Ngôn ngữ đời thường

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái (Trang 89)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Ngôn ngữ đời thường

Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái trước hết rất gần gũi với đời sống hàng ngày, không bằng phẳng mà lổn nhổn một cách cố ý. Điều đó khiến cho

89 Nguyễn Thị Mơ – Cao học Văn K55

hiện thực trong các sáng tác của ông không phải là “cuộc sống ở trạng thái chưng cất giống như rượu cồn pha tinh dầu lúa nếp” [87, tr.360] mà bề bộn, ồn tạp như chính cuộc đời ngoài kia. Cùng với rất nhiều nhà văn đương đại khác, Hồ Anh Thái từ chối sự trong sáng, “sạch sẽ” của ngôn ngữ văn chương theo quan niệm truyền thống, nỗ lực tìm đến những cách thể hiện mới mẻ để chuyển tải thông tin đa chiều về cuộc sống và con người đương đại.

Đọc tiểu thuyết Hồ Anh Thái, người đọc được tiếp xúc với một hệ lời thông thường, bình dị, dân dã như chính cuộc sống hàng ngày, với những khẩu ngữ, tiếng lóng, tiếng nước ngoài phiên âm theo cách đọc của người bình dân, những kết hợp từ độc đáo...Nếu như ở Trong sương rồng hiện ra,

lớp ngôn ngữ gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của con người những năm 1987, 1867, vẫn giản dị chưa có sự xô bồ hỗn tạp thì đến Mười lẻ một đêm, Cõi người rung chuông tận thế và đặc biệt là SBC là săn bắt chuột, ngôn ngữ

đời thường đã trở nên phong phú, mang đậm phong cách khẩu ngữ của những con người đương đại. Xuất hiện trong Mười lẻ một đêm là ngôn ngữ đời thường, chứa đựng nhiều thông tin xã hội mang tính thời sự: ôkê, quá đơn giản, môbai, báibai haini, ní nuận ní sự, “Chuyện ấy ngày nay hơi bị dễ.

Khách sạn nhà nghỉ mọc lên như nấm. Điều kiện cho thuê hơi bị dễ”, “đời

nàng giai hơi bị sẵn”, bọn kiu kui choai choai, có chó mới hiểu, giá áo lên cao

giá quần tụt xuống, điện thoại để chế độ rung, quần để chế độ treo, xin nhau tí tiết, trang bị tận răng, rợn tóc gáy, nhẩn nha tỉ mỉ dần dà, dạt vòm, chơi bời cho nát nước nát cái, dăm bữa nửa tháng, “thằng nọ hai phai mà vẫn tăm tia

con kia”.Tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế viết về những vấn đề nổi cộm trong cuộc sống đương đại, Hồ Anh Thái không ngại đưa vào lớp từ mang tính thông tục và bình dân như: Khốn kiếp, con khốn nạn, tay lái lụa, con đường xù xì bao tải, lũ thanh niên choai choai, đàn bà ăn sương, đi đứt, cáo già, ôn con, ông bô bà bô, hớn hở tí tởn...hay những tiếng lóng như áo

90 Nguyễn Thị Mơ – Cao học Văn K55

mưa, dụng cụ bảo vệ, tất, thềm lụa địa, khiến cho ngôn ngữ không trau chuốt

trong “bầu không khí vô trùng” mà xù xì, gai góc, thô nhám...như chính cuộc sống nhiều góc khuất. Lớp ngôn ngữ đời sống được Hồ Anh Thái sử dụng nhuần nhuyễn, tự nhiên làm cho câu chuyện trở nên sống động, chân thực, gần gũi hơn với cái đương đại suồng sã. Đến SBC là săn bắt chuột ngôn ngữ đời sống đã xâm nhập với một tần suất cao..Nhiều câu khó quy về vị trí chuẩn, vượt ra khỏi quy tắc chuẩn mực về câu: “Trước đó, họ chưa có chàng nào để so sánh. Không so sánh được cho nên tưởng không ai có thể đem đến

