5. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Ngôn ngữ giàu chất thơ
Với văn xuôi có yếu tố kì ảo, ngôn ngữ thể hiện rõ cảm quan thế giới bằng huyền thoại. “Cảm quan này được xem như là sự cảm nhận hồn nhiên, thứ “ngữ pháp ánh trăng” (theo cách nói của Mann, để đối lập với sự sáng rõ ban
93 Nguyễn Thị Mơ – Cao học Văn K55
ngày, dưới ánh mặt trời của tư duy duy lí nghiêm ngặt) đầy chất thơ huyền thoại. Sự kết hợp giữa thơ và văn xuôi khiến truyện mang dáng dấp thể tài biến văn của văn học trung đại. Nếu chất văn xuôi góp phần thể hiện chất liệu tự sự, là sợi dây kết nối văn học với thực tại, thì chất thơ nâng chất liệu này lên hình thức tinh luyện, mở rộng biên độ tưởng tượng ở độc giả” [101, tr.179]. Cường độ tưởng tượng trong ngôn ngữ truyện không làm nó xa rời hiện thực, ngược lại, càng góp phần thể hiện hiện thực chân xác hơn, bởi nói như Charles Simie: “Đôi khi chỉ có trí tưởng tượng hoang dại nhất mới có thể bắc được cây cầu qua hai bờ vực của từ và sự thật” [101, tr.179]. Làm mờ đường biên ranh giới thể loại, ngôn ngữ thơ ca đã du nhập vào thể loại tiểu thuyết đương đại, khiến cho thể loại này không chỉ lôi cuốn người đọc bởi những cốt truyện li kì, hấp dẫn, tình tiết đầy kịch tính mà còn mềm mại, uyển chuyển, dung dị như một bài thơ trữ tình. “Ngôn ngữ đầy chất thơ trở thành phương tiện hữu hiệu để khám phá cái hiện thực tâm linh “bất khả tri” và là chất men xúc tác cho những cảm xúc thăng hoa” [101, tr.182].
Trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, nguyên lý “lặp lại” của thơ ca đã tạo nên tính nhịp điệu cho tiểu thuyết. Đó là nhịp điệu trục lợi, xô bồ trong Mười
lẻ một đêm, của những nỗ lực mưu cầu hạnh phúc trong Đức Phật nàng Savitri và tôi, những hoài vọng trên đường hành hương về quá khứ Trong sương hồng hiện ra, những biến chất, mất trọng lượng của những con người
tha hóa trong SBC là săn bắt chuột và đặc biệt là trong Cõi người rung chuông tận thế với ám ảnh về tội ác và trừng phạt. Nhà phê bình Nguyễn Thị
Minh Thái đã nhận xét: “Có thể khẳng định rằng thi pháp thơ trữ tình đã chi phối tác giả này đến mức, dường như Cõi người rung chuông tận thế đã được cấu trúc theo cách cấu tứ của thơ trữ tình, với một ý tưởng cảnh báo về cái ác xuyên suốt như một tứ thơ chính: liệu con người ta có thể đẩy được cái ác ra khỏi cõi người không, khi cái ác bao giờ cũng mọc như cỏ dại trong vườn
94 Nguyễn Thị Mơ – Cao học Văn K55
