5. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Kết cấu lắp ghép
Kết cấu lắp ghép là một thủ pháp được sử dụng từ ảnh hưởng của kĩ thuật điện ảnh hiện đại, còn được gọi là kết cấu dán ghép điện ảnh (montage). Với thủ pháp này, nhà văn có thể xáo trộn các biến cố và lắp ghép chúng không
81 Nguyễn Thị Mơ – Cao học Văn K55
theo trật tự, các câu chuyện của những nhân vật khác nhau được đặt cạnh nhau và đồng thời với nó là sự di chuyển của các điểm nhìn. Theo Bakhtin, lắp ghép như “một tập hợp lộn xộn những nguyên tắc cấu trúc không thể dung hợp”. Dấu hiệu của những đường ghép là sự chuyển đổi đột ngột về nội dung sự kiện trong những không gian, thời gian khác nhau. Trục duy nhất xuyên suốt cấu trúc tác phẩm là một vài vấn đề trung tâm có tính chất luận đề. Đức
Phật nàng Savitri và tôi hay Trong sương hồng hiện ra là những tiểu thuyết tiêu biểu cho lối kết cấu này.
Đức Phật, nàng Savitri và tôi là cuốn tiểu thuyết mà ở đó, thực tại và hư cấu đan xen vào nhau như hình với bóng. Hoàng Công Danh đã cho rằng: “Nghệ thuật tiểu thuyết trong cuốn sách là một phong cách riêng: Phong cách Hồ Anh Thái, chuyện cổ đại được tạo nên bằng ngòi bút hiện đại, thậm chí hậu hiện đại” [11]. Vay mượn cốt truyện, Hồ Anh Thái đã để người kể lại thay đổi, thêm bớt, xáo trộn trật tự vốn có, tạo ra một kết cấu lắp ghép, cắt dán mới mẻ: cuộc đời Đức Phật – nàng Savitri được triển khai song song khiến cho hai mạch truyện xoắn vào nhau. Nhiều câu chuyện, nhiều bối cảnh thời gian, không gian của hiện tại, của 2500 về trước cùng hiện diện mà không tạo sự rối rắm, lộn xộn. Với kiểu kết cấu này, Hồ Anh Thái đã khước từ kết cấu truyền thống để tạo ra một kết cấu mới mẻ.
Tiểu thuyết có 5 chương Tôi,11 chương Savitri, 13 chương Đức Phật, cấu thành 3 phần rõ rệt, nhưng chúng không tách lìa nhau mà chúng xen kẽ nhau.
Tôi: dẫn người đọc vào bối cảnh truyện, Savitri: đưa câu chuyện về với quá
khứ cách 2500 năm, Đức Phật: chủ đề chính của truyện. Để làm nổi bật triết
lý và hình ảnh của Người, Hồ Anh Thái đã lắp ghép nhiều số phận, nhiều cuộc đời, nhiều biến cố, sự kiện và dán ghép nhiều không gian, thời gian để người đọc có thể đắm mình với quá khứ, hiện tại kì ảo.
Mở đầu cuốn tiểu thuyết, tác giả đưa người đọc đến không gian của Nepal ngày xưa (cổ xưa là Ấn Độ) với Savitri, một thiếu nữ Nepal làm nghề hướng
82 Nguyễn Thị Mơ – Cao học Văn K55
dẫn viên du lịch. Savitri được phong làm nữ thần đồng trinh thời thơ ấu. Sự kiện này hé lộ phần nào bức màn kì ảo về mối liên hệ giữa Savitri ngày nay và Savitri của 2500 về trước. Savitri hiện tại là hậu thân của Savitri tiền kiếp. Hiện thực được phản ánh qua những vòng tròn đồng tâm: vòng tròn ngoài cùng là hành trình của “tôi” và Savitri – hậu thân, đi tìm những Phật tích. Vòng bên trong là hành trình của Savitri – tiền thân, nàng công chúa Ấn Độ cổ đại với tình yêu suốt đời dành cho Thái tử Siddhatta – sau này là Phật tổ. Và vòng tròn trong cùng là hành trình của Thái tử Siddhatta đi tìm chân lý. Mười ba chương về Đức Phật trong 116/431 trang, chỉ chiếm một phần tư dung lượng tác phẩm, nhưng có chi phối lớn tới toàn bộ vận động của nhân vật trong hai chương còn lại. Bên cạnh những vòng tròn ấy, ta bắt gặp những câu chuyện nhỏ: Trong câu chuyện về nàng Savitri tiền thân, được lồng vào một câu chuyện cảm động của công chúa Savitri đời xưa, đức hạnh, thủy chung. Câu chuyện này lí giải vì sao nàng công chúa sống cùng thời với Đức Phật được đặt tên là Savitri. Nàng Savitri là con độc nhất của nhà vua nọ, nàng được hưởng nền giáo dục toàn diện: học triết, học kinh sử, học khoa học tự nhiên, học cả thuật chiêm tinh. Công chúa đã bỏ qua nhiều hoàng tử để chọn người bạn trăm năm là Satyavan ở trong rừng – vốn là con của một ông vua bị mù, vì mù mà phải lưu đầy vào rừng sâu, mặc dù nàng đã được tiên tri là chồng sẽ chết vào ngày này năm sau. Đến ngày thần Yama đến mang chồng đi, Savitri bằng sự thông minh, mẫn tiệp và đức hạnh của mình đã làm cho thần chết Yama cảm động, trả lại sự sống cho chồng vì “một người đàn bà khôn ngoan, đức hạnh như nàng không thể nào chịu cảnh góa bụa” [85, tr.140] và họ sống hạnh phúc trọn đời.