cho Nàng như cảm giác Chàng mới đem đến. Nhớ quay nhớ quắt. Nghiện cay

nghiện quắt.Người ta gọi đấy là bùa mê thuốc lú” [86, tr.35]...Có nhiều thành ngữ, tục ngữ được sử dụng nguyên dạng, nhưng cũng có hiện tượng biến đổi thêm bớt thành tố:“Tại sao chỉ có bốn người bị mất trọng lượng vì nhòm mặt đại gia qua tấm kính quan tài. Chỉ có bốn.Bởi vì chính là bốn người trước đây

hai ngày đã tụ tập trong bệnh viện chờ moi lấy mấy câu. Cùng hội cùng

thuyền. Chung mưu chung kế chung quyền lợi” [86, tr.150] hay “Vùng quê ông vừa núi vừa biển. Đầu những năm 1980 rộ lên phong trào vượt biển đến

vùng đất hứa.Phần nhiều gặp sóng to gió cả, tàu đắm làm mồi cho cá” [86,

tr.126]. Đặc biệt, Hồ Anh Thái đã rất hay tạo ra một số kết cấu mới nhại theo lối mô phỏng kết cấu của thành ngữ, tục ngữ. Có thể liệt kê các kết hợp

như: chia loan rẽ phượng, chia uyên rẽ thuý, chia sim rẽ dế; Chàng đã nuôi

ong trong tay áo, nuôi cáo trong nhà, nuôi ma trong máy tính; Cưa đứt đục suốt, bước chân đi cấm kì trở lại... Một số lối nói vần vè, sáng chế nhại theo lời thơ, lời bài hát cũng được triệt để vận dụng. Đó là những câu thiên về giễu

nhại, hài hước: “Cô chủ trương thân này ví xẻ làm trăm được, sự nghiệp anh

hùng há bấy nhiêu. Thà rằng ở vậy nuôi thân béo mầm.Ở vậy và chơi xuân kẻo hết xuân đi.Bướm lượn rồi bướm ối a nó bay” [86, tr.21].Một số tổ hợp từ hoạt động tự do nhưng được phối hợp theo một quy tắc nhất định để tạo ra từ

91 Nguyễn Thị Mơ – Cao học Văn K55

mới: “Người đi viếng thì vô tư hồn nhiên gọi tắt là vô hồn”[86, tr.65], “Ngày

đầu tiên mưa to nước ngập, dân Hà Nội vẫn còn vô tư hồn nhiên, gọi là

hồn[86, tr.11], “Một ông chú thiếu sáng suốt, thậm chí dốt nát, lại vô tư duyên

dáng, gọi tắt là vô duyên” [86, tr.158]. Ngôn ngữ đời sống trong tiểu thuyết

Hồ Anh Thái dù đôi lúc được ông lạm dụng thái quá, khiến người đọc cảm thấy trúc trắc, khó chịu, song không thể phủ nhận những nỗ lực cách tân của ông trong việc tìm ra thứ ngôn ngữ phù hợp với hiện thực phản ánh. Bằng thứ ngôn ngữ bụi bặm, chợ búa, đường phố đầu thế kỉ XXI, Hồ Anh Thái đã kéo độc giả về gần với mình hơn. Những câu, những chữ mà ông sử dụng gần gũi tối đa với cuộc sống đương đại, nhiều câu trong tiểu thuyết của ông đã trở thành câu “cửa miệng” đang “thịnh hành” của nhiều người.