nhân thế? Liệu có nên ai đó đang thời thiếu nữ xuân sắc cứ mãi phải đơn độc gánh vác sứ mệnh diệt trừ cái ác? Và phải chăng, nếu ai cũng ý thức được bản chất của cái ác, có khả năng nhận diện được cái ác trong cả những biến thể li ti nhỏ nhất của nó, để có những ứng xử thích hợp, thì cõi người sẽ tránh được ngày tận thế?” [82, tr. 286]. Chín chương của tiểu thuyết nhưchín khổ thơ trên nền một cốt truyện giản dị. Ở bốn chương đầu, ba cái chết, giọng điệu của những “khổ thơ” này không hề nhẹ nhàng, êm ái mà đậm chất “hình sự”. Từ cái chết liên tiếp, thảm khốc và đầy bí ẩn của ba thanh niên Cốc, Bóp, Phũ, Đông đã quyết định điều tra và lên đường báo thù. Nhưng chính hành trình lần theo dấu thủ phạm, Đông lại bắt đầu một khám phá khác, mở ra một hành trình sám hối, để thấy rõ hơn về những cảnh đời, những bi kịch nhân sinh trong cõi người. Cõi người rung chuông tận thế có sự dữ dội, gay cấn của một tiểu thuyết trinh thám, lại trữ tình như một bài thơ và bàng bạc triết lý “ác giả ác báo” của một câu chuyện cổ tích. Điều đó đã làm nên sức hút đặc biệt cho tác phẩm này. Đồng thời, trong tác phẩm cũng xuất hiện rất nhiều sự lặp lại của cấu trúc câu, từ vựng, tạo nên âm hưởng như nhịp điệu những câu thơ vắt dòng: “Đến bây giờ rừng dƣơng mới thành nơi nhóm họp của từng cặp từng đôi. Đôi đứng, đứngrun giật cả cây dương.Cặp ngồi, ngồiđộng thấu cả ngọn dƣơnggiẫy giụa.Cặp nằm, nằmquằn quại cả gốc cây, khoảng cát.Phải ý tứ lắm mới không giẫm phải những hình thù ngổn ngang trên nền cát” [81, tr.20]. Sự lặp lại của từ vựng, cấu trúc câu đã tạo ra tính nhịp điệu cho câu văn. Các động từ và những tính từ tượng hình đã khiến câu văn giàu hình ảnh, phác họa khung cảnh nên thơ của trai gái nơi bãi biển. Chất thơ trong văn Hồ Anh Thái còn toát ra từ những câu văn giàu nhạc tính, với rất nhiều âm sắc, thể hiện sự thống thiết trước cõi người: “Tiếngchuông chùa rung. Một tiếng chuông lớn và những tiếng chuông con. Một bản hòa âm những tiếng chuôngxôn xao, phấp phỏng, vang động những lời cảnh báo. Tiếng chuông
95 Nguyễn Thị Mơ – Cao học Văn K55
đổ tràn từ trên đỉnh núi xuống, vung vãi khắp bờ cát xung quanh, rơi vỡ vụn khắp trên mặt đất như những mảnh thủy tinh. Không gian chật đầy những mảnh vỡ lanh canh, loang choang, loảng xoảng” [81, tr.237]. Tiếng chuông được hữu hình hóa bằng một loạt các từ láy tượng thanh, tượng hình, đã tạo ra sự chuyển đổi cảm giác cho các câu văn – một đặc trưng vốn quen thuộc với thơ ca. Tiếng chuông không chỉ cảm nhận được bằng thính giác (“lanh canh”, “loang choang”, “loảng xoảng”) mà còn cảm nhận được bằng thị giác (“vung vãi”, “vỡ vụn”) và được nhân hóa như một lời cảnh báo mang tâm trạng thống thiết, da diết của con người (“xôn xao”, “phấp phỏng”). Tất cả đã tạo nên âm điệu da diết, nhanh, mạnh như những câu thơ cao trào và đoạn điệp khúc của một bản nhạc.