Độc giả còn biết đến Devadatta – em con cậu ruột của hoàng tử Siddahatta, là hoàng tử nước láng giềng, mang trong mình đố kị và ghen ghét với người anh họ. Lồng vào câu chuyện về Davadatta là câu chuyện đau lòng
83 Nguyễn Thị Mơ – Cao học Văn K55
của gia đình đại vương Bimbisara, hoàng tử Ajatasattu nôn nóng lên làm vua, đã cùng với Devadatta lên kế hoạch giết đại vương, và như thế Devadatta sẽ được thay Phật làm giáo chủ. Kế hoạch bị phát giác, nhà vua đã thoái vị trong sự ngạc nhiên của triều đình. Ngay sau khi lên ngôi vua, Ajatasattu ra lệnh nhốt vua vào hang đá, bỏ đói, cấm hoàng hậu đến thăm vua cha. Từ đó lại hé mở câu chuyện về một bà hoàng hậu nhu mì, hiền thục khi mang thai lại có cơn nghiện quái ác: thèm uống máu người. Để thỏa mãn cơn thèm máu điên loạn của vợ, vua Bimbisara đã tự chặt đứt ngón tay út của mình vì không nỡ tiêu hủy một sinh linh, cho nó được làm người, và để rồi chính nó đã đối xử tệ bạc với ông.
Câu chuyện về hành trình của Usa – nàng kỹ nữ quý tộc danh tiếng cũng là một câu chuyện nhỏ bên cạnh những vòng tròn đồng tâm. Nàng là vẻ đẹp của cả kinh thành, thành thạo cầm kì thi họa, cuối cùng cũng đã quy y. Hay hành trình của chàng Yasa – công tử hào hoa, phóng đãng, tay chơi số một kinh thành, rồi bất thình lình trở thành khất sĩ của một tôn giáo mới. Được hơn chục năm, chàng bị Savitri lôi kéo, hai người triền miên dục lạc với nhau được nửa tuần trăng thì Yasa tỉnh ngộ, quay trở về với giáo đoàn. Câu chuyện về chàng tướng cướp Raja, chàng vốn là một chàng trai thông minh, mười sáu tuổi được cha gửi lên Viện Đại học Takkasila vứi mong muốn thành danh, vì những ghen ghét đố kị, Ahimsaka phải rời ẩn viện để sống cuộc đời của một tướng cướp, nhưng cuối cùng, chàng đã rũ bỏ quá khứ tội lỗi, đi theo bước chân Đức Phật và giác ngộ... “Mọi chúng sinh đều tìm kiếm hạnh phúc, nhưng hầu hết đều mù quáng vì thiếu hiểu biết, vì những tham vọng của mình, đến mức họ không tìm thấy gì ngoại trừ nỗi khổ. Sợ hãi, thất vọng, đói rách, tuổi già và cái chết – đó là tất cả những gì họ nhận được trong cuộc tìm kiếm tuyệt vọng này” [85, tr.57]. Siddhatta đã trở thành Đấng Giác Ngộ là bởi trái tim vĩ đại.
84 Nguyễn Thị Mơ – Cao học Văn K55
Theo hồi ức của người kể chuyện, các mảnh ghép quá khứ hiện ra trong sự xáo trộn, phức tạp. Các sự kiện đan xen vào nhau, đứt rồi lại nối, nối rồi lại đứt. Các mảng sự kiện được lắp ghép vào nhau trên nền của kì ảo, của những huyền thoại. Tác phẩm giống như một bộ phim với những cảnh quay luân phiên nhau, cùng làm sáng tỏ nhân vật chính: Đức Phật. Được bao phủ bởi sự huyền bí của cái kì ảo, các nhân vật không trở nên hoang đường, mà vừa hư, vừa thực, ẩn chứa tư tưởng của nhà văn về đời sống con người.
Tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra cũng là một tiểu thuyết tiêu biểu cho kết cấu lắp ghép của Hồ Anh Thái. Sau sự cố bị điện giật, Tân – chàng trai mười bảy tuổi đã trôi dạt về khoảng thời gian từ 1987 – 1867. Trong quá trình đó, Tân được chứng kiến chuyện tình đẹp và thơ mộng của cha mẹ, cuộc sống của thủ đô Hà Nội dưới những trận bom Mỹ, hay những chuyện ngoài lề về chiếc tàu khách bị đắm dưới sông Hồng ở thời Việt Nam còn là thuộc địa của Pháp...Kiểu kết cấu này đã giúp cho việc tổ chức không – thời gian trở nên linh hoạt, hiện thực được mở ra nhiều lớp lang, chân thực và khách quan.