Một số kiến nghị nhằm quản lý chất lượng dịch vụ ăn uống trên địa bàn Hà Nộ

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng EMPEROR (Trang 29)

a. Kiến nghị với Cục vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội

Cục vệ sinh an toàn thực phẩm cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) ở các nhà hàng, khách sạn, thường xuyên kiểm định về chất lượng và nguồn gốc của các loại thực phẩm mà các nhà hàng, khách sạn đã nhập vào để chế biến thực phẩm. Đặc biệt trong những khoảng

thời gian xảy ra dịch bênh, cơ quan nhà nước và các bộ ngành có liên quan cần giám sát chặt chẽ để ngăn chặn và xử lý kịp thời các cơ sở, các đơn vị vi phạm trong việc sản xuất và tiêu dùng thực phẩm kém chất lượng, không đảm bảo VSATTTP. Đồng thời có trách nhiệm trong việc huy động các thành phần xã hội cùng tham gia vào công tác bảo vệ, đảm bảo chất lượng, VSATTP. Đồng thời, các cán bộ cục VSATTP phổ biến, tuyên truyền, đưa các nội dung của Luật an toàn thực phẩm vào thực tiễn sản xuất kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm, tạo bước đột phá nâng cao hiệu quả quản lý đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm. Nâng cao ý thức và vai trò, trách nhiệm của người tiêu dùng trong giám sát, phát hiện các hành vi gian dối trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

b. Kiến nghị với Bộ giáo dục- đào tạo

Theo báo cáo của Bộ văn hóa thể thao du lịch, hiện cả nước có trên 1,3 triệu lao động du lịch và liên quan, chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả nước, trong đó có khoảng 420.000 lao động trực tiếp làm việc trong các cơ sở dịch vụ du lịch. Như vậy, nhu cầu nhân lực cho du lịch sẽ rất lớn. Năm 2010, nhu cầu lao động trực tiếp trong ngành Du lịch ước tính lên tới 333.400 người và tỉ lệ tăng bình quân mỗi năm là 8,5%, con số tương ứng tại năm 2015 sẽ là 503.200 người và 10,2%. Số lượng lao động qua đào tạo cần tăng thêm khoảng 19.000 người mỗi năm. Đây là cơ hội, nhưng cũng là thách thức khi mà chất lượng lao động của ngành du lịch chưa thực sự đáp ứng được đòi hỏi của thị trường. Trước nhu cầu đào tạo nguồn lực lao động cho du lịch ngày cao tăng nhanh, số lượng các trường đại học đào tạo về chuyên ngành khách sạn, du lịch ngày càng nhiều, tuy nhiên chất lượng đầu ra của các sinh viên lại chưa đảm bảo cho yêu cầu thực tế công việc.

Do đó, Bộ giáo dục- đào tạo cần đạt ra yêu cầu trong việc đào tạo sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề trong cả nước, xây dựng nội dung đào tạo cho sinh viên chuyên ngành quản trị khách sạn, đồng thời yêu cầu các trường phải đào tạo đúng chuyên ngành, đảm bảo được chuẩn đầu ra của từng trường. Ngoài ra, Bộ giáo dục – đào tạo cần phải cử cán bộ quản lý trực tiếp đến các trường để có thể kiểm tra trực tiếp thực tế tình hình đào tạo sinh viên của từng trường.

b. Kiến nghị với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội

Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cần tiến hành xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn phân loại nhà hàng, khách sạn, nhằm khuyến khích các nhà hàng, khách sạn không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình đạt được các thứ hạng theo tiêu chuẩn.

Cần nghiên cứu, đưa ra các giải pháp nhằm thu hút mạnh các khách hàng quốc tế vào việt nam, tiêu dùng dịch vụ trong nước, từ đó làm cho ngành du lịch nước ta

ngành càng phát triển, sự phát triển du lịch cũng kéo theo chất lượng dịch vụ cũng ngày một phải nâng cao, thúc đẩy các nhà cung ứng, nhà kinh doanh dịch vụ ăn uống có những biện pháp để nâng cao được chất lượng dịch vụ ăn uống của mình hơn nữa.

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng EMPEROR (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w