Chất thơ trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái còn được thể hiện qua hiện tượng “lạ hóa” các motif (quả báo, lời nguyền, tội ác và trừng phạt, người chết đi sống lại,...) và hình tượng (ánh trăng, tiếng chuông báo ngày tận thế, nữ đồng trinh trong vai trò của thiên sứ cứu rỗi, con tàu tương lai ẩn hiện giữa màn sương huyền ảo, Đức Phật và người đẹp, phòng tiệc và những căn hộ cao cấp - biểu trưng của lối sống hiện đại,...). Người và xe chạy dưới ánh trăng là tiểu thuyết tiêu biểu cho sự lặp motif. Toàn là nhân vật trung tâm của tác phẩm, mồ côi mẹ từ khi còn nhỏ, vì thế anh luôn khao khát cháy bỏng tình yêu của người mẹ, luôn mong ước được bù đắp tuổi thơ đã mất, tìm lại thời gian đã qua. Motif kiểu nhân vật thiếu thôn tình thương của người mẹ được lặp lại ở nhân vật thằng cu Đức. Sống với bố, Đức luôn khao khát tình yêu của mẹ, vì thế mà khi con sáo biết nói tiếng mẹ chết đi, Đức đã lao xuống dòng nước lũ như hóa dại, Toàn đã nhảy xuống cứu Đức và vớt xác con áo: “Anh thấy sóng mũi mình cay cay, như muốn khóc theo. Ôi chú bé đi lạc, phải chăng Toàn đã tìm thấy em, đã ôm trọn em trong tay mình?” [75, tr.355]. Đồng cảm với nỗi
96 Nguyễn Thị Mơ – Cao học Văn K55
đau của Đức, Toàn đã ôm trọn em trong tay mong muốn được chở che, bảo vệ, bù đắp cho em những tình cảm mà tuổi thơ Toàn đã thiếu.
Hình tượng ánh trăng cứ trở đi trở lại trong hồi ức của Toàn về những ngày đã qua: “Cố nhắm mắt. Toàn thấy lại trước mắt một con đường trăng. Con đường nhuộm một màu vàng ảo mộng, càng khiến Toàn tin rằng nó sẽ dẫn tới môt tương lai mờ xa. Một cỗ xe vàng chuông rung như lục lạc. Xe cứ trôi. Một người chạy theo bên cạnh, hai cẳng chân hươu nhuộm trăng vàng lấp loáng…Chú Đôn đã dừng lại đâu đó bên con đường đầy trăng. Thế là chỉ một mình Toàn đi tiếp với cỗ xe” [75, tr.286]. Hình tượng ánh trăng như là sự thôi thúc của ước mơ, của những ám ảnh về quá khứ.Ngay ở nhan đề tác phẩm, hình tượng ánh trăng đã xuất hiện, phủ lên toàn bộ câu chuyện, bàng bạc sự huyền ảo, nên thơ.
Trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, bên cạnh lớp ngôn ngữ xù xì, góc cạnh mang đến cho người đọc sự xót xa về hiện thực trong “cõi người” là một lớp ngôn ngữ nhẹ nhàng, sâu lắng, trữ tình, thể hiện những khao khát hướng thiện, ước mơ một cuộc sống tốt đẹp cho con người: “Không gian cứu vàng nhợt mãi ra như bị giật quá tay. Chúng tôi không dừng mà cứ đi tiếp.Savitri đeo kính râm của tôi đi trước.Vẫn nhắm nghiền mắt.Tôi đi sau, nhưng thực ra là đang lái cô đi.Xuyên qua đêm tối.Với cô lúc này đang là đêm tối.Còn với tôi đây là một buổi chạng vạng bình thường. Một ban ngày đang nhợt ra thoi thóp để sửa soạn nhập diệt ” [85, tr.431]. Ngay cả trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột với sự xuất hiện của số lượng lớn ngôn ngữ đời thường thì vẫn
còn đất cho chất thơ sinh sôi nảy nở. Đó là bản tình ca trong trẻo về tình yêu nam nữ – điểm sáng duy nhất về tình người trong tiểu thuyết này, đã cứu rỗi con người khỏi tai họa: “Đua nhau chụp ảnh. Ảnh chụp về sẽ tùy ý ghi chú thích.Hoang mạc chỉ có hai người. Sa mạc của tuổi xuân. Bản tình ca của lứa đôi trên hoang mạc. Đố ai biết đấy là lòng sông Hồng mùa hạn hán.Có một
97 Nguyễn Thị Mơ – Cao học Văn K55
đôi không chụp ảnh. Chàng và Nàng.Nàng đang hỏi chàng xem lúc cầu nguyện ngay trước tục hóa giải, Chàng cầu gì. Chàng bảo chỉ cầu mỗi một thứ. Nàng lại gặng hỏi gì. Nhìn mấy đôi thanh niên đang bế nhau chụp ảnh, Chàng như được gợi ý. Tránh trả lời một câu quá trực tiếp. Chàng cũng bế Nàng lên. Đi bộ xuống phía dòng sông có nước”[86, tr.343].
Trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột, bên cạnh chất báo chí, cập nhật rất nhiều những sự kiện nóng hổi: từ trận lụt lịch sử cách đây vài năm, đến trận hạn hán trơ đáy sông Hồng mùa nước rút, hay những dự án xây dựng của các Đại Gia... là rất nhiều những bài ca dao, bài vè, đoạn thơ, đoạn nhạc khiến cho khả năng phản ánh, bao quát hiện thực của tác phẩm được mở rộng ra trong một tiểu thuyết “nén”. Ngay mở đầu tác phẩm là một bài nhạc “chế” Hà
Nội mùa vắng những cơn mưa của nhạc sĩ Trương Qúy Hải:
“Hà Nội mùa này phố cũng như sông,
Cái rét đầu đông, chân em thâm vì ngâm nước lạnh. Hoa sữa thôi rơi, em tôi bơi cả chiều trên phố, Đường Cổ Ngư xưa, ngập tràn nước sông Hồng. ....
Hà Nội mùa này lòng bao đau đớn, Ta nhớ đêm nao lạnh đôi tay
Cho đến hôm qua lạnh đôi chân Giờ đây, lạnh luôn toàn thân”.
[77, tr.6] Hay là một đoạn nhạc khác: “Ai đã từng đi qua muôn bãi tha ma, bãi tha ma có nhiều ma lắm/ Ai đã từng nghe tiếng ma cười, tiếng ma cười vang trong đêm tối” [86, tr.319].
98 Nguyễn Thị Mơ – Cao học Văn K55
“Tôn Đản là chợ vua quan, Vân Hồ là chợ trung gian nịnh thần.
Đồng Xuân là chợ thương nhân, Vỉa hè là chợ nhân dân anh hùng.”
[86, tr.226] Sự xâm nhập của thơ ca, âm nhạc vào tiểu thuyết không phải là mới mẻ nhưng trong những sáng tác của Hồ Anh Thái, nó đã làm nên chất thơ, chất nhạc, góp phần làm mờ nhòe ranh giới của hiện thực, mở ra những trường liên tưởng phong phú, thật mà giả, giả mà thật, thực mà ảo, ảo mà thực. Như vậy, nó đã góp phần thể hiện rõ yếu tố kì ảo trong tác phẩm của ông.
Tóm lại, trong chương III, trong giới hạn của Luận văn, chúng tôi chưa thể đi sâu tìm hiểu yếu tố kì ảo trong các phương thức tự sự khác mà chỉ xoáy vào hai điểm nổi bật là kết cấu và ngôn ngữ để thấy được yếu tố kì ảo xuất hiện trên phương diện hình thức của tiểu thuyết Hồ Anh Thái. Nó hỗ trợ cho yếu tố kì ảo trong thế giới hình tượng để cái kì ảo hiện ra trọn vẹn, đầy đủ và thống nhất ở những khía cạnh nội dung và hình thức. Từ đó, phát huy tối qua hiệu quả thẩm mỹ mà cái kì ảo mang lại cho các sáng tác của Hồ Anh Thái trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống đương đại đa chiều, phức tạp.
