc đời đầy bão táp. Phải chăng đó cũng là lý do con người ấy tiếp tục tồn tại?

So với Raja thì cuộc đời của Ravi cũng chẳng hạnh phúc hơn. Có được tình yêu của nàng Nilam xinh đẹp nhưng rồi hạnh phúc đã nhanh chóng vượt khỏi tầm tay của cả hai. Dẫu vậy bóng hình của người thiếu nữ năm xưa vẫn luôn ám ảnh Ravi và chàng đã dành cả cuộc đời mình để kiếm tìm hạnh phúc, vẫn luôn “đi tìm một người… chừng ấy năm anh vẫn chưa lấy vợ, cùng lắm chỉ đánh bạn với những cô gái làng chơi”. Nếu không khao khát tình yêu đích thực, Ravi có lẽ đã buông xuôi và chẳng phải nhọc lòng đi tìm một bóng hình trong quá khứ. Nàng Nilam xinh đẹp,

trong sáng ngày xưa đã trở thành một nỗi ám ảnh, một nỗi chờ mong gắn liền với khát vọng hạnh phúc mà Ravi suốt đời đeo đuổi.

Mỗi người đều cố gắng đi tìm những giá trị mà theo họ, là cao quý và đáng đánh đổi, dẫu nhiều khi dưới con mắt của người khác những cố gắng đó chỉ hoài công vô ích. Với hi vọng xin được một triệu rupi để “xây một ngôi đền lớn kiến trúc độc đáo, đủ khiến cho khách du lịch đàn đàn lũ lũ phải dừng chân viếng thăm”, Ananda đã nguyện đứng cả cuộc đời trong tư thế một chân, lặng phắc như một pho tượng thực sự. “Dân làng không mấy tin tưởng rằng Ananda có thể xin được tiền và chỉ coi việc anh đứng một chân trước cổng nhà máy như một loài thực hành yoga mà Ananda vẫn luyện bấy lâu nay” (Người đứng một chân), cũng giống như Gita không thể nào lý giải nổi sức chịu đựng và lòng quyết tâm quá sắt đá của Ananda “về đi anh, hãy quẳng vào xó cái lão giám đốc cùng với nhà máy của lão”. Chẳng ai biết rằng Ananda đã lạc vào một thế giới khác, không còn biết đến thời gian và sự xoay chuyển của sự đời. Trong tâm trí con người này chỉ nung nấu duy nhất một khát vọng là xin được một triệu rupi để xây đền, để thay đổi cuộc sống của những người dân nghèo trong làng. Và cho đến khi chết, đó vẫn là tâm niệm duy nhất ám ảnh, là lẽ sống duy nhất giúp Ananda trụ vững trước thử thách, cám dỗ ở đời. Nhưng đáng tiếc người Ấn này đã “ra đi” trước khi được chứng kiến điều mà cả cuộc đời hằng mơ ước…

Tâm hồn người Ấn có phải hoàn toàn một sự bất khả giải? Đó phải chăng chỉ là những ngôi đền đẹp, kỳ bí mà những người ngoại quốc chỉ có thể đứng từ xa mà chiêm ngưỡng nhưng không thể bước lại gần và chạm tới? Những trang truyện của Hồ Anh Thái đã phần nào đưa ra lời giải cho những thắc mắc đó, phần nào “làm thay đổi quan niệm của chúng ta vẫn giữ về một đất nước mà ở đó mọi khả năng đều rất tiềm tàng” [3, 321]. Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có những phương thức ứng xử riêng với thế giới xung quanh. Người phương Tây “cứ thâm trầm đanh lạnh tính người, thế mà trần trần cả ra đến tận những cái hôn và ham muốn tình dục có thể đọc rõ trong cái nháy mắt của một người không quen biết” (Người Ấn); còn người Ấn “chẳng lẽ cứ phải trắng tinh cả ra, tóc cứ vàng rực sáng bừng cả lên, tâm can cứ lồ lộ mồn một như lũ cá phơi bụng trong những tấm lưới cất lên từ dưới sông Hằng?” (Người Ấn). Đằng sau dáng điệu có vẻ cam chịu, nhẫn nhịn, trầm lặng mộ đạo là những bộ óc thông minh, linh hoạt; là tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và rất sâu sắc.

2.1.3 Hòa hợp với thiên nhiên

Có một di sản lớn mà Phật giáo để lại trong tính cách Ấn Độ là tôn trọng sự sống của muôn loài. Người Ấn quan niệm rằng: lẽ nào người ta lại đi sát sinh, hủy diệt sự sống của những giống loài khác, trong khi ai ai cũng coi mạng sống của mình là quý nhất trên đời? Giáo lý của nhà Phật đó ngấm dần, lan tỏa khắp tiểu lục địa Ấn Độ và ảnh hưởng sáng các tôn giáo khác, cho tới ngày nay đó trở thành một phần tính cách Ấn.

“Trong các thành phố Ấn Độ, chỉ đi một đoạn, một vài cây số, ta sẽ gặp những công viên um tùm rậm rạp như rừng. Đi dạo trong những công viên ấy, sẽ qua những nơi dường như hiếm khi có dấu chân người… Trong những công viên ấy, không ai nuôi mà đầy những chim công và khỉ” (Namaska! Xin chào Ấn Độ).

Đối với người Ấn, sông ngòi cũng được coi là thần. Nền văn minh Ấn Độ được nuôi dưỡng trên vùng hạ lưu các con sông Hằng và Jamuna, trung tâm của Ấn Độ cổ đại. Vì vậy hai dòng sông này được thờ phụng từ thời cổ. Sông Hằng là biểu tượng của trong sạch và thân thiện. Những ai chết trong khu vực sông Hằng đều được lên thiên đường. Hoặc sau khi hỏa táng, tro cốt được rải xuống sông Hằng thì cũng được lên thiên đường. Khi vốc một chút nước sông Hằng trong lòng bàn tay, không một người Hindu nào dám nói dối.

Người Hindu tin rằng một lần tắm nước sông Hằng là rửa sạch tội lỗi. Còn sông Jamuna là biểu tượng của đức hi sinh. Có thể kể ra một loạt những dòng sông thiêng có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh và cuộc sống hàng ngày của người Ấn như: sông Sarasvati, Godavari, Narmada, Indus, Gomti, Gandaki, Shipra…

Với người Hindu giáo, mọi thứ trong vũ trụ đều thiêng liêng. Trong đó, núi non chiếm một vị trí quan trọng trong thần thoại Ấn Độ, là biểu tượng của sức mạnh: các vị thần trong cơn tức giận đó vươn mình đứng dậy thành ngọn núi. Quan trọng nhất là dãy Himalaya. Người Ấn tin rằng trên đỉnh cao nhất của dãy này là thiên đường. Ngoài ra còn có các ngọn núi thiêng khác như Meru, Mandara, Kailash…

Một phần của tài liệu Văn hóa Ấn Độ trong danh sách của Hồ Anh Thái (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)