5. Cấu trúc luận văn
3.1.2. Kết cấu phân mảnh
Kết cấu phân mảnh là kiểu kết cấu mà tác giả chủ trương đập vỡ các mảng văn bản trần thuật thành những mảnh vụn rời rạc, xô lệch không theo trật tự nào. Và tương ứng với mỗi mảnh vụn ấy là những mảnh hiện thực đời sống, các mảnh hiện thực đó có tính độc lập tương đối tồn tại bên cạnh nhau. Kiểu kết cấu này trở thành kĩ thuật tiểu thuyết mới, thể hiện ý thức của nhà văn khi không thể chiếm lĩnh được toàn cảnh hiện thực mà chỉ có thể biểu hiện và nhận ra trong từng phân mảnh của hiện tại. Và người đọc sẽ cảm nhận hiện thực theo cách riêng của mình. Đây cũng là kiểu kết cấu làm gia tăng tính kì ảo, rất đặc trưng cho kết cấu tiểu thuyết Hồ Anh Thái.
Kết cấu Cõi người rung chuông tận thế, nhìn qua giống với lối kết cấu cổ điển, các biến cố vận động và có kết thúc rõ ràng. Nhưng Hồ Anh Thái đã sử
85 Nguyễn Thị Mơ – Cao học Văn K55
dụng kĩ thuật chơi kết cấu hiện đại để tái hiện bức tranh hiện thực đời sống bộn bề, phức tạp, lố lăng. Các yếu tố, tình tiết được triển khai theo mạch vận động của cảm xúc, suy nghĩ, giấc mơ của nhân vật, thể hiện hện thực đang vận động, biến chuyển. Chính điều đó đã làm cho hiện thực không còn giản đơn, bên cạnh những thông tin thời sự, sự thật còn là một hiện thực đầy những yếu tố kì ảo. Kết cấu này đã góp phần giúp Hồ Anh Thái dễ dàng nói về những vấn đề bức xúc của xã hội đương đại, sự lộng hành của cái ác, và cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa cái Thiện với cái Ác và sức mạnh chiến thắng của cái Thiện.
Toàn tác phẩm là câu chuyện bị ngắt đoạn nhưng vẫn tập trung toát lên ý nghĩa chung: gióng lên tiếng chuông cảnh báo của nhà văn trước thực trạng con người bị bao vây, tha hóa từ nhiều phía. Đồng thời, là những liều thuốc đặc biệt chống lại những tác nhân, những vi trùng gây bệnh từ môi trường hiện đại nhằm giữ lấy cái thiên lương của con người như mơ ước của Hồ Anh Thái: “Cũng nhiều năm rồi, tôi muốn viết một cuốn sách về ngày phán xử cái ác. Hận thù sinh ra hận thù trong một cái vòng luẩn quẩn, hận thù trong chiến tranh, trong thời bình, sang thời kinh tế thị trường, hận thù ấy phải được hóa giải trong một nhãn quan bao dung và yêu thương. Đã đến lúc cõi người phải thanh lọc cho hết hận thù” [81, tr.244].
Với thế giới nhân vật phong phú, nhiều tầng bậc, nhiều mảng đời sống với những màu sắc sáng tối đan xen. Mảng hiện thực đen tối trong xã hội hiện đại có thể được nhìn qua ba nhân vật Cốc, Bóp, Phũ với cách sống đầy dục vọng và ích kỉ. Không chỉ có vậy, hiện thực còn được nhìn qua tầng lớp quan chức tha hóa, cơ hội như Thế - anh trai của Đông. Thế là một cán bộ ngoại giao, một công dân mẫu mực thời chiến và thời bao cấp, sang thời kinh tế thị trường với sự thức thời của mình, Thế đã trở thành kẻ cơ hội, khôn khéo, giải quyết mọi vấn đề bằng tiền bạc và quan hệ. Thế giới nhân vật phong phú,
86 Nguyễn Thị Mơ – Cao học Văn K55
nhiều tầng bậc với những đối cực cao thượng hay thấp hèn, lương thiện hay độc ác, giàu có hay nghèo khổ...tất cả đều được đặt ra thông qua lớp hiện thực đầy mảnh vỡ.
Kết cấu của tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế đã vượt lên sự
thoáng tưởng mô hình kết cấu cổ điển ở chỗ: sau khi cho một loạt các nhân vật chết thê thảm và bí hiểm, tác giả đã hướng người đọc đến niềm tin: không bao giờ cái ác có thể tung hoành trong cõi đời, để hóa giải tận gốc, không gì bằng sự bao dung và thứ tha. Hồ Anh Thái đã để Mai Trừng tìm lại mộ cha mẹ xin hóa giải công năng, để được sống như người bình thường. Trong cảm quan nhà văn, cái ác vẫn có cơ hội giác ngộ và không phải bao giờ cũng bị trừng phạt. Tác phẩm không tạo ra những tình huống kịch hoặc lối kể chuyện tuyến tính. Các yếu tố sự kiện, tình tiết được triển khai theo mạch vận động cảm xúc, suy nghĩ, vừa là tiếng nói của ý thức, vừa là tiếng nói của tiềm thức, giấc mơ...Vì thế, đã tạo nên lối kết cấu phân mảnh mang đậm yếu tố kì ảo, ám ảnh người đọc về hiện thực, về quan niệm nhân sinh.
Tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột cũng rất tiêu biểu cho kiểu kết cấu phân mảnh. Toàn bộ tác phẩmgồm có 13 chương, mỗi chương có một nội dung mang tính độc lập tương đối, có thể đọc tách từng chương mà không ảnh hưởng nhiều đến nội dung của toàn câu chuyện. Cách đặt tên chương đầy “khiêu khích”, “thách đố”: Mở đầu bằng một trận lụt, Ai quá lứa nhỡ thì đừng
đọc chương này, Ai sợ chuột đừng đọc chương này, Ai báo chí văn thơ đừng đọc chương này, Ai giàu xổi đừng đọc chương này, Ai rào giậu đừng đọc chương này…Câu chuyện mở đầu bằng trận lụt kinh hoàng, kết thúc bằng trận
hạn hán của con sông Hồng, chất chứa những lát cắt thế sự vài năm trước ở Hà Nội. Mỗi một chương, Hồ Anh Thái lại đưa ta đến với một loại người trong xã hội, một sự thực lố lăng, kệch cỡm, một “mảnh vỡ” của hiện thực mà ngay ở tên chương đã thể hiện rõ điều này. Để cuối cùng, ông vẫn đặt niềm
87 Nguyễn Thị Mơ – Cao học Văn K55
tin ở con người, ở sức mạnh tình yêu, niềm tin về sự hoàn lương của con người.
Kết cấu phân mảnh được một số nhà tiểu thuyết đương đại sử dụng, vì nó phù hợp với cách mô tả hiện thực phức tạp, cách sống, nhịp sống khẩn trương của con người đương đại, những triết lý nhân sinh được biểu hiện và nhận ra trong từng phân mảnh của thực tại. Ngồi của Nguyễn Bình Phương là một ví dụ. Ngồi làm cho mạch truyện ít nhiều đứt gãy để tạo cơ hội đan xen một cách hợp lý các yếu tố huyền ảo bằng cách lắp ghép, chắp nối từ những mảnh vụn của hiện thực. Cái thật được cái thực đẩy vào chung sống với cái giả, ái ác và đòi hỏi được thức nhận. Tiểu thuyết khiến ta phải suy ngẫm về cuộc sống, nhân sinh, truyền thống, Tổ Quốc, tương lai và nhất là chính mình, nhờ tạo dựng hình ảnh, tiểu thuyết đã đặt người đọc vào trạng thái buộc phải nhận thức cuộc sống và ý nghĩa của cuộc sống.
“Văn của Hồ Anh Thái có vẻ đẹp hầu như là thầm kín. Anh không đập vào mắt ta ngay cái ấn tượng hung bạo hoặc gay cấn. Nhà văn mở đầu như là không có gì, nhưng sao mỗi câu mở đầu chuyện, một thế giới đa dạng, phức tạp hiện ra, bắt buộc người đọc phải chú ý và càng đọc, càng lôi cuốn” [77, tr.299]. Và lối kết cấu phân mảnh đầy yếu tố kì ảo đã góp phần tạo một lối đi lạ của Hồ Anh Thái trong làng văn.
Ngay từ khi vừa ra đời, tiểu thuyết đã thể hiện phẩm chất tiên phong trong tiến trình phát triển của toàn bộ văn học thời đại mới với tư cách là thể loại văn chương “duy nhất đang biến chuyển và còn chưa định hình” (Bakhtin). Tiểu thuyết tiếp xúc với môi trường cái hiện tại chưa hoàn thành, đầy bộn bề, dang dở, nơi không gian và thời gian có sự liên thông, không còn ranh giới rõ ràng. Con người và thế giới không tồn tại như những khối hộp vuông vức, lành lặn mà bị xô lệch, đổ vỡ, thậm chí biến dạng. Những mối quan hệ đối thoại và đan kết lai tạp được thiết lập giữa nhân vật với nhân vật, nhân vật với
88 Nguyễn Thị Mơ – Cao học Văn K55
tác giả, tác giả với người đọc đã đem lại cho tiểu thuyết tính đa nghĩa, đa giọng.Tất cả những gì “đang biến chuyển và chưa định hình” đó đòi hỏi tiểu thuyết phải có một hình thức - kết cấu năng động, vượt ra khỏi mọi gò bó về giới hạn và khuôn mẫu. Không thể có một kiểu kết cấu chuẩn hay cố định nào cho mọi tiểu thuyết bởi mỗi kiểu kết cấu chỉ có ý nghĩa khi phục vụ cho việc biểu hiện một nội dung nhất định, từ đó thể hiện năng lực sáng tạo của nhà văn. Vì thế, Hồ Anh Thái đã thể hiện thành công những hình thức kết cấu phân mảnh, lắp ghép, bên cạnh đó là sự pha trộn các thể loại khác vào kết cấu tiểu thuyết: báo chí, âm nhạc, mỹ thuật, lịch sử, thơ ca, triết học, du ký, ký sự...Điều này nằm trong quỹ đạo chung của tiểu thuyết đương đại.