Chất lượng món ăn đồ uống chưa đáp ứng được nhu cầu, trông đợi của khách hàng. Thực trạng này là do công tác quản lý chất lượng chưa chặt chẽ, vẫn còn yếu trong các khâu quản lý nguyên liệu đầu vào, việc bảo quản nguyên liệu chưa tốt.
Biện pháp thực hiện:
- Thành lập một ban quản trị chất lượng dịch vụ để từ đó xây dựng những mục tiêu chất lượng cần phải thực hiện. Thực trạng chất lượng phải được kiểm tra một cách thường xuyên để đánh giá xem chất lượng đang đạt mức độ nào.
- Trước khi phục vụ khách, ban quản lý chất lượng cần tiến hành nhanh chóng việc : kiểm tra các trang thiết bị, dụng cụ trong phòng ăn xem đã đầy đủ chưa? đã đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng chưa? Các món ăn đồ uống trong bộ phận nhà bếp đã đảm bảo về mặt chất lượng và vệ sinh chưa?. Đồng thời, các nhà quản lý tại nhà hàng cần phân công lao động hợp lý để đảm bảo chất lượng phục vụ cao.
- Trong quá trình phục vụ khách ăn uống, các tổ trưởng cần quan sát, giám sát nhân viên phục vụ trong quá trình làm việc, nhắc nhở kịp thời những nhân viên mắc lỗi, tiến hành xin lỗi và sửa lỗi ngay với khách nếu có thể.
- Giám đốc bộ phận nhà hàng, trưởng bộ phận và các tổ trưởng tổ chức họp giao ban với các nhân viên để xem xét đánh giá chất lượng hàng hàng cùng với một cán bộ phụ trách chất lượng để tìm ra các sai sót hàng ngày ở tất cả khâu: quá trình chế biến, quản lý chất lượng nguyên liệu cho chế biến, vấn đề về bảo quản nguyên liệu chế biến, … Sau đó, xác định các sai sót cần phải khắc phục trước, chỉ ra các biện pháp khắc phục cụ thể.
Nếu thực hiện tốt và có hiệu quả các biện pháp trên sẽ góp phần vào nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng, ngoài ra chất lượng các món ăn đồ uống cần được quan tâm đặc biệt, nhằm đáp ứng được mức trông đợi của khách hàng, khắc phục được tồn tại hiện nay tại nhà hàng.