Ở tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi, một tác phẩm với đề tài tôn giáo, Hồ Anh Thái lại sử dụng khá nhiều biệt ngữ, sử dụng nguyên bản nhiều danh từ từ riêng: tên nhân vật: Budha, Savitri, Siddhatha, Rudrakhsha,Mukha,

Saglarama...và các địa danh: Lumbini, Kosala, Magadha, Videha, Licchavi, Moriya, Koliya, Vama, Jetavana, Kapilavathu, Nepal, Vajji...tất cả đều không (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được phiên âm từ tiếng Phạn sang Việt ngữ. Nếu như Phạm Thị Hoài sử dụng nhiều tiếng nước ngoài để khiêu khích độc giả và tỏ sự bất tín sâu sắc với khả năng biểu đạt của tiếng Việt trong việc diễn đạt các tư duy trừu tượng, Phạm Thị Hoài giành nhiều nỗ lực làm mới ngôn từ, gia tăng cho nó sự năng động, sức ôm chứa thông tin, phẩm chất dân chủ thì với Hồ Anh Thái là một thái độ tôn trọng lịch sử, tác giả muốn giữ nguyên một Ấn Độ linh thiêng và huyền bí, đồng thời tạo dựng được không khí cổ xưa cho tác phẩm. Người đọc được thưởng thức lịch sử và văn hóa Ấn với kiến thức về đạo Bà La Môn, kinh Veda, kinh Upanishad, Ramayana, Mahbarata, Kama Sutra, đạo Hinhdu,

kinh Vệ đà, đồng thời bổ sung tri thức về hệ thống thần linh: Ngọc Hoàng

Indra, Thần Mặt trời Surya, Thần Mặt trăng Soma, Thần Tình yêu Kama,

92 Nguyễn Thị Mơ – Cao học Văn K55

tác phẩm còn được bao trùm bởi bầu không khí tôn giáo đầy uy nghiêm với những câu thần chú: Om mani padme hum (Úm ma ni bát mê hồng), lời nguyện cầu: Om shanti, Om shanti, Omshanti (ôi bình yên, ôi bình yên, ôi

bình yên), Svaha, savaha, svaha (kính mừng, kính mừng, kính mừng)…cùng những biệt ngữ tôn giáo như: Hành hương, thánh địa, phật tử, sám hối, hiền

triết, giáo sĩ, ẩn sĩ, thần học, luân hồi, bất tử…tất cả đã làm cho chân dung

Ấn Độ hiên lên một cách chân thực, gần gũi, cổ kính, trang nghiêm.

Sử dụng ngôn ngữ đời sống, các biệt ngữ vào tiểu thuyết, Hồ Anh Thái không phải là nhà văn duy nhất, bên cạnh ông có rất nhiều nhà văn đương đại khác như Phạm Thị Hoài, Thuận, Nguyễn Việt Hà…Thuận là một trong số những nhà tiểu thuyết đương đại từ chối sự thuần khiết của ngôn ngữ. Đọc văn của tác giả này, người đọc sẽ vô cùng ngạc nhiên với những tiếng lóng, khẩu ngữ, cách kết hợp từ độc đáo…được cập nhật từ cuộc sống đương đại của một nhà văn định cư ở Pháp lâu năm. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái đã tạo nên sự phá cách, mới lạ, “vượt chuẩn” những quan niệm về ngôn ngữ văn chương truyền thống.Ngôn ngữ của ông “thật như đời”, lôi cuốn người đọc cùng hòa vào câu chuyện, thấy mình như người trong cuộc, cùng chia sẻ những cảm nhận và suy nghĩ với tác giả. Điều này cho thấy ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Anh Thái nói riêng, ngôn ngữ tiểu thuyết các nhà văn đương đại nói chung đang hòa vào dòng chảy cuộc sống, đáp ứng mong muốn, nhu cầu của độc giả văn chương đương đại. Chính ngôn ngữ đời thường này, là một nền tảng làm bật lên chất thơ – thứ đặc trưng quan trọng trong ngôn ngữ văn chương Hồ Anh Thái như một sự cân bằng lại, từ đó, ranh giới giữa thực - ảo trở nên mờ nhòe, mở rộng biên độ phản ánh và trường liên tưởng.

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái (Trang 89)