0
Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI NHÀ HÀNG EMPEROR (Trang 26 -26 )

Cùng với việc nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị dụng cụ thì vấn đề về đội ngũ lao động trong nhà hàng cũng cần được chú trọng trong việc nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động. Điều này vừa khắc phục được thực trạng hiện tại của doanh nghiệp như đã nêu ở trên, vừa tạo ra được một đội ngũ lao động có chất lượng cao, có khả năng vận hành tốt các trang thiết bị đã được nâng cấp nhằm nâng cao được hiệu quả làm việc.

Trong kinh doanh ăn uống, mức động sử dụng lao động sống là rất lớn. Trong nhà hàng, đội ngũ lao động của nhân viên bao gồm: nhân viên bộ phận bàn, bar, bếp và nhân viên tiếp tân. Nhân viên là những người trực tiếp tạo ra các sản phẩm dịch vụ ăn uống cung ứng cho khách hàng. Bởi vậy chất lượng đội ngũ nhân viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ của nhà hàng. Mặt khách như đã nêu các vấn đề tồn tại ở trên, trong đó có vấn đề về chất lượng đội ngũ lao động trong nhà hàng còn ở mức thấp. Các kỹ năng nghiệp vụ, tác phong làm việc, khả năng giao tiếp bằng tiếng anh và tiếng trung còn bị khách hàng đánh giá ở mức kém và rất kém. Do đó việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động là cần thiết, đây cũng là giải pháp rất thiết thực.

Biện pháp thực hiện: Để có đội ngũ lao động lành nghề, có chuyên môn nghiệp vụ, khả năng giao tiếp và khả năng ngoại ngữ, thì cán bộ quản lý trong nhà hàng, khách sạn cần tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại cho nhân viên.

- Trưởng bộ phận nhà hàng và các tổ trưởng cần xác định được những đối tượng nhân viên nào cần phải đào tạo và những nội dung của chương trình đào tạo. Công tác đào tạo và đạo tạo lại cho nhân viên được áp dụng với cả những nhân viên lâu năm và những nhân viên mới.

+ Đối với những những nhân viên lâu năm, cần đào tạo và đào tạo lại các kỹ năng nghiệp vụ để họ nhớ lại những kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời truyền đạt cho họ những kiến thức, nghiệp vụ mới phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

+ Đối với những nhân viên mới, cần hướng dẫn, giúp đỡ họ, phương pháp phổ biến sử dụng để đào tạo nhân viên mới là cầm tay, chỉ việc. Đối với các nhân viên partime, nhân viên thời vụ, cần phải được quan tâm đến thao tác nghiệp vụ của họ ngay từ đầu, các nhân viên trong nhà hàng kèm cặp và hướng dẫn cho nhân viên partime để họ có các kỹ năng cần thiết khi phục vụ, tránh những lỗi xảy ra không đáng có khi phục vụ.

- Trưởng bộ phận là người trực tiếp đứng ra đào tạo và đào tạo lại cho nhân viên, định kỳ 3 tháng/ 1 lần. Đồng thời, nhà hàng có thể các chuyên gia giỏi bên ngoài vào để đào tạo các nghiệp vụ, các kiến thức mới, nâng cao tay nghề cho các vị trí từ nhân viên đến các nhà quản lý cấp cao hơn khoảng 6 tháng/1 lần. Giải pháp này tuy hơi tốn kinh phí, nhưng hiệu quả đạt được lại cao, là biện pháp có thể đảm bảo được chất lượng đội ngũ lao động cho nhà hàng, đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

- Ngoài việc đào tạo và đào tạo lại, trưởng bộ phận còn cần phải quan tâm đến việc kiểm tra, sàng lọc những nhân viên có chuyên môn tốt, tiến hành khen thưởng với những nhân viên có thành tích tốt để động viên, khích lệ họ làm việc, có biện pháp xử lý đối với những nhân viên làm hỏng đồ dùng, có thái độ không tốt với khách hàng,…

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI NHÀ HÀNG EMPEROR (Trang 26 -26 )

×