99 Nguyễn Thị Mơ – Cao học Văn K55
KẾT LUẬN
1. Cái kì ảo ra đời và gắn liền với quá trình phát triển của các nền văn học. Với tư cách là một phương thức tư duy, cái kì ảo đã trở thành công cụ hữu hiệu giúp nhà văn nhận thức, chiếm lĩnh và phản ánh thực tại, đồng thời bộc lộ một cách sâu sắc những quan điểm về con người và cuộc đời. Đây cũng là một dấu hiệu chứng tỏ những tìm tòi, cách tân, đổi mới nền văn học nước ta sau năm 1975. Nó biểu thị thái độ chống lại sự lệ thuộc vào hiện thực giản đơn của người viết, trả lại cho văn học bản chất của nghệ thuật đích thực là tưởng tượng, sáng tạo, để văn học thoát khỏi giai đoạn bị công cụ hóa. Sự xuất hiện của yếu tố kì ảo trong văn xuôi sau năm 1975 đã trở thành động lực quan trọng của quá trình hiện đại hóa văn học, đặc biệt là trên bình diện tiếp nhận và đổi mới thi pháp.
2. Trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái hiện lên ở các dạng thức: nhân vật, biểu tượng, không gian, thời gian, kết cấu và ngôn ngữ.Yếu tố kì ảo đã làm cho kết cấu tổ chức tác phẩm tiểu thuyết Hồ Anh Thái có sự nhất quán, tạo nên bức tranh sinh động về cuộc sống. Đưa cái kì ảo vào tác phẩm, Hồ Anh Thái đã phá vỡ cấu trúc thông thường, đảo lộn các trật tự, các quan hệ quen thuộc, góp phần tổ chức lại kết cấu hình tượng và sử dụng những phương thức tự sự theo ý đồ của mình nhằm mở rộng những chiều kích của thế giới hình tượng và mang tới cho độc giả những sự ngẫu nhiên, bất ngờ. Có thể xem đây là một lý do tạo nên sức hấp dẫn cho các sáng tác của nhà văn.
3. Cái kì ảo được nhà văn sử dụng một cách linh hoạt, đa dạng và luôn có sự liên đới với cái thực. Trên cốt lõi hiện thực, Hồ Anh Thái xen vào yếu tố kì ảo tạo nên một thế giới bí ẩn, lung linh hư thực.Qua cái kì ảo tác giả trình bày quan niệm về hiện thực. Đó là một thế giới đa chiều, đầy biến ảo,
100 Nguyễn Thị Mơ – Cao học Văn K55
chất chứa những điều phi lí, bất ngờ, ngẫu nhiên; phá vỡ quan niệm về một hiện thực “tuyệt đối biết trước”. Hiện thực cuộc sống trong văn chương Hồ Anh Thái vì thế không đơn giản, một chiều mà được phản ánh ở chiều sâu, có sức khái quát cao. Thế giới đa chiều trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái là hiện thực phi lí, phi logic nhưng hợp quy luật và có thể lí giải được.Người đọc có thể không dễ dàng chấp nhận cái kì ảo trên như những điều kì lạ của cổ tích đã mê hoặc tuổi thơ nhưng họ vẫn khắc khoải âu lo và tìm ra câu trả lời cho những điều phi lí đó.Sự đan xen hư – thực đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật độc đáo. Cái kì ảo đã tạo ra độ chênh, “độ giãn cách” cho tác phẩm, không làm cho tác phẩm bị thần bí hoá mà tạo nên niềm tinvào “cõi người”, hướng tới cái thiện và những điều tốt đẹp. Qua tấm gương kì ảo, hiện thực được soi ngắm vừa lung linh hơn vừa trần trụi hơn.
4. Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái được bắt nguồn từ văn học dân gian và chịu ảnh hưởng khá rõ của thi pháp dân gian, đặt biệt là trong hệ thống nhân vật, biểu tượng. Mượn thi pháp dân gian, Hồ Anh Thái đã tái hiện những vấn đề nhức nhối của hiện thực đương đại. Điều này nằm trong xu